Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi thằn lằn cảnh

Thằn lằn cực kỳ hấp dẫn và đa dạng với hình thù kỳ lạ. Nên xu hướng nuôi thằn lằn cảnh dường như trở thành trào lưu. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3800 loài thằn lằn khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các cửa hàng. Trong những khu rừng hoặc bất cứ môi trường tự nhiên nào.

Tổng quan về nuôi thằn lằn cảnh

Thằn lằn là loài động vật cực kỳ nhanh nhẹn, tuy nhiên cũng có một số khá điềm tĩnh và ung dung. Thằn lằn nhỏ xinh, đa màu dạng và nhiều hình thù khác nhau. Thường gây ấn tượng bởi vẻ ngoài ngay từ lần đầu tiên.

Có rất nhiều loại thằn lằn cho các chủ sở hữu lựa chọn. Như Rồng, Tắc Kè, Cự Đà, Kỳ Nhông. Mỗi loài đều có một phong cách riêng biệt và cách chăm sóc riêng.

Để bắt đầu nuôi bò sát nói chung và thằn lằn nói riêng, bạn cần có những kiến thức cơ bản về loài bò sát bạn sắp nuôi

Phân loại thằn lằn

Nhìn chung, về cơ bản thì thằn lằn chia làm 3 loại:

  • Thằn lằn leo: Đó là những nhà leo núi tuyệt vời. Thậm chí chúng có thể bò qua những bức tường và trần nhà. Chúng có đôi chân thon dài, cơ bắp chắc chắn. Và hiển nhiên là có sức bật cực kỳ tuyệt vời.
  • Thằn lằn mặt đất: Thằn lằn mặt đất thường có chân ngắn và đuôi cũng cụt ngắn. Có một số loại thằn lằn rất giống thằn lằn mặt đất, cơ thể chúng giống như rắn. Những con này sử dụng chuyển động kiểu ngoằn ngoèo, quằn quại để di chuyển về phía trước. Chúng rất ít phát triển chân, thậm chí một số loài thằn lằn còn không có chân.
  • Thằn lằn đuôi: Loài này sử dụng chiếc đuôi phát triển khá dài để định hướng. Cũng có thể nhìn thấy một số loài thằn lằn leo có đặc điểm như vậy. Thân và đuôi thằn lằn thường quay về một bên trong lúc hoạt động. Và chuyển động chân tay để đi hay nhảy về phía trước. Một số con sẽ sử dụng đuôi như một phương tiện phòng thủ. Bằng cách tự động làm đứt đuôi.

Đặc điểm của thằn lằn

Thằn lằn có nhiều kích cỡ, hình dạng, màu sắc, tính khí và thói quen khác nhau tùy thuộc mỗi loài.

  • Có thể có kích thước chỉ từ 3 cm (như những con Tắc Kè họ Gekkonidae) cho đến 3.5 m (như Rồng Komodo).
  • Thằn lằn nhỏ nhất có tuổi thọ khoảng từ 3 – 5 năm. Thằn lằn cỡ trung bình dao động từ khoảng 5 – 15 năm. Trong khi thằn lằn cỡ lớn có thể sống đến 20 năm.
  • Tất cả các loài thằn lằn đều có 2 lá phổi. Không giống như một số loài rắn chỉ có một lá phổi. Hay động vật lưỡng cư thở cả qua da cũng như qua phổi.
  • Cấu trúc da của thằn lằn có một lớp sừng dày. Điều đó giúp chúng bảo vệ khoier nhiệt, khô và ánh sáng mặt trời.

Thằn lằn hầu hết không có cảm giác cô độc, chúng thường không đồng hành với nhau trừ khi sinh sản. Chúng sẽ tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp con cái. Dẫn đến đánh nhau và điều này có thể gây căng thẳng.

Chuồng nuôi thằn lằn cảnh

Hiểu đặc điểm của thằn lằn sẽ giúp bạn xác định loại chuồng nuôi phù hợp. Cũng như thiết lập chính xác nhất để con thằn lằn bạn nuôi khỏe mạnh và hạnh phúc. Hãy tham khảo những thông tin về thằn lằn cảnh bạn nuôi trên Tạp Chí Bò Sát. Để tìm ra nhu cầu cụ thể về nhà ở cho chúng.

Yêu cầu về vật tư và chuồng nuôi thằn lằn cảnh

1/ Chuồng nuôi: Một con thằn lằn thường thích di chuyển xung quanh nên bạn nên bạn nên sắm một chiếc chuồng nuôi lớn nhất có thể trong khả năng của bạn. Và chuồng cần có nắp đậy có cửa mở nhỏ hoặc nắp mở được. Để đề phòng thằn lằn tìm cách trốn ra ngoài.

2/ Thông gió: Lưu thông khí rất quan trọng trong việc ngăn ngừa độ ẩm cao quá mức. Độ ẩm cao sẽ gây ra vi khuẩn và nấm, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

3/ Lớp phủ sàn: Vật liệu của sàn và chất nền cần yếu tố thấm hút tốt (như vỏ cây hoặc viên tơi xốp). Hoặc nếu không thì sử dụng thảm bò sát. Không nên sử dụng sỏi, đá, đất hoặc cát bụi vì sẽ rất khó giữ sạch. Cung cấp cát trong trường hợp rắn bạn nuôi là loài hay đào hang.

4/ Trang trí: Giữ cho trang trí đơn giản và phù hợp với loại rắn bạn nuôi.

5/ Nơi ẩn náu: Tất cả loài rắn đều cần một nơi ẩn náu nào đó. Có thể là một dàn cây leo, một tấm vỏ cây, một khúc cây khô hoặc một hộp ẩn. Tất cả được đặt ở nơi mát nhất của lồng.

7/ Nước: Thằn lằn thỉnh thoảng sẽ tằm và uống nước nên bạn cần có bát nước.

Hệ thống sưởi và ánh sáng

Ánh sáng

Cung cấp ánh sáng phổ rộng và ấm áp từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Đối với những loài rắn không sống về đêm, thì ánh sáng tự nhiên ban ngày là lý tưởng nhất. Mặc dù hơi khó khăn để cung cấp. 

Giải pháp tốt nhất là cung cấp ánh sáng nhân tạo UV. Sẽ tốt hơn so với đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt. Bạn có thể tăng giản hoặc giảm dần số giờ sáng. Để mô phỏng ánh sáng tự nhiên theo từng mùa.

Sưởi ấm

Rắn sưởi ấm ít tạo ra hoặc là gần như không có nhiệt bên trong, cũng không ra mồ hôi. Cho nên cần phải giữ chế độ sưởi ấm trong phạm vi phù hợp. Nhiệt độ dưới mức nhất định, cơ thể chúng không hoạt động. Cao quá mức nhất định tình trạng cơ thể sẽ vượt tầm kiểm soát. Thậm chí có thể giết chết chúng.

Hầu hết các loài rắn sẽ cần một thiết bị sưởi ấm dưới nền. Nhưng cũng có khu vực bóng mát để di chuyển đến khi quá nóng. Cung cấp một dải nhiệt độ phù hợp dọc trong bể để chúng hoạt động tốt nhất.

Thức ăn cho thằn lằn nuôi cảnh

Thằn lằn thường là loài ăn côn trùng, một số loài trưởng thành lớn hơn sẽ ăn chay một phần hoặc hoàn toàn.

Nguồn thực phẩm tốt nhất cho thằn lằn là dế vì sẽ không có quá nhiều vỏ và xương khó tiêu. Thỉnh thoảng sẽ rất tốt nếu cung cấp sâu bột cho chúng. Mặc dù loại thức ăn này có vẻ hơi khó tiêu hơn. Nhất là khi bạn chỉ cho ăn sâu bột thì có khả năng ruột chúng sẽ bị tắc nghẽn lại.

Bạn cũng có thể cung cấp cho chúng các loại ấu trùng như giun sáp hay sâu bướm. Hoặc là thịt, chuột non cho con thằn lằn lớn hơn. Điều này nhằm mục đích đa dạng chế độ dinh dưỡng hơn cho chúng.

Cần cung cấp thêm rau xanh và vàng tươi, cùng các loại trái cây khác nhau. Không nên chỉ cho chúng ăn mỗi rau diếp. Vì nó thiếu vitamin, chỉ cung cấp được một số chất lỏng và chất xơ. Bên cạnh đó có thể bổ sung một số bột vitamin và canxi bằng cách rắc lên đồ ăn.

Những điều cần biết khi nuôi thằn lằn cảnh

Dưới đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần nắm được để có thể chăm sóc thằn lằn cảnh.

Sinh sản

Thằn lằn khi giao phối có thể sẽ quan tâm quá thái đến con cái. Đôi khi sẽ tỏ ra bạo lực như cắn và hất con cái. Tuy nhiên hai con khác giới tính ít bị thương hơn so với hai con cùng giới tính chung chuồng.

Một khi giao phối, trứng được thụ tinh trong. Lớp vỏ bên ngoài sẽ bảo vệ con sơ sinh đang phát triển khỏi sự mất nước. Một số loài sinh ra thì trứng sẽ được lưu giữ trong cơ thể con cái cho tới tận khi nở. Còn lại hầu hết đều đẻ trứng ra ngoài. Ngay từ khi sinh ra, hầu hết những con non đều sẵn sàng để ở một mình.

Vệ sinh cho thằn lằn

Có một điều bạn nên nhớ khi nhấc con thằn lằn lên là tuyệt đối đừng cầm vào đuôi. Bởi vì một số con sẽ có bản năng tự đứt đuôi để tự vệ. Tất nhiên đuôi sẽ mọc lại, nhưng thường ngắn hơn và không bao giờ đẹp như trước. Những con không tự đứt đuôi thì cũng vẫn sẽ thấy khó chịu.

Bên cạnh đuôi thì cũng đừng bao giờ nắm nó bằng đầu. Dù thằn lằn nuôi cảnh thường nhỏ và không gây hại nếu chúng cắn. Nhưng bạn cũng nên cẩn thận với những con hay cáu khỉnh. Thậm chí một số loài thằn lằn như Cự Đà có móng vuốt sắc nhọn. Có thể sẽ gây ra những vết xước sâu.

Biết cách bắt thằn lằn sẽ đảm bảo an toàn cho bạn và vật nuôi.

  • Đối với thằn lằn nhỏ (lớn nhất là 20 cm): Hãy nắm lấy nhó bằng cách đặt tay lên cơ thể và cố định vùng cổ bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
  • Thằn lằn cỡ trung bình (lên đến 50 cm): Dùng một tay giữ chặt phần trên, ngón tay luồn qua hai chân trước. Tay kia nắm và giữ hông của của nó.
  • Thằn lằn lớn (trên 50 cm): Nắm chặt cổ nó bằng một tay và dùng tay kia cố định quanh eo. Và sau đó áp nó về phía khuỷu tay của bạn để hạn chế chân và đuôi. Có thể sẽ cần 2 người để giữ một con thằn lằn lớn. Việc bị thương và trầy xước là điều khó tránh khỏi nếu sơ ý.

Điều quan trọng là đừng quên rửa tay sạch sẽ sau khi vệ sinh cho thằn lằn!

Tham khảo những loài thằn lằn nuôi cảnh cho người mới bắt đầu.

1 bình luận về “Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi thằn lằn cảnh”

Viết một bình luận