Nhiễm trùng hô hấp ở thằn lằn nuôi cảnh

Như các loài vật nuôi khác, chẳng hạn như mèo chó của gia đình. Thằn lằn nuôi cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hô hấp trên (URI). Mặc dù đây là một bệnh thằn lằn phổ thông. Thế nhưng có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị.

Thằn lằn bị nhiễm trùng hô hấp

Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp ở thằn lằn

  • Thờ ơ
  • Không muốn ăn
  • Miệng hít hà/hay há miệng
  • Ngạt mũi, khụt khịt, khò khè
  • Râu đen (Rồng Râu)
  • Giảm cân
  • Khó thở
  • Chảy nước dãi từ miệng
  • Trong cổ họng phát ra tiếng ồn
  • Họng hoặc cơ thể bị sưng lên
Dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp ở thằn lằn

Có một số triệu chứng khá phổ biến ở nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng những triệu chứng được gạch chân thường đặc hữu cho thấy thằn lằn bị nhiễm trùng hô hấp. Nếu thằn lằn bạn nuôi có bất kỳ biểu hiện nào nêu trên. Thực sự khuyên bạn nên đem đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở thằn lằn & tắc kè nuôi cảnh của tapchibosat.com

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hô hấp ở thằn lằn

Khi bạn nghi ngờ thằn lằn bạn nuôi bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn sẽ muốn tìm hiểu chính xác làm thế nào chúng bị nó. Để bạn có thể đưa ra phương pháp điều chỉnh thích hợp để đảm bảo không bị nhiễm lại. Hãy xem xét những thủ phạm dưới đây thường gây ra chứng bệnh này.

Nhiệt độ và độ ẩm

Như đã nói rất nhiều lần trên Tạp Chí Bò Sát. Một lần nữa cần phải nhắc lại rằng. Ngoài chế độ dinh dưỡng. Thì để cho thằn lằn của bạn có được một cuộc sống hạnh phúc và lâu dài. Đó chính là cung cấp cho chúng một ngôi nhà ở thích hợp.

Tức là điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp và kiểm soát độ ẩm và đèn UVB. Khi nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng. Thằn lằn bạn nuôi thường sẽ phải chịu đủ mọi vấn đề, bao gồm nhiễm trùng hô hấp.

Sử dụng sai chất nền

Một số chất nền chẳng hạn như lớp phủ hoặc vỏ cây. Nguy hiểm không chỉ dừng lại ở việc gây tắc nghẽn ruột. Mà còn bởi vì loại chất nền này có thể giữ được độ ẩm.

Có chất nền đúng là một yếu tố tuyệt vời đảm bảo cho bể nuôi thằn lằn luôn phù hợp. Giữ cho thằn lằn hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Bạn nên chọn lựa kỹ lưỡng từ những loại chất nền an toàn khác nhau. Để tùy chỉnh một chiếc bể mà chú thằn lằn (và ví tiền!) ưa chuộng.

Khả năng tắm cho thằn lằn kém

Nhiễm trùng đường hô hấp ở thằn lằn cũng có thể xảy ra do cách tắm. Một số chủ sở hữu cho rằng nên tắm cho những con thằn lằn của họ vài hoặc một lần mỗi tuần. Trong khi có những người khác tuyên bố rằng điều đó không cần thiết.

Nhưng bất kể quan điểm của bạn đứng về phía nào. Thì một trong những yếu tố mà bạn cần phải chắc chắn. Đó chính là phải theo dõi chặt chẽ mực nước khi tắm cho thằn lằn. Để đảm bảo làm sao thấp hơn lỗ thông hơi của rồng. Bởi khi mực nước quá cao, rồng có thể sẽ hít nước và hút vào phổi. Do đó mà về lâu dài gây ra nhiễm trùng hô hấp.

Điều trị nhiễm trùng hô hấp cho thằn lằn

Đừng quên, một khi nghi ngờ thằn lằn bị nhiễm trùng đường hô hấp. Thì hành động tốt nhất là phải đưa ngay đến bác sĩ thú y. Nếu bạn chưa thể đưa thằn lằn tìm đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Thì dưới đây là một số gợi ý về những điều mà bạn có thể làm. Với hy vọng giảm thiểu (hoặc có khả năng chữa khỏi) bệnh nhiễm trùng hô hấp.

Tăng nhiệt độ cho bể

Vào thời điểm này, con thằn lằn của bạn cần có một chút độ ẩm và ấm trong phổi. Bạn có thể tăng nhiệt độ chuồng lên 3 – 5 độ C để hỗ trợ cho điều này. Nhưng đây là mức khởi đầu mà thôi. Bởi có thể bạn sẽ cần phải tăng nhiều hơn mức này.

Nhiệt độ chuồng dành cho con trưởng thành nằm trong khoảng từ 35 – 37 độ C ở điểm nóng nhất và khoảng 29.5 độ C ở điểm mát nhất. Đối với con non thì nhắm đến điểm nóng nhất là khoảng từ 40 – 43 độ C.

Pha chế một chút sinh tố với Serrapeptase

Về cơ bản, một thành phần cơ bản để giúp điều trị nhiễm trùng hô hấp rất tốt. Đó chính là Serrapeptase – một loại enzyme có nguồn gốc từ tằm. Giúp làm sạch chất nhầy và ngăn ngừa, cũng như chống lại nhiễm trùng vi khuẩn trong phổi.

Bạn có thể cho vào trong những món ăn ưa thích của chúng. Xay thành sinh tố hoặc làm cháo bột và trộn Serrapeptase. Sử dụng một ống xi-lanh để đút thức ăn vào miệng thằn lằn.

Điều trị cho thằn lằn bị nhiễm trùng hô hấp

Tuy việc cung cấp enzyme này không phải quá cần thiết, nhưng là điều được khuyến nghị. Nếu thực hiện đúng cách có thể sẽ đánh bại được nhiễm trùng hô hấp ở thằn lằn/

Lưu ý: Để xác định được nên cung cấp bao nhiêu Serrapeptase cho khẩu phần ăn. Thì hãy lấy trọng lượng của vật nuôi (tính bằng gram) và chia cho 1000 để lấy số ml cần thiết cho vào. Ví dụ, nếu con thằn lằn của bạn nặng 500 gram, bạn sẽ chia số này cho 1000 sẽ ra kết quả là 0.5 ml.

Dưới đây là công thức mix chuẩn để chữa bệnh cho thằn lằn. Khuyến nghị thực hiện 1 – 3 lần mỗi ngày. Dựa trên mức độ ăn của con thằn lằn bạn nuôi. Và xem chúng bị bệnh ở mức nào, có thể cần phải tham khảo theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ thú y.

  • Thuốc kích ăn Repta + Boost 1.5 – 2 ml (giá khoảng 320 nghìn VNĐ/ hộp)
  • Từ 3 – 4 ml nước
  • Serrapeptase (giá khoảng 280 nghìn VNĐ/ hộp)
  • Rắc bột Alfalfa (khoảng 15 nghìn VNĐ/ gói 200 gr) hoặc cho rau xanh vào
  • Cho thêm côn trùng vào trong

Nâng thằn lằn của bạn lên để giúp chất nhầy thoát ra

Nếu bạn nghi ngờ thằn lằn của bạn bị nghẹt cổ. Vậy thì chúng tôi khuyên bạn nên đặt nó lên một chiếc khăn, hoặc gấp chăn vào. Sau đó dốc đầu nó xuống dưới để chất nhầy có thể thoát ra khỏi cổ họng. Bạn không cần dốc quá nhiều, chỉ khoảng 10 – 15 độ là đủ.

Sử dụng máy hút ẩm

Khi thằn lằn bị nhiễm trùng hô hấp, bạn cần phải cố gắng giữ độ ẩm trong bể chứa dưới 40%. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện điều đó, khuyến nghị nên sử dụng máy hút ẩm.

Nếu cứ để thằn lằn của bạn sống trong môi trường có quá nhiều độ ẩm. Chắc chắn rằng khả năng cao nó sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Chính vì vậy bạn nên đầu tư một chiếc máy hút ẩm công nghệ cao. Nếu bạn muốn giảm độ ẩm trong bể, thậm chí trong toàn bộ nhà.

Ở đây đề cử Eva-dry E 333 (giá khoảng từ 1 triệu) – máy hút ẩm mini hiệu quả gắn trên cao trong bể nuôi. Và đó là cách hiệu quả để rút độ ẩm không cần thiết khỏi bể. Loại máy này không có dây và chỉ cần nạp điện khoảng 1 lần mỗi tháng.

Hãy xử lý bể mỗi tuần bằng máy phun sương

Đối với những người không biết, máy phun sương có thể biến chất lỏng thành hơi thông qua đó hít trực tiếp vào phổi. Đối với thằn lằn bị nhiễm trùng hô hấp. Việc sắm một chiếc máy phun sương chất lượng cao kết hợp sử dụng loại thuốc khử trùng phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn điều trị phổi trực tiếp và hiệu quả. 

Mặc dù việc dùng máy phun sương không thể hoàn toàn thay thế cho các biện pháp chăm sóc y tế. Tuy nhiên nó có thể giúp thằn lằn ức chế sự phát triển của căn bệnh. Trước khi bạn có thể sắp xếp đưa thằn lằn đến bác sĩ thú y.

Về mặt thuốc khử trùng, bạn có thể sử dụng loại thuốc khử trùng thú y F10sc. Có thể làm sạch bể, xử lý được nấm vàng và khử trùng bất cứ thứ gì. Tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn trong đường hô hấp.

Pha dung dịch với tỷ lệ 1:250 (tức là cứ 250 ml nước thì cho 1 ml F10sc). Sau đó sử dụng một chiếc bồn tắm lớn để đặt bò sát vào đó. Có thể nên thông một lỗ nhỏ ở cạnh bồn tắm để cho vòi phun sương vào vừa khít. Tiến hành phun sương khử trùng cho bò sát.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp ở thằn lằn?

Bất kể con thằn lằn của bạn đã bị nhiễm trùng hô hấp hay chưa. Bạn sẽ cần phải thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây. Đó là cách tốt nhất để hạn chế bệnh hay làm giảm nguy cơ tiến triển xấu của bệnh.

Đảm bảo độ ẩm không vượt quá 40%

Thằn lằn, đặc biệt là Rồng Râu là loài sống ở sa mạc khô cằn. Cho nên nếu như có quá nhiều độ ẩm trong không khí thì sẽ gây nguy hiểm cho phổi của chúng. Cho nên độ ẩm là điều mà bạn luôn luôn phải chú ý trong bể nuôi.

Độ ẩm lý tưởng là từ 30 – 40 %, không nên cao quá mức này. Để có thiết lập tốt nhất bạn nên đầu tư một máy đo cao cấp. Chẳng hạn như bộ nhiệt kế ẩm của Repti Zoo hay Exo Terra với giá từ 180 nghìn VNĐ. Tuy giá thành cao hơn nhiều loại nhiệt kế, ẩm kế trên thị trường. Nhưng sẽ đảm bảo được mức độ chính xác nhất.

Giảm căng thẳng xuống mức tối thiểu 

Điều đầu tiên khi biết đến chăm sóc bò sát chính là giảm căng thẳng. Đây là kiến thức cơ bản mà ai cũng cần phải biết. Vì căng thẳng sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Và sức khỏe trở nên yếu đi, dễ bị tổn hại. Đối với một con thằn lằn nuôi nhốt cũng không ngoại lệ.

Cho dù bạn vừa nhận nuôi chúng, chuyển chúng vào một chiếc bể mới. Hoặc có bất cứ thay đổi lớn nào trong cuộc sống của chúng. Thì điều quan trọng là bạn phải nhận thức được nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến chúng.

Thường xuyên làm sạch và khử trùng bể

Do độ ẩm, nấm mốc và sự khó chịu khác tích tụ theo thời gian. Sẽ đem tới rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho thằn lằn. Chúng tôi khuyên bạn nên làm sạch bể chứa thằn lằn ít nhất 3 tháng 1 lần. Nhưng lý tưởng nhất là mỗi tháng một lần nếu bạn có thể.

Để chắc chắn rằng bạn làm sạch bể đúng cách. Hãy tham khảo thêm cách thức làm sạch và khử trùng bể.

Duy trì nhiệt độ phù hợp

Vâng, như bạn đã biết đấy, bạn sẽ cần phải có một điểm cực nóng và một điểm mát mẻ. Để cho thằn lằn vừa phơi nắng và vừa làm mát. Nguyên tắc cần nhớ là điểm nóng nhất từ 35 – 38 độ C cho con trưởng thành và 40 – 43 độ C cho con non. Không nhiều không ít!

Những mức nhiệt này đủ để đốt cháy mọi độ ẩm trong không khí.

Duy trì nhiệt độ phù hợp để thằn lằn không bị nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng hô hấp là căn bệnh cực kỳ phổ biến ở những con thằn lằn (đặc biệt là Rồng Râu). Thậm chí ngay cả chủ sở hữu có trách nhiệm và chu đáo nhất cũng khó tránh khỏi. Rốt cuộc, bạn cần có nhiều biện pháp phòng ngừa. Và quan trọng là nên nhận ra có điều gì đó không ổn với con thằn lằn của bạn càng sớm càng tốt!

1 bình luận về “Nhiễm trùng hô hấp ở thằn lằn nuôi cảnh”

Viết một bình luận