Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh

Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh xảy ra phổ biến khi chuồng ở quá ẩm và nóng. Điều đó đồng nghĩa với việc đây là tình trạng rất dễ gặp. Nếu như bạn không chú ý trong việc chăm nuôi bò sát.

Thằn lằn bị nhiễm nấm vàng
Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh

Tìm hiểu về nhiễm nấm vàng ở thằn lằn

Bệnh nấm phổ biến nhất ở thằn lằn nuôi nhốt thường là bệnh nấm vàng (YFD). Nó thường gây ra dấu hiệu da vàng đến nâu vàng. Bệnh này cũng được gọi là (Chrysosporium anamorph của Nannizziopsis vriesii) theo cách gọi của loài nấm gây bệnh. Hiện tại, người ta đã tìm ra nguyên nhân phổ biến gây bệnh nấm ở những con Rồng (Pogona vitticeps) bị giam cầm là Nannizziopsis guarroi. Loại bệnh này đặc biệt phổ biến ở những con Rồng Râu.

Bệnh nấm nằm trong danh sách các nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn cho bất kỳ loài bò sát nào có vấn đề về da.

Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở thằn lằn & tắc kè nuôi cảnh của tapchibosat.com

Dấu hiệu nhiễm nấm vàng ở thằn lằn

Nhiễm nấm vàng YFD ở những con Rồng Râu xuất hiện dưới dạng một lớp vỏ vàng đến nâu trên bề mặt của một chiếc vảy dài. Thời gian qua đi dần dần trở nên lớn hơn. Các lớp vỏ khác cũng có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể một cách ngẫu nhiên. Cuối cùng chuyển sang màu tối, trở nên dày hoặc thô.

Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn khiến vảy xỉn màu

Thỉnh thoảng, YFD để lại trên người thằn lằn những lớp da chết tồi tệ. Biến thành những chiếc vảy xỉn màu mang đến cho chúng vẻ ngoài sần sùi. Ở một số con Rồng, nó gây nên một cơn bão lột da. Khiến cho chúng dường như lúc nào cũng bong tróc da.

Khi bệnh tiến triển, nó có thể trở thành nhiễm trùng bên trong. Và dẫn đến kém ăn, giảm cân và tử vong. Nhiễm nấm vàng rất dễ lây lan và có thể lây từ Rồng này sang Rồng khác. Bằng cách tiếp xúc giữa động vật và qua không khí.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm vàng ở thằn lằn

Rồng Râu còn non dường như dễ bị nhiễm nấm vàng hơn con trưởng thành. Nếu bạn có một con Rồng Râu bị dương tính với YFD. Bất kỳ một con Rồng nào khác nuôi cùng trong bể cần được cách ly và theo dõi kỹ lưỡng.

Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn có thể liên quan đến căng thẳng. Thường thấy ở những con Rồng bị nuôi nhốt trong môi trường chật chội, đông đúc. Và trong điều kiện mất vệ sinh. Rất hay gặp ở những người nuôi Rồng theo một nhóm. Thậm chí được vận chuyển theo nhóm, hoặc được trưng bày theo nhóm để bán.

Nhiều người cũng cho rằng, móng chân bị thương và những vết cắn nhỏ. Hoặc những vết do tổn thương da bởi nuôi nhiều Rồng trong một bể. Những điều này tạo ra lỗ hổng cho nấm lây nhiễm và phát triển.

Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh gây nấm ở đầu
Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh

Môi trường vệ sinh cũng bất cân bằng do quần thể thằn lằn nhiều và đa dạng trong một chuồng nuôi. Điều này làm tăng khả năng tiếp xúc với nấm của một con thằn lằn. Hơn nữa, đông đúc gây căng thẳng làm ức chế khả năng miễn dịch.

Chính bởi thế mà các con thằn lằn thậm chí không thể chống lại những loại nấm ở cấp độ nghiêm trọng thấp nhất. Có điều, nhiễm nấm vàng là mầm bệnh phổ thông (nó có thể gây bệnh ngay cả với loài thằn lằn khỏe mạnh và chăn nuôi tốt). Nên bất kỳ con Rồng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Một số chủng loại nấm thường gặp

Ở đây, chúng tôi đề cập đến nhiễm nấm vàng phổ biến ở những con Rồng Râu. Nhưng trên thực tế là nhiều loài bò sát đã được chuẩn đoán mắc các bệnh nấm tương tự như vậy. Điều quan trọng là phải hiểu rằng có nhiều loại nấm khác nhau có thể gây bệnh cho thằn lằn. Bao gồm:

Chuẩn đoán nhiễm nấm vàng ở thằn lằn

Nếu phát hiện ra các dấu hiệu nêu trên, hãy mang ngay đến cơ sở thú y chuyên về bò sát. Bác sĩ thú y có thể sẽ ghi chép về lịch sử sống và kiểm tra thể chất hiện tại.

YFD rất khó phân biệt với các loại bệnh khác chỉ bằng cách nhìn. Chỉ nhìn không thì không thể xác nhận được là YFD. Hay là các bệnh nấm khác, bệnh do vi khuẩn, virus và một số vấn đề khác như bỏng. Cách tốt nhất là xét nghiệm để xác định xem con thằn lằn của bạn có bị bệnh hay không.

Biểu hiện nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh
Biểu hiện nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh

Phương pháp sinh thiết (lấy một mẫu mô nhỏ) là điều cần thiết để xác nhận chuẩn đoán YFD. Thường thì cần phải gây mê cho con thằn lằn của bạn trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó lấy một vài mẫu sinh thiết để nhìn dưới kính hiển vi.

Một số mẫu có thể được gửi đi xét nghiệm PCR. Và một số mẫu cũng có thể dùng để nuôi cấy nấm để xác định đó là chủng loại gì.

Có thể sẽ cần phải xem xét máu, chụp X-quang hoặc siêu âm để đánh giá sức khỏe của bò sát chuẩn hơn. Nhờ đó loại trừ một số căn bệnh nghiêm trọng từ bên trong. Do nấm lây nhiễm vào các mô hoặc cơ quan sâu hơn của thằn lằn.

Cách xử lý khi thằn lằn nhiễm nấm vàng

Nhiễm nấm vàng dễ dàng lây lan giữa những con thằn lằn. Vì vậy, khi thằn lằn bị nhiễm bệnh thì nên được tách ra một chiếc chuồng riêng biệt. Không chỉ một con, mà tất cả các loài bò sát khác trong bộ sưu tập đều cần phải làm như vậy. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y. Về cách ngăn chặn lây truyền từ con này sang con khác.

Bất kỳ khu vực nào trên da có sự biến đổi do nhiễm nấm vàng nên được làm sạch. Hoặc loại bỏ theo quy trình mà người ta thường gọi là “loại bỏ mô chết”. Vì những phần da chết có chứa nấm. Sẽ làm cho thuốc chống nấm không thể đưa vào cơ thể thằn lằn.

Xử lý khi thằn lằn bị nhiễm nấm vàng

Thuốc kháng nấm toàn thân hay những thuốc được tiêm hoặc cho uống. Cần phải được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ thú y. Những loại thuốc này là cần thiết vì nhiễm nấm vàng ở thằn lằn thưởng đi sâu hơn chứ không chỉ là da.

Thông thường, những loại thuốc kháng nấm có thể là một hoặc một số loại kết hợp với nhau. Như Voriconazole, amphotericin B, terbinafine và/hoặc itraconazole. Bạn có thể điều trị bất kỳ vị trí bị tổn thương trên da bằng thuốc bôi kháng sinh hay i ốt. Với tần suất một hoặc hai lần một ngày.

Cách ngăn ngừa nhiễm nấm vàng ở thằn lằn

Nhiễm nấm vàng là điều không mong muốn. Việc chữa trị không phải là dễ dàng. Cho nên tốt nhất là bạn nên cẩn trọng phòng ngừa. Phòng ngừa tự ban đầu, và phòng ngừa lây lan khi đã có một trường hợp nhiễm.

Cô lập

Nếu bạn có một con thằn lằn bị nhiễm nấm vàng. Bất kỳ người bạn nhỏ nào khác trong lồng đều cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bệnh. Bạn nên xem xét tách bạn tình trong lồng của chúng. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo từ con bệnh sang con khỏe mạnh.

Một lý do khác để tách chúng ra là để giảm sự cạnh tranh giữa chúng. Đôi khi có những tương tác xã hội dù nhỏ bé cũng tạo ra căng thẳng và ức chế miễn dịch. Hơn nữa cũng làm cho bạn tình của chúng dễ bị nhiễm trùng.

Các loài bò sát từng tiếp xúc khác cũng nên được kiểm tra kỹ về da.

Kiểm dịch

Bất kỳ con thằn lằn nào có vấn đề về da hoặc đang phát triển vấn đề ban đầu về da. Thì bạn không nên đưa nó vào bộ sưu tập của mình. Cho đến khi kiểm tra xem có nhiễm YFD hay không. Đó cũng là một phương pháp hạn chế bệnh.

Vệ sinh đúng cách

Vệ sinh đúng cách là những yếu tố giảm thiểu rủi ro chính. Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Một loài bò sát có khả năng chống nhiễm trùng nấm tốt hơn nếu được cho ăn chế độ hợp lý và chăn nuôi tuyệt vời.

Ví dụ như chênh lệch nhiệt độ, ánh sáng phù hợp, độ ẩm phù hợp, có các điểm ẩn nấp. Tránh mua những loại thằn lằn được nuôi trong điều kiện quá đông đúc. Đặc biệt là khi mua thấy chúng có những vết thương ngoài da rõ ràng.

Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn thường gây tử vong và điều trị cần phải diễn ra trong 1 thời gian dài. Cơ hội tốt nhất để chữa trị thành công là bạn phải phát hiện sớm. Sau đó lập tức đem đến cho bác sĩ thú y chuẩn đoán.

1 bình luận về “Nhiễm nấm vàng ở thằn lằn cảnh”

Viết một bình luận