Con Rồng bạn nuôi một ngày nào đó đột nhiên hung hăng cào lên bể kính. Chúng thờ ơ, chán ăn, xuất hiện những những nốt đen kỳ lạ ở bụng và nhiều nơi khác. Đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng. Nếu bạn không “bắt đúng bệnh”, bạn không thể có biện pháp chữa trị đúng cách được.
Căng thẳng ở thằn lằn là điều có thể xảy ra, và theo nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau. Rồng bị căng thẳng có thể sẽ có những hành động khác nhau. Vì vậy, làm thế nào để biết con Rồng của bạn bị căng thẳng? Cũng như làm thế nào để xoa dịu điều đó? Tất cả sẽ có trong bài viết này!

Điều gì khiến Rồng bị căng thẳng?
Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở thằn lằn & tắc kè nuôi cảnh của tapchibosat.com
Xin lưu ý rằng, sự căng thẳng ở những con Rồng Râu bạn nuôi là kết quả của nhiều vấn đề. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc biến chứng khác. Bởi vì căng thẳng dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch của Rồng. Nên nếu bạn nghi ngờ về điều này, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân!
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến căng thẳng ở Rồng Râu:
- Tiếng ồn lớn, đặc biệt là khi không có phòng chăm sóc riêng cũng không có lồng khi nuôi trong nhà.
- Có người lạ đến gần chuồng của chúng.
- vệ sinh hay xử lý cho chúng quá nhiều, đặc biệt là ở đầu.
- Có vật nuôi khác hay bị con khác trong chuồng bắt nạt.
- Nhiệt độ trong bể rất thấp hoặc rất cao.
- Độ ẩm cao.
- Không có thức ăn, hoặc cho ăn thức ăn không phù hợp.
- Bể quá nhỏ.
- Đổi lồng và thay đồ trang trí mới.
- Nơi ở (lồng) bị di chuyển.
- Môi trường sống xung quanh thay đổi quá thường xuyên (nhiều hơn 1 lần trong 3 tháng)
- Ánh sáng trong bể hoặc trong phòng quá chói.
- Có người đập vào kính.
- Giáp xác của côn trùng (chủ yếu là dế) ở trong bể quá lâu.
- Sự nhàm chán hoặc chủ sở hữu thiếu quan tâm.
- Bể bẩn – nhất là những con Rồng có Râu thì chuồng của chúng phải gọn gàng.
- Có thể chúng đã thấy những con Rồng hoặc con động vật có râu khác qua kính.
Làm thế nào để biết nếu con Rồng bị căng thẳng?
Con Rồng bạn nuôi bị căng thẳng sẽ có một số biểu hiện vô cùng rõ ràng. Nhưng nếu chủ sở hữu không để tâm đến. Thì tình hình sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Bạn cần phải nắm được một số dấu hiệu sau đây.
Dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng #1: Từ chối ăn uống
Nếu con Rồng bạn nuôi bị căng thẳng, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của nó. Tùy thuộc vào nguồn gốc của sự căng thẳng. Con Rồng của bạn có thể có một số vấn đề sức khỏe khiến nó không muốn ăn. Chẳng hạn như ký sinh trùng, nhiễm nấm, khó tiêu và nhiều hơn nữa.
Các vấn đề khác có thể sẽ khiến Rồng của bạn không ăn được (vấn đề bên ngoài). Ví dụ, nhiệt độ trong bể thấp sẽ gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn đúng cách. Dẫn đến táo bón, khó tiêu. Tất cả điều này cũng gây ra căng thẳng và các vấn đề khác trong tương lai. Nếu bạn không điều chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, lưu ý rằng Rồng của bạn cũng có thể từ chối thức ăn vì không thích mùi vị. Hay chúng kén ăn hoặc đã chán các loại thực phẩm tương tự. Rồng Râu rất kén chọn những gì chúng thích. Và bạn cần đa dạng hóa chế độ ăn uống cho chúng.
Hơn thế nữa, bạn nên bắt đầu cung cấp rau xanh cho Rồng Râu càng sớm càng tốt. Nếu chỉ cho ăn côn trùng, chúng sẽ trở thành một vật nuôi kén chọn.
Dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng #2: Hành vi hung hăng
Nếu con Rồng Râu của bạn bị căng thẳng vì một cái gì đó hay ai đó làm phiền nó. Nó có thể trở nên hung dữ. Có những con Rồng sợ vật nuôi khác, người lạ, chuyển động hoặc âm thanh đột ngột. Hoặc một con Rồng Râu đực gặp một con đực khác. Chúng sẽ cố gắng chiến đấu, thường hay mở miệng trực chờ cắn lẫn nhau.

Nếu bạn vừa mới mang một con Rồng mới về. Hãy để nó trong bể từ 1 – 2 tuần mà không tương tác gì cả. Đừng làm phiền nó, cũng đừng vệ sinh và đừng để vật nuôi khác tiến lại gần. Bạn chỉ có thể tiếp cận để cung cấp thức ăn, thay nước và làm sạch bể.
Sau một tuần, bạn mới bắt đầu cho ăn bằng tay. Và có thể vuốt ve chúng, nhưng sau khi nó ổn định thì bạn mới bắt đầu vệ sinh hay xử lý.
Dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng #3: Thờ ơ
Nếu con Rồng Râu của bạn hành động lờ đờ và không di chuyển nhiều. Thì rất có khả năng là nó bị căng thẳng. Điều này có thể là do thiết lập trong bể sai (ánh sáng, nhiệt độ hoặc độ ẩm sai). Hay chế độ ăn uống sai, chúng bị mất nước, bệnh tật và nhiều hơn nữa.
Vui lòng theo dõi những bài viết về bệnh tật ở thằn lằn nói chung và Rồng Râu nói riêng trên Tạp Chí Bò Sát. Và tự đặt ra các nghi vấn cũng như bắt đầu tiến hành tìm hiểu và xử lý vấn đề.
Dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng #4: Cào hoặc vuốt kính
Một con Rồng Râu cào vào kính, điều này trông có vẻ vui nhộn, nhưng đó có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng. Rồng cào vào kính động tác như mái chèo để nhằm muốn trốn thoát ra ngoài.
Trong một số trường hợp, chủ sở hữu có thể sẽ biết con Rồng của mình đang muốn ra ngoài. Nếu như đó là điều xảy ra thường xuyên. Chẳng hạn như bạn hay đưa con Rồng ra ngoài chơi. Nên nó cào tường kính để đòi ra ngoài khi nó buồn chán.
Nhưng nếu không phải vì điều này, thì có thể là do nhiệt độ cao chẳng hạn. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ trong bể (cả điểm nóng nhất và mát nhất). Nếu con Rồng Râu của bạn đang cào hoặc chạy xung, rất có thể nó đang nóng.
Đèn rất sáng, khiến chúng thấy sự phản chiếu của chính mình trên đó cũng có thể gây ra phản ứng này. Hay nếu con Rồng Râu của bạn đang có con, có thể đó là dấu hiệu chuẩn bị đẻ trứng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lý do và cách xử lý khi con Rồng cào kính trong bài viết này.

Dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng #5: Có các ‘dấu căng thẳng’ hoặc chuyển đen
COn Rồng Râu của bạn có thể có những ‘dấu căng thẳng’ nếu nó bị stress. Những dấu này có thể là những đường oval. Bạn có thể tìm thấy các dấu này hầu hết ở trên bụng. Nhưng cũng có thể ở trên các chi hay râu.

Bụng con Rồng trong trạng thái bình thường

Bụng của Rồng Râu với những dấu căng thẳng
Nếu con xuất hiện những dấu căng thẳng. Vậy thì rất có khả năng là do thiết lập sai (đèn, nhiệt độ, độ ẩm). Hoặc kích thước bể, chế độ ăn, bạn cùng bể hay nhiều lý do khác bên ngoài. Những dấu này chỉ mất đi khi nào bạn điều chỉnh lại khiến chúng yên tâm.
Một số con Rồng sẽ có những dấu căng thẳng vào buổi sáng, sau đó biến mất. Trong trường hợp này, điều đó xảy ra là do chuyển tiếp nhiệt độ giữa ngày và đêm. Rồng Râu trở nên tối hơn để hấp thu nhiệt nhiều hơn sau đêm.
Tuy nhiên, những dấu căng thẳng này cũng có thể xuất hiện ở Rồng Râu mà không có lý do. Nếu những dấu này không biến khi nó còn trẻ. Thì chúng sẽ mất dần theo tuổi tác. Nhưng nếu một con trưởng thành mà đột nhiên phát triển những dấu này. Hãy luôn nghĩ lý do tại sao và tìm cách giải quyết bất kỳ vấn đề nào (nếu có).
Dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng #6: Không phơi nắng
Để giữ sức khỏe, những con Rồng Râu sẽ cần phải phơi nắng (sưởi) hàng ngày. Phơi nắng giúp Rồng Râu của bạn giữ ấm. Cũng như phát triển và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Để tiêu hóa tốt và chống lại sự nhiễm trùng.
Nếu con Rồng Râu của bạn không phơi nắng, có thể chúng cảm thấy không thoải mái. Cũng có thể là do điểm sưởi không đủ nóng. Hoặc ánh sáng quá chói nên chúng tránh khu vực đó. Hãy tìm mọi lý do có thể và thay đổi nếu như cần thiết. Rồng Râu của bạn cũng có khả năng bị bệnh nên chưa sẵn sàng phơi nắng.
Dấu hiệu cho thấy Rồng bị căng thẳng #7: Ẩn nấp
Nếu con Rồng Râu của bạn đang ẩn nấp nhiều, thì rất có thể nó đang bị căng thẳng. Nó có thể ẩn nấp dp sợ bạn tình của nó. Hoặc bất kỳ vật nuôi nào khác mà nó có thể nhìn thấy. Nó cũng có thể ẩn nấp sau khi chuyển lồng. Những con Rồng Râu non nhiều khi hay ẩn nấp khi căng thẳng.
Hãy cố gắng nuôi riêng từng con, vì chúng có thể tự sống thật tốt. Bắt nạt và thiếu không gian là một vấn đề nghiêm trọng. Và những con Rồng có thể sẽ cạnh tranh vì vị trí và thức ăn ngon.
Làm thế nào để làm dịu sự căng thẳng ở Rồng?
Tất cả những con Rồng có xu hướng sợ hãi và căng thẳng sau khi di dời. Bạn cần cho không gian và thời gian để Rồng làm quen với môi trường mới xung quanh. Trong vài tuần đầu tiên, việc trốn tránh, từ chối ăn, thờ ơ và những hành vi tương tự rất phổ biến. Nhưng không diễn ra lâu dài.
Làm thế nào giảm stress cho Rồng sau khi chuyển lồng?
Nếu bạn mới sở hữu Rồng Râu, hãy kiên nhẫn và bền bỉ. Nhiều con Rồng Râu mới rất hung dữ và hay giật mình. Nhưng đừng bỏ cuộc! Bạn có thể muốn vệ sinh con Rồng ngay lập tức, nhưng tốt nhất là nên kiềm chế mong muốn đó lại.
Thay vào đó, hãy cho con Rồng của bạn không gian thoải mái với một tuần không vệ sinh. Sau đó tiếp cận bể của nó từ từ, cho nó thức ăn và thay nước. Bạn cũng có thể bắt đầu đưa tay vào bể và cố gắng vuốt ve nếu thấy nó ổn. Bạn thậm chí có thể thêm các vật dụng cá nhân của bạn vào bể để có mùi chủ sở hữu cho chúng quen.
Sau một đến 2 tuần mới bắt đầu vệ sinh. Nhưng nên vệ sinh ở gần mặt đất, vì chúng có khả năng nhảy. Và đảm bảo khu vực vệ sinh khép kín để chúng không trốn thoát. Nói chung, nếu con Rồng của bạn hướng nội. Có thể sẽ phải mất một hoặc vài tháng để nó trở nên thoải mái và ngoan ngoãn.
Đối phó với một con Rồng đột nhiên bị stress
Điều quan trọng là bạn phải tìm kiếm ra lý do chính xác nhất khiến nó bị căng thẳng. Để loại bỏ điều đó.
Nếu là do một người bạn khác trong lồng, vậy hãy tách chúng ra. Nếu bể trống, hãy thêm một số phụ kiện. Hãy sắp xếp chỗ cho chúng ngồi và đảm bảo có nơi ẩn náu. Môi trường phong phú rất quan trọng.

Rồng Râu rất tò mò, nhưng đồng thời có thể sẽ sợ vật nuôi khác hoặc thế giới bên ngoài. Nếu bạn nhận thấy râu Rồng bị đen và các dấu hiệu căng thẳng khác. Tốt hơn hết là bạn đưa nó ra và tìm cách giải quyết.
Bạn cũng có thể cho chú Rồng của mình tắm để giúp nó thư giãn. Không phải là con Rồng nào cũng thích ngâm mình, nhưng hầu hết chúng đều thích tắm. Nói chung, nên quan sát và đưa ra bất cứ giả thiết nào mà bạn cho là hợp lý. Để tìm phương án giải quyết chính xác nhất!