Nấm ở ếch là một trong những triệu chứng thường gặp. Có thể dẫn đến tử vong cao và là một vấn đề rất khó để xử lý.
Tìm hiểu về nhiễm nấm ở ếch nuôi
Ếch là loài nhạy cảm với nấm nhất, vì da của chúng mỏng và dễ thấm. Như đã biết, ếch có thể gần như không hề uống nước. Mọi hoạt động hấp thụ nước hầu hết đều thực hiện qua da. Lớp da của ếch vừa giúp chúng thở, uống và trao đổi muối.
Nấm ăn trên da và trực tiếp làm hỏng da của ếch. Điều đó có nghĩa là con ếch sẽ không thể tự mình điều chỉnh trạng thái được, chỉ có dẫn đến cái chết. Một số nhà khoa học đã lấy các mẫu da từ Ếch Cây Bụng Trắng (Litoria caerulea). Nhằm xác định xem nấm gây hại đến chức năng da của ếch thế nào.
Qua đó, họ nhận thấy rằng phản ứng tự nhiên của con ếch để nỗ lực chống lại nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề hơn nữa. Ếch trút bỏ lớp da cũ của chúng để tìm mọi cách loại bỏ nấm ở ếch. Và quá trình này gọi là bong tróc – đó chỉ là một quá trình giúp chúng phôi khục chức năng da tạm thời. Nhưng đồng thời điều đó khiến da ếch mỏng và dễ thấm hơn. Khiến nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn.

Nấm có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến các động vật lưỡng cư. Có khoảng 200 loài đang bị suy giảm hoặc tuyệt chủng vì nấm. Dẫn đến mất mát lớn trong lịch sử đa dạng sinh học của tự nhiên.
Cách điều trị nấm phổ biến
Nhiều loại nấm gây bệnh cho ếch có thể khá khó phân biệt. Vì chúng đều tạo ra những dấu hiệu lâm sàng tương tự nhau. Bao gồm trông ếch lờ đờ và bị loét da. Một số loại nấm ở ếch có thể xác định được thông qua việc cạo lớp da để kiểm tra. Trong khi đó một số khác phải dùng phương pháp nuôi cấy, mô học hoặc một loại chất đặc biệt.
Phương pháp điều trị thông thường là vệ sinh sạch sẽ. Và sử dụng các thuốc chống nấm tại vị trí nhất định hoặc toàn thân (như itraconazole). Các loại thuốc chống nấm khác như fluconazole cũng có thể có hiệu quả chữa trị.
Các loại bệnh nấm ở ếch phổ biến
Nấm ở ếch có rất nhiều loại khác nhau, nhưng có một số loại nấm phổ biến nhất. Những loại nấm thường thấy này bạn cần phải nắm rõ để có những phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh Chytrid ở ếch nuôi
Chytridiomycosis là một bệnh truyền nhiễm do một loại nấm gây ra. Đây dường như là yếu tố chính tác động gây suy giảm các loài lưỡng cư nghiêm trọng trên thế giới. Cũng gây suy giảm mạnh ở các loài nhiệt đới.
Loại nấm gây ra bệnh này thường được gọi là nấm chytrid. Có khả năng giết chết tất cả các cá thể trong một quần thể. Khiến cho nhiều loài ếch trên thế giới tuyệt chủng. Nhất là những loài ếch ở Úc, Caribbean và Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Người ta cho rằng, nó ảnh hưởng đến các mô da động vật. Gây ra vấn đề về hoạt động hô hấp và hấp thu nước. Vì nấm chỉ ảnh hưởng đến các mô keratin hóa nên sẽ không gây tử vong cho nòng nọc. Nòng nọc chỉ có keratin trong miệng, dó đó chúng sẽ giữ mầm bệnh mãi cho đến khi biến thái.

Dấu hiệu Chytrid
Loại nấm ở ếch này gây ra sự biến đổi sắc tố da, bong tróc, gián đoạn sự thẩm thấu, rồi gián đoạn sự điện giải và cuối cùng là ngừng tim. Trừ một số loài lưỡng cư như Ếch Ương Beo (Rana catesbeiana) hay Ếch Móng Vuốt Châu Phi (Xenopus laevis). Thường chỉ là nguồn dự trữ bệnh chứ không nhạy cảm với loại nấm này.
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh gồm tư thế bất thường, chán ăn, thờ ơ, mất nước, tăng huyết áp, lột da quá nhiều, thu nhỏ đồng tử và thất điều. Tuy nhiên, có thể những con ếch bị bệnh sẽ chết mà không có bất cứ nguyên nhân tử vong rõ ràng nào.
Những con nòng nọc đóng vai trò là nguồn dự trữ bệnh nên không chết ở giai đoạn nòng nọc. Tuy nhiên, chúng có thể sẽ chết sau khi biến thái. Nấm này có thể lây nhiễm đến các con nòng nọc khác. Và dễ dẫn đến một lượng lớn cóc và ếch tử vong sau khi biến thái.
Điều trị Chytrid
Cách điều trị ở giai đoạn ban đầu là điều chỉnh lại môi trường sống, bao gồm vệ sinh và độ ẩm cũng như nhiệt độ thích hợp. Cùng với đó có thể sử dụng itraconazole 0.01% (tắm trong 5 phút mỗi ngày, trong vòng 10 – 11 ngày). Nếu dùng terbinafine 0.01% thêm bicarbonate (Ph 7.2 – 7.4) để tắm 5 phút mỗi ngày trong 5 ngày cũng có thể có hiệu quả.
Tùy theo từng loài, việc tăng nhiệt độ lên trên 23 độ C cũng giúp ngăn chặn sự lây nhiễm. Trong quá trình sử dụng thuốc loại bỏ nấm ở ếch Chytrid để tắm. Thuốc kháng nấm cho toàn thân sẽ không có hiệu quả điều trị.
Sán lá gan (Saprolegniasis)
Bệnh sán lá gan ở loài lưỡng cư là một bệnh nhiễm trùng da do nhiều loại nấm mốc gây ra. Saprolegniasis thường nhìn thấy ở hai dạng. Một là dạng cục bộ, chỉ thấy những mảng nhiễm trùng nhỏ. Hai là dạng tổng quát ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Cả hai hình thức đều gây ra bệnh nghiêm trọng. Điều này đe dọa tính mạng bằng cách gây ra các vết nứt trên da dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn thứ cấp. Bệnh này được tìm thấy ở cả ếch trưởng thành và nòng nọc. Nòng nọc thường hay bị nhiễm trùng lỗ thở (ống thở). Dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp và gây tử vong.
Dấu hiệu sán lá gan
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sán lá gan thường thấy là những búi nhỏ trên da của ếch dưới nước. Búi trông nhữ bông màu trắng, xám, nâu hoặc xanh lá. Chúng được gọi là thảm nấm, chẳng khác gì những sợi chỉ rối. Với những loại ếch trên cạn thường thấy có một lớp chất nhờn màu trắng tới xám xỉn. Bạn sẽ thấy chảy máu khi chạm vào hoặc hơi cào.

Thảm nấm màu trắng cho thấy rằng ếch mới bị nhiễm trùng mà thôi. Trong khi đó nếu thảm nấm màu xám hoặc nâu hay xanh lá. Thì có nghĩa là có thể đã bị nhiễm trùng hơn 1 hoặc vài ngày rồi. Lúc đó da dưới thảm nấm thường bị loét và có thể kéo xuống tới xương.
Sẽ có một số nốt phát ban đỏ hoặc đổi màu, gọi là mảng đỏ tự hoại. Có thể bạn sẽ bắt gặp những nốt này ở các khu vực nhạt màu ở cơ thể. Chẳng hạn như bụng hay mặt dưới của đùi. Các dấu hiệu khác kèm theo có thể là thờ ơ, giảm cân, há miệng, nôn mửa và chán ăn.
Nếu bạn không chắc chắn về bệnh, bạn có thể sẽ phải nhờ đến bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ thực hiện cạo da và nhìn dưới kính hiển vi. Để tìm ra các tác nhân gây ra hoại tử.
Nguyên do gây bệnh
Bất cứ loài ếch nào cũng có nguy cơ bị nhiễm loại nấm này. Tuy nhiên, dường như các loài sống dưới nước hoàn toàn (như Ếch Móng Vuốt Châu Phi) dễ bị nhiễm Saprolegniasis hơn. Có một số yếu tố nguy cơ hoặc tác động do điều kiện nuôi nhốt gây nên bệnh này bao gồm:
- Những con ếch nuôi trong phạm vi nhiệt độ dướii 20 độ C.
- Do ma sát từ các vết thương trên da của con ếch khác, từ trên đá hoặc các vật sắc nhọn trong chuồng.
- Do tăng vọt amoniac trong nước, chất khử trùng, xà phòng hay chất tẩy rửa.
- Suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt vitamin A.
Cách xử lý
Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng mà có những cách xử lý khác nhau. Thông thường, có thể tăng nhiệt độ nước lên trên 20 độ C. Có điều một số loài lưỡng cư có thể sẽ không chịu được nhiệt độ ấm hơn.
Đối với nhiễm trùng cục bộ hoặc loang lổ vài chỗ. Có thể mang đến bác sĩ thú y để nhẹ nhàng kéo những thảm nấm ra. Và bôi thuốc ngay tại những vết thương.
Trong trường hợp nhiễm trùng tổng quát hơn ảnh hưởng đến hầu hết da. Có thể ngâm ếch trong bồn tắm với thuốc chống nấm như itraconazole hoặc nước muối y tế. Duy trì ngâm mỗi ngày trong khoảng từ 5 – 60 phút.
Ngăn ngừa
Ngoài tăng nhiệt độ nước, thì chất lượng nước là điều rất quan trọng khi đối phó với bệnh. Để đạt được chất lượng nước tốt nhất, những chủ sở hữu ếch sống dưới nước phải kiểm tra kỹ lưỡng. Khuyến nghị sử dụng những bộ dụng cụ thử nước như bộ kit API.
Đồng thời, duy trì theo dõi chất lượng nước thường xuyên. Nhất là về nhiệt độ, độ PH và amoniac. Các xét nghiệm bổ sung như nitrit, nitrat và độ cứng, độ kiềm cũng có thể hữu ích. Việc amoniac tăng mạnh và nhiệt độ giảm mạnh có thể dẫn đến sự bùng nổ bệnh sán lá gan.
Nấm hạt màu
Nấm hạt màu gây ra bởi những loại nấm sắc tố hoặc đen của một số chi. Ví dụ như Cladosporium , Fonsecaea , Phialophora , Ochroconis , Rhinocladosporium và Wangiella. Những loại nấm này có thể được tìm thấy trong các chất hữu cơ. Như các lớp phân nền hay thực vật bị phân hủy.

Bệnh có thể để lại một số vết thương hoặc lan ra khắp toàn thân. Với các dấu hiệu kèm theo là chán ăn, giảm cân, tổn thương da, loét u hạt, rối loạn khoang cơ thể và bệnh thần kinh. Việc chuẩn đoán chính xác nhất thường chỉ có thể thực hiện sau khi ếch chết. Bằng cách tìm kiếm những u hạt thường thấy nhất, với các tế bào nấm sắc tố và sợi nấm.
Nếu bạn nghi ngờ ếch bị nhiễm nấm hạt màu. Bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng 10 mg itraconazole trong 30 ngày.
Nấm sâu (Zyeimycosis)
Nấm Zyeimycosis gây ra bởi những loại nấm thuộc nhóm Zyeimycetes (Mucor spp, Basidiobolus sp và Rhizopus spp). Ảnh hưởng đến cả quần thể hoang dã lẫn nuôi nhốt của các bộ không đuôi. Dấu hiệu lâm sàng thường là lờ đờ, chứng đa tiêu, có thấy sự phát triển của nấm trên bụng.
Bệnh này tiến triển rất nhanh và dẫn đến tử vong trong vòng 2 tuần. Zyeimycetes được tìm thấy trong môi trường sống. Đặc biệt là nơi ở có những vật chất bị phân huỷ. Không có báo cáo nào cho thấy có ca điều trị thành công. Nhưng có thể sử dụng những loại thuốc chống nấm phổ biến để ngăn ngừa.

Phía trên là một số loại nấm phổ biến và cách chữa trị hoặc phòng ngừa cơ bản nhất.Nhìn chung, điều kiện để nấm sinh sôi đó chính là môi trường sống quá bẩn. Chính vì thế các chủ sở hữu cần phải dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên. Điều này rất quan trọng với những loài vật có da nhạy cảm như ếch.
1 bình luận về “Bệnh do nấm ở ếch nuôi”