Bạn có thể sẽ thấy những con tắc kè như Tắc Kè Báo hay Tắc Kè Đuôi Mập có chiếc đuôi dày phần gốc. Nhưng nếu một ngày bạn thấy phần đuôi đó bị thu nhỏ lại. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bệnh teo đuôi ở tắc kè (đuôi gậy).
Tại sao chúng có phần đuôi lớn?
Tắc kè là một loài thằn lằn có cỡ nhỏ đến trung bình. Chúng cần ăn thường xuyên và có tỷ lệ trao đổi chất tương đối cao. Do kích thước nhỏ, chúng không thể di chuyển lâu mà không ăn. Trong khi đó, một loại thằn lằn lớn hơn, chẳng hạn như kỳ giông. Có thể bỏ bữa thường xuyên hơn do kích thước tương đối và quá trình trao đổi chất chậm hơn.
Tắc kè giống như hầu hết các loại thằn lằn khác, chúng lưu trữ chất béo trong đuôi của mình. Các loài thằn lằn như Tắc Kè Đuôi Mập và Tắc Kè Báo thường có cái đuôi dày ở gốc. Thật dễ để chúng lưu trữ chất béo ở đuôi. Và sử dụng chất béo đó để cung cấp dinh dưỡng trong những ngày lạnh hoặc bị bệnh. Đó là cơ chế tuyệt vời để chúng sống khỏe mạnh.
Nguyên nhân nào gây bệnh teo đuôi ở tắc kè?
Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở thằn lằn & tắc kè nuôi cảnh của tapchibosat.com
Tắc kè rất dễ mắc nhiều loại bệnh khiến chúng giảm cân và mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng bất kỳ hậu quả giảm cân mạnh, tiêu chảy hay chán ăn nào đều có thể gây teo đuôi.
Hiện nay, người ta tin rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh teo đuôi ở Tắc Kè Báo là do nhiễm một loại ký sinh trùng. Nó có tên là Cryptosporidiosis (Cryptosporidium varanae, trước đây là Cryptosporidium saurophilum). Các nguyên nhân phổ biến khác là do vi khuẩn nguyên sinh hoặc gram âm gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Ký sinh trùng Crypto là phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dẫn đến cảm giác mất ngon miệng, tiêu chảy và sụt cân.
Triệu chứng & dấu hiệu teo đuôi ở tắc kè
Giảm cân và thu nhỏ chất béo ở đuôi cho đến khi đuôi nhỏ hơn một chút so với lớp da bao phủ các đốt sống đuôi. Một số con tắc kè có thể sẽ có những đốm trằn trên gan. Mà điều này dường như có thể nhìn thấy qua da bụng.
Teo đuôi thường đi kèm với tiêu chảy, kém ăn hoặc chán ăn. Tắc kè sẽ thường xuyên ẩn nấp và dành thời gian nhiều ở những khu vực mát nhất trong bể. Bệnh này ảnh hưởng đến nhiều con tắc kè trong một chuồng. Thậm chí nhiều chuồng trong một khu vực nơi chúng sinh sản.

So sánh một con Tắc Kè Báo bình thường khỏe mạnh

Với một con tắc kè báo trưởng thành bị suy dinh dưỡng, dẫn đến teo đuôi
Khi nào cần gặp bác sĩ thú y?
Về mặt y học, đây là một trong những tình trạng phổ biến chúng ta thường thấy ở tắc kè. Còn được gọi là hội chứng đuôi gậy. Nói chung, đó là sự tích tụ của nhiều dấu hiệu khác nhau ở thằn lằn. Do không được điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng xấu cho cơ thể.
Những loài dễ mắc nguy cơ dính đuôi nhất là Tắc Kè Báo, Tắc Kè Mào và Tắc Kè Đuôi Mập. Mặc dù nhiều loài khác cũng có thể có dấu hiệu cơ bản của việc sụt cân.
Sở dĩ gọi bệnh này là bệnh đuôi gậy (hoặc đuôi que) là do sự teo lại của cơ thể khi mất chất béo. Với một cái đuôi có hình dạng giống như cây gậy. Điều quan trọng là bạn phải biết điều gì là BÌNH THƯỜNG đối với con thằn lằn bạn nuôi. Để có thể nhận biết sự BẤT THƯỜNG, nhờ đó mà phát hiện ra thay đổi của cơ thể. Và đó là lúc bạn cần tìm đến bác sĩ.
Chuẩn đoán bệnh teo đuôi ở tắc kè
Bạn cần mang đến bác sĩ thú y, hoặc ít nhất chụp ảnh con thằn lằn của bạn và nhờ chuyên gia tư vấn. Thông thường, các xét nghiệm ký sinh trùng sẽ phát ra nhiều vấn đề. Xem xét là động vật nguyên sinh, coccidia hay các loại ký sinh nào khá đang gây hại cho ruột.
Có thể bạn sẽ cần phải xét nghiệm PCR cho thằn lằn. Sẽ phát hiện được ra Cryptosporidium varanae. Nuôi cấy vi khuẩn từ lỗ huyệt cũng có thể tiết lộ nguyên nhân khác. Chẳng hạn như Salmonella hay bất cứ mầm bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nào khác. Tắc Kè Báo và Tắc Kè Đuôi Mập đủ trưởng thành sẽ có thể xét nghiệm máu. Để tìm ra các triệu chứng từ trong thận, gan hay các cơ quan khác.
Sẽ rất tốt nếu bạn có thể mang thằn lằn đến bác sĩ thú y trong vài tuần kể từ lúc mua. Và cố gắng kiểm tra hàng năm để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
Điều trị & phòng ngừa tại nhà khi tắc kè bị teo đuôi
Sau khi xét nghiệm và chuẩn đoán, bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị y tế. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số phương thức điều trị tại nhà cho bạn.
Điều trị y tế cho tắc kè bị teo đuôi
Bất kỳ loại thuốc hoặc phương thức điều trị nào đều phải phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của tắc kè.
Kháng sinh
Chẳng hạn, Paromomycin là một loại thuốc giúp kiểm soát nhiều trường hợp Cryptosporidium varanae. Và có thể được sử dụng tiếp như một phương pháp điều trị suốt đời. Metronidazole và ronidazole thường được kê toa khi bị tấn công bởi động vật nguyên sinh đường ruột. Hoặc bị một số căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Trimethoprim-sulfa, amikacin, enrofloxacin hoặc các loại kháng sinh khác có thể được kê toa khi nhiễm trùng bởi vi khuẩn gram âm.
Một số biện pháp khác để chữa trị bệnh teo đuôi cho tắc kè
Ruột của thằn lằn bị ảnh hưởng có thể do tổn thương, Hoặc do không hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng đúng cách. Bạn có thể ngâm tắc kè hàng ngày trong nước sâu đến cằm. Nhiệt độ chuồng có thể cần thiết trong việc hấp thụ nước ở tắc kè. Hoặc nó cũng có thể phải truyền dịch.
Bạn có thể tiếp thức ăn vào miệng tắc kè bằng ống xi-lanh dưới dạng thức ăn lỏng đủ dinh dưỡng. Để giúp con tắc kè của bạn lấy lại được cân nặng. Canxi lỏng có thể cũng cần thiết nếu tắc kè bị cường cận giáp thứ phát dinh dưỡng.

Điều quan trọng nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y. Để có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng của thằn lằn. Nếu không, bạn cứ luôn lãng phí thời gian cho phương pháp điều trị vô ích. Làm kéo dài bệnh tình của tắc kè và khiến những con bò sát khác cùng nuôi (nếu có) gặp nguy hiểm.
Phương pháp phòng ngừa bệnh teo đuôi ở tắc kè
Cách ly
Tắc kè đang bị bệnh nên được cách ly. Điều này cần thiết vì giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Và ngăn loại bỏ chúng khỏi nguy cơ cạnh tranh với những con bò sát cùng chuồng dẫn đến căng thẳng.
Nếu bệnh teo đuôi, sụt cân gây ra bởi nhiễm trùng và điều này đã được chuẩn đoán chính xác. Thì bất kỳ con tắc kè nào cùng chuồng hoặc đã tiếp xúc nên được cách ly. Từ đó sàng lọc mầm bệnh cụ thể.
Nếu như bạn mang đi xét nghiệm không phát hiện lây nhiễm. Và tắc kè khỏe mạnh duy trì tăng cân đều trong 45 ngày tới. Chúng có thể được coi là nguy cơ mang mầm bệnh thấp. Bất kỳ con tắc kè nào bị xét nghiệm dương tính nên được điều trị. Những con tắc kè bị giảm cân hoặc trông không khỏe nên được cách ly để xác định nguyên nhân cơ bản.
Kiểm dịch
Tất cả các con tắc kè mới đến cần được cách ly để ngăn chặn sự sinh sôi của Cryptosporidium, động vậy nguyên sinh đường ruột và các bệnh truyền nhiễm khác. Nếu không có ký sinh trùng nguy hiểm đáng kể thì có thể được đưa vào.
Nguyên tắc chung, một con tắc kè cần ăn uống tốt và tăng cân đều. Không mắc các bệnh truyền nhiễm và có vẻ khỏe mạnh. Điều này duy trì trong một tháng có thể thả ra khỏi khu vực cách ly.
Vệ sinh đúng cách
Bạn nên vứt vật liệu hữu cơ đi vì rất khó để khử trùng. Một hộp nhựa đựng đồ có thể được dùng làm nơi cách ly chữa bệnh đơn giản vì rất dễ lau chùi. Bạn có thể thiết lập với đáy khăn giấy, hộn ẩn nhựa, đựng thức ăn và nước bằng nhựa.
Chú ý làm sạch chuồng hàng ngày bằng cách loại bỏ chất thải ruột, thức ăn thừa. Cùng với da bị lột ra và các chất thải khác. Làm sạch sâu lồng và tất cả đồ đạc hàng tuần bằng nước xà phòng ấm. Sau đó ngâm trong 15 – 30 phút bằng chất khử trùng như thuốc tẩy clo pha loãng. Bạn đừng quên rửa sạch để không còn chất khử trùng trong lồng hay bất kỳ đồ vật nào.
Vệ sinh cho tắc kè bị nhiễm bệnh teo đuôi
Sau khi hoàn thành, bạn có thể tiến hành xử lý đến con tắc kè bị nhiễm bệnh Nhưng lưu ý là điều này chỉ thực hiện sau khi bạn đã hoàn thành tất cả những việc cần thiết nêu trên cho những loài bò sát bạn đang chăm sóc cùng.
Việc xử lý tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân bệnh. Nhưng nếu bị teo đuôi do Cryptosporidium. Bạn có thể sử dụng amoniac gia dụng với nồng độ cao (5 – 10% amoniac) để làm chất khử trùng. Không trộn lẫn amoniac với thuốc tẩy. Vì việc đó sẽ gây ra một loại khí làm tử vong nhanh chóng cho người và động vật.

Sự hồi phục thế nào còn do nguyên nhân gây bệnh cơ bản. Nếu chỉ nhiễm trùng đường tiêu hóa đơn giản do động vật nguyên sinh đường ruột. Thì việc điều trị thường rất dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng nếu có áp-xe hoặc u hạt xấu bên trong có thể dẫn đến nghiêm trọng hoặc thậm chí thúc đẩy tử vong.
Nếu một con tắc kè bị nhiễm Cryptosporidium varanae. Nó không có biểu hiện tăng cân, không mảy may muốn hoạt động hoặc không tự ăn trong vòng ba tuần điều trị. Vậy trì khả năng hồi phục của nó rất kém. Bạn cần phải cung cấp nhiều thông tin cho bác sĩ thú y. Sẽ gia tăng cơ hội khỏi bệnh hơn cho tắc kè của bạn.

Hầu hết các nguyên nhân gây teo đuôi không phải do bệnh động vật (zoonotic). Tuy nhiên Salmonella có thể chứa trong bò sát. Bạn phải cần xem xét kỹ lưỡng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Chẳng hạn như rửa tay bằng xà phòng ấm sau khi xử lý cho một con tắc kè bị bệnh.