Với những người không hiểu biết, dường như việc một con thằn lằn bị đứt đuôi của nó có thể là một việc rất đáng sợ. Tuy nhiên, giống như ma thuật vậy, hầu hết các loài thằn lằn có thể mọc lại đuôi của chúng. Nhưng vấn đề là, tại sao chúng bị đứt đuôi? Và làm thế nào để bạn đối phó với vấn đề này. Nhằm giữ cho thú cảnh của bạn khỏe mạnh trong tình huống đó!
Tìm hiểu về việc thằn lằn bị đứt đuôi
Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở thằn lằn & tắc kè nuôi cảnh của tapchibosat.com
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy cái đuôi bị thả ra khi bạn cố nắm lấy con thằn lằn của mình bằng đuôi. Hoặc bạn giữ nó quá chặt làm nó nảy sinh ý định cố gắng trốn thoát. Cái đuôi tách ra sẽ ngọ nguậy và co giật trên mặt đất. Cứ như thể nó vẫn còn kết nối với cơ thể thằn lằn.
Điều này có thể gây sốc, nhưng bạn đừng hoảng sợ!
Mất một bộ phận cơ thể nào đó là một cơ chế tự vệ gọi là “tự vứt bỏ” (autotomy) mà nhiều loài động vật sử dụng. Đuôi thằn lằn có cấu tạo rất đặc biệt để chúng có thể tự thả ra. Bên trong đuôi là mô liên kết đặc biệt. Nhằm tạo ra một mấu nối mà chúng có thể dễ dàng phá vỡ khi cần thiết.
Khi điều này xảy ra, mạch máu dẫn đến đuôi dường như co lại. Chính vì thế mà chúng mất rất ít máu. Điều này rất hữu ích trong việc bạn xác định được thằn lằn đứt đuôi do TỰ VỆ hay CHẤN THƯƠNG. Rất rõ ràng, chúng sẽ mất rất ít máu khi đuôi tự rời ra.

Tại sao thằn lằn đứt đuôi?
Mặc dù đó là một quá trình tự nhiên, nhưng dù thế, việc bị đứt đuôi cũng sẽ gây căng thẳng cho thằn lằn và ảnh hưởng đến sức khỏe của nó. Điều quan trọng là bạn cần phải xem xét tình huống dẫn đến đứt đuôi. Để bạn có thể tránh được những vấn đề này trong tương lai.
Chúng đang ứng phó với các mối đe dọa
Thằn lằn bị đứt đuôi phần lớn là do chúng phòng thủ. Nhiều con thằn lằn dùng cách này để trốn thoát khỏi những kẻ săn mồi. Khi những chiến lược khác như chạy trốn hoặc đơ cứng người đều không hiệu quả.
Việc đứt đuôi còn giúp thằn lằn trốn thoát khi kẻ săn mồi đang cố gắng bắt loặc giữ lấy đuôi của chúng. Một nghiên cứu về việc thả đuôi của thằn lằn ở Hy Lạp cho hay. Khi rắn cắn vào đuôi của thằn lằn, nó đá nhả đuôi ra. Và bằng cách nào đó, nọc độc đã không thể xâm nhập vào cơ thể thằn lằn.

Những con thằn lằn sống trong điều kiện nuôi nhốt thường khá an toàn. Tuy nhiên, có thể những con thằn lằn khác trong một nhóm bắt nạt một cá thể. Việc này rất dễ phát sinh cơ chế tự vệ này. Nếu bạn có nhiều hơn 1 con thằn lằn trong một chuồng. Vậy thì bạn nên tách những con có nguy cơ trở thành nạn nhân ra trước khi chúng bị mất đuôi.
Đuôi của chúng bị mắc kẹt
Có thể đuôi của con thằn lằn bị chấn thương hoặc mắc kẹt bởi thứ gì đó trong chuồng nuôi. Bất cứ khi nào bạn thiết lập một chuồng nuôi mới. Hãy cố gắng tránh những nơi chật chội có bất kỳ vật nào rơi vào con thằn lằn. Hoặc là những vật có thể nguy hiểm cho chúng.
Căng thẳng và sợ hãi
Cả căng thẳng và sợ hãi đều có thể đi kèm với cảm giác bị đe dọa hay bắt nạt. Những tiếng động lớn, đèn sáng chói. Hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác gây kích thích, giật mình. Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con thằn lằn bạn nuôi. Và có khả năng dẫn đến việc thả đuôi ra.
Bệnh tật hoặc nhiễm trùng
Nếu không có nguyên nhân nào khác khiến chúng thả đuôi trong số nguyên nhân nêu trên. Vậy thì có thể là do bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Cho dù có là nhiễm trùng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đuôi. Hay là một căn bệnh nào khác gây ra căng thẳng.
Tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ thú y. Trong trường hợp không phỏng đoán được nguyên nhân khiến thằn lằn bị đứt đuôi.
Ảnh hưởng của việc bị đứt đuôi đối với thằn lằn
Về mặt sống còn, đứt đuôi đem lại lợi ích quá rõ ràng. Nhưng ảnh hưởng của đứt đuôi có thể làm giảm phần nào thể lực của chúng. Thằn lằn sau khi đứt đuôi sẽ dễ bị tấn công hơn một con thằn lằn có đuôi.
Có điều, một số loài thằn lằn sẽ bù đắp việc này thông qua một số thay đổi trong hành vi. Chẳng hạn như âm thầm tự vệ, giảm mức độ hoạt động. Hay hạn chế lại môi trường sống hoặc lựa chọn khoảng cách chạy nạn ngắn hơn.
Nhưng một trong số những điểm tốt dễ thấy ở một con thằn lằn bị đứt đuôi. Đó là sự nhanh nhẹn và khả năng vận động.
Ở một số loài thằn lằn, việc đứt đuôi gây ra giảm tốc độ chạy nước rút. Như Kỳ Nhông Sa Mạc, Thằn Lằn Không Tai Lớn, Thằn Lằn Sáu Sọc.
Tuy nhiên, một số loài khác đứt đuôi sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ. Chẳng hạn như những loài thằn lằn có hai chân như Dực Long (Pterosauria) hay Khủng Long (Dinosaurs). Và thậm chí làm tăng khả năng vận động như các loại Thằn Lằn Leo Tường (Podarcis Muralis) phổ biến.
Mặc dù một con thằn lằn có thể tự hồi phục đuôi. Thế nhưng phần đuôi mới sẽ trông không giống phần đuôi cũ. Đuôi mới thường ngắn hơn, có màu khác so với màu đuôi ban đầu. Hơn nữa lại ảnh hưởng đến vị thế xã hội của chúng trong một tập thể. Chúng không chạy nhanh như trước, cũng khó hấp dẫn được “bạn khác giới”.

Có phải tất cả thằn lằn đều bị đứt đuôi?
Hầu hết là thế, tuy nhiên, không phải tất cả thằn lằn đều có khả năng “thả” đuôi của chúng. Theo Margaret Wissman, chuyên gia về các loài gia cầm và các con thú kỳ lạ. Thì các loài bò sát như Cự Đà Xanh và Rồng Râu sẽ thả và mọc lại đuôi của chúng. Trong khi những con khác như Tắc Kè Mào có thể bị đứt đuôi nhưng sẽ không hồi sinh.
Cách xử lý khi thằn lằn bị đứt đuôi
Thông thường, thằn lằn sẽ tự mình đối phó với việc mất đuôi. Nhưng dù thế thì bạn cũng cần làm một vài việc để đảm bảo quá trình mất và tái sinh đuôi diễn ra suôn sẻ.

Chuyển đổi chất nền sang khăn giấy
Khi thằn lằn bị đứt đuôi, hãy sử dụng khăn giấy làm nền thay vì chất nền. Những chất nền viên tơi xốp có thể sẽ đi vào cơ thể thông qua điểm đứt đuôi. Do đó mà dẫn đến nhiễm trùng.
Chính vì thế, nên việc sử dụng lót nền bằng khăn giấy cho đến khi đuôi mọc lại. Có thể giúp giữ cho khu vực bị thương này sạch sẽ. Đừng quên thay lớp khăn giấy bên dưới thường xuyên.
Theo dõi con thằn lằn của bạn
Hãy cách ly con thằn lằn bị đứt đuôi khỏi những con thằn lằn khác. Những con thằn lằn khác có thể sẽ quấy rầy khi con thằn lằn kia đứt đuôi. Quan sát khu vực bị đứt để phát hiện nhiễm trùng sớm nhất. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y nếu có bất kỳ dấu hiệu sưng đỏ hoặc tiết chất gì ở khu vực đó.
Bên cạnh đó. đánh giá nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Để đảm bảo các điều kiện trong chuồng đạt mức lý tưởng nhất. Đứt đuôi và mọc lại đuôi là quá trình gây căng thẳng đối với một con tắc kè. Và bạn sẽ muốn đảm bảo chuồng nuôi của nó thoải mái nhất có thể trong quá trình chữa bệnh.
Chú ý khi cho ăn
Cố gắng để cho con thằn lằn ăn uống thật tốt. Sau khi mất đuôi, bạn có thể tăng lượng thức ăn bạn thường cho con thằn lằn ăn. Vì việc căng thẳng do đứt đuôi có thể làm cạn kiệt lượng mỡ dự trữ.
Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng bất kỳ con dế hay con mồi nào khác cần được xử lý sau khi cho ăn trong vòng 15 phút. Đừng để con thằn lằn của bạn dây ra khỏi bể. Vỏ của những loại côn trùng giáp xác này có thể sẽ găm vào vết thương ở đuôi thằn lằn.
Làm thế nào để ngăn ngừa đứt đuôi ở thằn lằn
Có một vài điều mà bạn có thể thực hiện để ngăn con thằn lằn đứt đuôi.
- Duy trì một môi trường lý tưởng. Đảm bảo chuồng tắc kè của bạn được điều chỉnh. Cung cấp nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lý tưởng. Giữ một lịch trình làm sạch thường xuyên. Và tránh các đồ vật trong chuồng nuôi có thể làm tổn thương con thằn lằn của bạn.
- Nên nuôi riêng biệt, Nếu bạn nuôi nhiều con thằn lằn một lúc. Bạn có thể tách ra làm nhiều bể hoặc dùng loại bể có vách ngăn. Điều này càng cần khi bạn nhận thấy ít nhất một con trong đó cực kỳ hung hăng.

Ngay cả trong điều kiện lý tưởng và việc xử lý thích hợp. Bạn cũng khó lòng kiểm soát hoàn toàn. Luôn có nguy cơ khiến thằn lằn tự thả đuôi. Quan trọng nhất là bạn cần phải có biện pháp xử lý thích đáng khi thằn lằn bị mất đuôi.
2 bình luận về “Làm thế nào khi thằn lằn bị đứt đuôi?”