Nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh

Nhiễm trùng được hô hấp rất phổ biến ở ở các loài rùa cảnh khi chúng tiếp xúc với môi trường lạnh. Hoặc do điều kiện nước (ở những rùa thủy sinh) hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp thường do nấm, vi khuẩn hoặc virus xâm lấn. Cách chuẩn đoán và điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại vi trùng gây bệnh. Đó là lý do vì dao mà bạn cần bó một bác sĩ thú y (phải hiểu biết về bò sát) khám khi rùa bị nhiễm trùng hô hấp.

Nhiễm trùng hô hấp có thể nguy hiểm nếu như không được điều trị trong thời gian dài. Nó có thể là nguyên nhân cao gây tử vong. Các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp thường dễ nhận thấy. Ngay cả những người nuôi rùa không đủ chuyên môn cũng có thể nhận ra.

Nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa

Biểu hiện cho thấy rùa của bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp

  • Rùa sẽ cảm thấy mệt mỏi, lười di chuyển.
  • Chúng khó thở, thở khò khè và cũng vì thế mà miệng chúng sẽ mở ra thường xuyên hơn. Ngoài ra chúng có thể sẽ hay ngoi đầu lên khỏi mặt nước. Giữ người nổi trên mặt nước để thở. Nhất là với những loài rùa dành phần lớn thời gian chìm dưới nước, thì đây là một dấu hiệu nguy hiểm.
  • Có dấu hiệu sổ mũi, có chất nhầy tiết ra từ mũi rùa.
  • Có thể mắt sẽ bị sưng húp lên và nhắm tịt lại.
  • Thường thấy rùa hay hắt hơn, thở hổn hển.
  • Những con rùa nhút nhát, sẽ thường rụt đầu lại khi bạn đến gần. Nhưng nó bỏ qua sự xuất hiện của bạn. Thì khi kết hợp với một số biểu hiện khác, thì có lẽ tình trạng xấu nhất đã xảy ra với sức khỏe của chúng.
  • Rùa trưởng thành có biểu hiện ngủ ở khu vực phơi nắng. Thường là trên phiến đá hoặc khúc gỗ nơi bạn thiết lập sẵn đèn sưởi và đèn UV. Bởi vì thông thường rùa trưởng thành không bao giờ ngủ khi phơi năng. Nếu điều đó xảy ra, thì cơ thể chúng có thể có vấn đề.
  • Trong trường hợp xấu hơn, chúng có thể bơi một cách chậm chạp và khó nhọc.

Triệu chứng cuối cùng này là nguy hiểm nhất. Đặc biệt nếu nó kết hợp với những triệu chứng khác. Nếu bạn quan sát và thấy được điều này. Rất có thể rùa đang bị viêm phổi. Và một trong những lá phổi đã chứa đầy chất lỏng. Phổi bị tràn đầy dịch sẽ làm rùa mất cân bằng. Khả năng tử vong rất cao nếu bạn không mau chóng đưa rùa đến bác sĩ thú y.

Tại sao rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp?

Chỉ có bác sĩ thú y chuyên nghiệp (về bò sát) mới có thể chuẩn đoán chính xác được căm nguyên nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa. Bác sĩ sẽ quan sát khi rùa bơi, khi trong hầm. Tiến hành đo trọng lượng, sử dụng ống nghe kiểm tra phổi. Cuối cùng là thu thập một mẫu chất nhầy bằng bông và chuẩn đoán nó. Bằng cách này có thể tìm ra mầm bệnh nào gây ra bệnh.

Nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa

Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng  đường hô hấp ở rùa. Thông thường, vi khuẩn sẽ được tìm thấy trong khí quản, phổi cũng như trong mũi rùa. Các loại vi khuẩn phổ biến gây ra nhiễm trùng là Aeromonas và Pseudomonas. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm hoi thì nấm chính là thủ phạm.

Dưới đây là một số ảnh hưởng phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng đường hô hấp:

  • Không khí lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Môi trường nước lạnh lẽo hoặc nước trong bể bẩn.
  • Môi trường sống trong (cả trên cạn và dưới nước) ẩm thấp và bẩn tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi.
  • Rùa thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng,…

Các biện pháp khắc phục khi rùa cảnh bị nhiễm trùng đường hô hấp

Bạn không thể điều trị nhiễm trùng đường hô hấp cho rùa đúng cách tại nhà. Đơn giản vì bạn không có chuyên môn của bác sĩ thú y. Tuy nhiên, có một số cách thức mà bạn có thể làm. Với tác dụng là đóng vai trò sơ cứu kịp thời ban đầu. 

Đầu tiên, nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Vì vậy nếu có rùa bị bệnh này trong bể bạn cần phải tách ngay với những con khỏe mạnh cùng được nuôi khác. Đặt rùa bệnh vào một bể khác được thiết lập riêng biệt. Quan sát một vài ngày để theo dõi tình trạng trong một vài ngày trước khi đưa đến bác sĩ thú y.

Tapchibosat.com

Nếu có rùa bị bệnh này trong bể bạn cần phải tách ngay với những con khỏe mạnh cùng được nuôi

Giữ nhiệt độ nước tốt nhất là khoảng 28 đến 29.5 độ C. Ngoài ra đảm bảo các thông số nước đều ổn định. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng bộ kiểm tra chất lượng nước ngọt API. Nguyên bộ với giá khoảng 690 nghìn VNĐ hoặc bất cứ địa chỉ nào toàn quốc.

thuốc trị Nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa

Nếu có bất cứ một thông số nào mất cân bằng. Hãy điều chỉnh lại nước để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi chữa bệnh cho rùa. Đồng thời, đừng quên thay nước thường xuyên và rửa bể mỗi tuần.

Nhiệt độ phổ biến ở điểm phơi nắng cho rùa là khoảng 33 độ C. Bạn có thể tăng nhiệt độ đèn sưởi lên khoảng 35 độ C. Điều đó giúp ích cho hệ thống miễn dịch của rùa. NÓ cũng làm cho các chất nhầy trong đường hô hấp tan ra. Làm cho rùa không có cảm giác tắc nghẽn, chúng sẽ dễ thở hơn.

Điều quan trọng là giữ cho mũi và miệng của rùa sạch sẽ. Nếu có nước bọt hoặc chất này tiết ra thì hãy cố gắng lau bằng khăn ẩm và sạch. Hơn nữa, hãy đảm bảo một chế độ ăn uống phù hợp cho rùa. Với các thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết.

Thông thường, khi nuôi rùa hay được khuyến nghị đặt đèn UVB và đèn sưởi ở khu vực phơi nắng. Nhưng khi rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp thì bạn nên sử dụng đèn hồng ngoại. Đèn hồng ngoại sẽ hỗ trợ tăng nhiệt độ bên trong cơ thể rùa. Điều đó sẽ giúp chống lại vi khuẩn.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng phần nóng nhất trong bể không được ngoài phạm vi 93 – 95 độ. Hơn nữa, bạn nên thiết kế những khu vực mát hơn như một hầm bằng khúc gỗ. Để rùa có thể di chuyển vào đó trú ẩn khi cảm thấy trời quá nóng.

Cách tốt nhất là hãy sử dụng nhiệt kế bò sát để đo chính xác nhiệt độ. Khuyến nghị sử dụng nhiệt kế thủy sinh của Zoo Med với giá khoảng 150 nghìn VNĐ. Có điều đôi khi rùa sẽ không phơi mình trong khu vực bạn đặt đèn. Như vậy thì bạn có thể quan sát xem chúng có thói quen ngồi ở đâu. Rồi chuyển đèn sang khu vực đó.

Khi một con rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp, chúng sẽ thấy khó thở. Nếu có thể, nhỏ chai API điều chỉnh môi trường nước cho rùa sẽ rất hữu ích. Chai này phải đặt trên Amazon với giá khoảng từ 200 nghìn VNĐ. Hoặc cách khác là chà một ít dưỡng ẩm lên ngực con non nếu chúng thấy khó chịu vì lạnh. Có thể là dầu dưỡng ẩm Shell Oil với giá khoảng 90 nghìn VNĐ hoặc xịt giữ ẩm Zilla với giá khoảng 280 VNĐ.

Trong điều kiện tồi tệ nhất khi phát hiện rùa của bạn không thể bơi đúng cách. Thì tốt hơn là nên tạo một bể khô cạn. Và thiết lập đầy đủ các yếu tố cần thiết. Và chỉ ngâm rùa trong nước 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng nửa giờ.

Nếu rùa của bạn đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh. Những cách trên sẽ rất hiệu quả, có thể cải thiện được bệnh nhiều, Nhưng nếu bệnh đã nặng thì những phương thức trên chỉ có thể làm ức chế bệnh tạm thời mà không thể chữa khỏi. Bạn cần phải mang đến bác sĩ thú y có chuyên môn về bò sát để được điều trị đúng cách.

Làm thế nào để chữa dứt điểm nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh?

Dưới đây là một số phương thuốc có khả năng chữa dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Bởi thông thường bác sĩ sẽ xác nhận những mầm bệnh nào là nguyên nhân chính.

Từ đó sẽ kê toa các thuốc kháng sinh cần thiết. Và các thuốc khác như thuốc nhỏ hoặc tiêm. Một số loại kháng sinh phổ biến được sử dụng nhiều để điều trị nhiễm trùng hô hấp. Nếu bạn không có điều kiện tìm bác sĩ bò sát thì có thể sử dụng chúng. Bao gồm: Ciprofloxacin, Enrofloxacin, Ampicillin, Oxytetracycline,…Đó là những hướng dẫn chi tiết về cách điều trị nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa tại nhà. Căn bệnh này có thể nguy hiểm đến tính mạng của rùa nếu không chữa kịp thời. Và đây cũng là một loại bệnh dễ phòng không dễ chữa. Vì thế bạn cần cập nhật thông tin về loài rùa bạn đang nuôi trên Tạp chí bò sát. Để xác định được điều kiện nuôi nhốt lý tưởng nhất cho giống rùa cảnh của bạn.

Đọc thêm về bệnh thường gặp ở rùa để có thể phòng ngừa những bệnh khác.

4 bình luận về “Nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh”

Viết một bình luận