Cách nuôi thằn lằn tegu chi tiết nhất

Thằn lằn Tegu sở hữu lớp da màu đen với những hạt cườm trắng nhỏ đan xen toàn cơ thể. Đặc biệt chúng thân hình to lớn của chúng dễ khiến cho người lần đầu tiếp xúc phải dè chừng. Nhưng khi được thuần hoá thì chúng lại trở nên hiền lành, đáng yêu không kém những chú thằn lằn khác. 

Và bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chú thằn lằn to xác mà đáng yêu này nhé.

Những điều thú vị về thằn lằn Tegu

  • Ở Việt Nam chúng còn được biết tới với cái tên thằn lằn Tegu Argentina. Cũng bởi nguồn gốc của chúng là ở khu vực Nam Mỹ, và chủ yếu là ở Argentina. Và hầu hết thằn lằn Tegu ở Việt Nam đều được nhập từ Argentina.
  • Chúng được xếp vào loại thú bò sát độc lạ. Bởi ngoại hình của loài thằn lằn Tegu nhìn trông khá nặng nề và đáng sợ. 
  • Thằn lằn Tegu có trí thông minh cao so với các loài bò sát khác. Chúng có khả năng lẩn trốn khá nhanh. Vì thế khi nuôi chúng bạn cũng nên chú ý cẩn thận tránh trường hợp chúng lẩn trốn ra ngoài.
  • Khác với các loài thằn lằn khác chỉ ăn thịt thì thằn lằn Tegu lại là động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả rau, củ quả và thịt. 

Tuổi thọ: Thằn lằn Tegu có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?

Là loài bò sát có kích thước lớn, giỏi lẩn trốn. Vì thế, tuổi thọ của loài thằn lằn Tegu trong tự nhiên khá dài, từ 15 – 20 năm.

Trong điều kiện môi trường nuôi nhốt, chúng có thể sống từ 12 – 20 năm. Tuổi thọ này tương đương so với trong môi trường tự nhiên. Cũng bởi vì thằn lằn Tegu cũng là loài động vật ăn tạp và khá dễ nuôi. Nhưng nếu bạn chăm sóc chúng tốt thì chúng có thể sống lâu hơn nữa. 

Kích cỡ và trọng lượng: Thằn lằn Tegu lớn cỡ nào?

So với động vật bò sát khác thì thằn lằn Tegu là loài có kích thước lớn. Khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thước chiều dài từ 1m2 – 1m5, trọng lượng lên tới 10kg. Và những con đực sẽ có kích thước lớn hơn so với con cái. Trong tự nhiên có con thằn lằn Tegu đực trưởng thành dài hơn 2m và nặng hơn 15kg.

Cắn: Thằn lằn Tegu có cắn không? Thằn lằn Tegu có nguy hiểm không?

Là loài động vật bò sát nên răng là bộ phận quan trọng giúp chúng nhai thức ăn, con mồi. Kích thước lớn nên răng của chúng cũng sắc và to hơn so với những loài bò sát khác. Cùng bản tính tự nhiên khá hung dữ thì chúng có thể cắn con người. 

Bạn nên hình thành cho chúng thói quen có người chăm sóc để chúng quen dần với con người. Từ đó, bản tính hung dữ của chúng cũng sẽ được thuần hóa, trở nên hiền lành hơn. Ở trong tự nhiên thì độ nguy hiểm của chúng khá cao, chúng có thể tấn công cả con người. Đối với chú thằn lằn Tegu làm thú cảnh thì chúng cũng sẽ hiền lành hơn.

Tuyệt đối không được dùng tay trực tiếp cho chúng có thể lầm tưởng tay bạn là đồ ăn. Nếu có lỡ bị chúng cắn thì bạn hãy băng bó vết thương ngay. Vì thằn lằn Tegu không có nọc độc nên vết cắn không gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Và có 1 điều cần lưu ý: khi đã được thuần thì không nên để chúng chạy trốn. Bởi không tiếp xúc với con người chúng sẽ trở về bản chất tự nhiên, có thể gây nguy hiểm.

Sức khỏe và hành vi: Những điều bình thường và không bình thường

Hành vi tổng quan:

Thằn lằn Tegu là loài động vật máu lạnh. Vì thế chúng cần được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cân bằng nhiệt độ cơ thể. Chúng thường hoạt động nhiều vào ban ngày. Vào mùa đông, hoặc khi nhiệt độ ngoài dưới xuống dưới 20 độ là chúng thường ngủ đông. Ở môi trường tự nhiên mà mùa đông kéo dài thì chúng cũng có thể ngủ đông cả tháng trời. Và khi tới mùa xuân với khí hậu ấm áp là mùa chúng giao phối và sinh sản.

Lột da:

Đây là quá trình tự nhiên và cần thiết cho sự phát triển của loài thằn lằn Tegu.  Chúng thường lột xác mỗi năm 1 lần, khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 10. Sau quá trình lột xác, chúng cần được chăm sóc kỹ lưỡng và cẩn thận. Bởi nếu chăm sóc tốt trong giai đoạn đó thì chúng phát triển gấp 2 – 3 lần. Cách thức lột xác của chúng cũng khá giống các loài bò sát khác. 

Vấn đề ăn uống:

Khi mới nuôi chúng thường tỏ ra kén ăn nhưng thực chất chúng là loài động vật dễ ăn. Chúng cũng rất ít khi bỏ ăn hay chán ăn. Thế nhưng bạn nên cho chúng ăn đa dạng món để khiến chúng không bị ngán. Và có thể cung cấp cho chúng được nhiều chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn phong phú ấy. 

Dấu hiệu bệnh:

Thằn lằn Tegu là loài động vật hoang dã nên chúng thường có sức đề kháng cao, ít mắc bệnh. Chúng có thể mắc một số bệnh như: 

– Bệnh còi xương. Chúng có biểu hiện như chán ăn, gầy hơn, cơ bắp bị sưng,… Bệnh này gây ra do chúng không hấp thụ được lượng vitamin và canxi hợp lý. Trường hợp xấu nhất là chúng có thể bị gãy xương do thiếu hụt canxi. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách đưa chúng ra ngoài phơi nắng. Hoặc dùng bóng đèn có chứa UVA, UVB để chúng có thể hấp thụ được tia tử ngoại.

– Bệnh tắc nghẽn ruột. Ban đầu chúng sẽ chán ăn, trông ủ rũ và không đi ngoài được. Nguyên nhân gây ra có thể do chúng ăn phải những vật liệu dưới đáy chuồng như mùn cưa, sỏi,…Nếu chúng bị thường xuyên có thể gây ra tắc nghẽn ruột. Và bạn cần đưa chúng tới gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều trị. Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn chất liệu rải dưới nền để ngăn ngừa trường hợp này xảy ra.

Ngoài bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại để không cho vi khuẩn sinh sôi. Tuyệt đối không cho chúng ăn thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc. 

Môi trường sống: Điều kiện nuôi lý tưởng đối với thằn lằn Tegu

Bạn cần chuẩn bị chuồng nuôi với kích thước lớn. Bạn có thể tham khảo kích thước tối thiểu chiều rộng 0,6 m và chiều dài 1,2 m. Và bạn đừng quên trang bị thêm bóng đèn để tăng nhiệt độ cho chuồng. Bạn nên sử dụng 2 bóng đèn có công suất thấp thay vì 1 bóng đèn có công suất lớn. Nhiệt độ thích hợp cho chúng là từ 35 – 40 độ C. Ở mức nhiệt này thằn lằn tegu sẽ tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Tuyệt đối không để nhiệt độ chuồng trên 40 độ C vì nó có thể khiến chúng bị mất nước. Và trong 2 bóng đèn đó nên có ít nhất 1 bóng đèn UVA UVB. Bởi dưới ánh đèn  chứa tia UVA, UVB giúp thằn lằn Tegu sẽ bắt mồi chính xác hơn.

Ngoài ra việc đặt lót nền để khử mùi phân trong chuồng của thằn lằn Tegu cũng rất quan trọng. Tấm lót nền giúp giữ ẩm cho chuồng, tránh trường hợp chúng bị mất nước. Độ ẩm thích hợp cũng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình lột xác của chúng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cát xây dựng vì nó có thể gây ra bệnh tắc ruột. Ngoài ra, bạn nên đặt một chậu nước để chúng có thể ngâm mình lúc nào thích. Và diện tích của chậu phải đủ lớn để chúng có thể nằm thư giãn trong đó.

Chế độ ăn: Những lưu ý về thức ăn của thằn lằn Tegu

Về bản chất thì thằn lằn Tegu là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả thịt, rau và củ quả. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về thức ăn cho loài thằn Tegu gồm có 20 – 28% động vật có xương sống, 15 – 40 % động vật không xương sống và từ 30 – 66% là rau, củ và trái cây.

Thế nhưng, thời gian đầu khi mới được nuôi thì chúng tỏ ra khá kén ăn. Thời điểm đó chúng thường là những con nhỏ, bạn nên cho chúng ăn thịt là chủ yếu. Sau đó khi chúng bắt đầu thích nghi thì bạn nên cho chúng ăn đa dạng món hơn. Hãy cho chúng ăn cả cá, trứng, các loài côn trùng lớn, một số loại trái cây, rau củ,… Ngoài ra, để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng bạn có thể cho chúng dùng thực phẩm hỗ trợ. Như hòa canxi dạng bột vào bữa ăn hàng ngày của chúng.

Lưu ý: Hãy dùng dụng cụ hỗ trợ để gắp thức ăn cho chúng. Bởi vì chúng không thể phân biệt được đâu là tay bạn, đâu là đồ ăn.

Chi phí: Thằn lằn Tegu có giá bao nhiêu?

Thằn lằn Tegu được xem  là loài bò sát cảnh có giá thành cao nhất trên thị trường. Mức giá dao động từ 6 tới 7.5 triệu đồng cho một chú thằn lằn Tegu nhỏ. Ở những con có kích thước lớn thì còn có giá tới hơn 10 triệu đồng. 

Chi phí chuồng nuôi

Thiết kế chuồng của chúng chủ yếu dùng chất liệu nhôm kính. Chất liệu này giá không cao, chỉ từ 500 nghìn trở bạn đã có thể sở hữu 1 chiếc chuồng. Tùy thuộc vào kích thước của chuồng cũng như xuất xứ của chất liệu mà bạn chọn. Bởi thằn lằn Tegu lúc trưởng thành kích thước khá lớn, đòi hỏi 1 chiếc chuồng lớn. Ít nhất bạn sẽ phải chi ra 2 triệu đồng cho chiếc chuồng lớn.

So với bóng đèn sợi đốt thì bóng đèn sưởi UVA, UVB có giá thành cao hơn. Giá từ 120 – 140 đồng cho 1 chiếc bóng. Ngoài ra còn có vật trang trí như background, cành cây, cỏ tạo độ ẩm,…có giá từ 100 nghìn.

Bạn nên cho chúng đi khám mỗi tháng 1 lần để cập nhập tình hình sức khỏe và dinh dưỡng. Khi chúng lớn hơn, sức đề kháng tốt hơn  bạn có thể 2 tháng cho chúng đi khám 1 lần. Mỗi lần khám chi phí sẽ rơi vào khoảng 100 – 300 nghìn đồng.

Chi phí thức ăn

Vì chúng là loài ăn tạp và ăn khá khỏe. Vì thế chi phí cho thức ăn của chúng cũng nhiều hơn so với những chú thằn lằn khác. Với 500 gram dế chúng có thể ăn trong 3 bữa là hết. Thời điểm ấy chắc bạn chỉ tốn mỗi tháng 800 nghìn – 1 triệu tiền ăn. Nhưng khi lớn hơn thì chúng ăn cả thịt, cá, rau củ nên chi phí mỗi tháng cũng cao hơn. Bạn có thể phải chi tới 1,5 – 2 triệu đồng. 

Chi phí chăm sóc sức khỏe

Thế nhưng chi phí cho vitamin tổng hợp và canxi bột cho chúng cũng giống như các con khác. 1 hộp 90g giá 150 nghìn chúng có thể ăn trong 2 tháng.

Bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tham khảo và tìm mua thức ăn, vật dụng giá tốt. Đừng có quá chú trọng vào hình thức kẻo lại tiêu quá nhiều tiền.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài thằn lằn Tegu. Hãy sở hữu ngay một chú thằn lằn Tegu nếu bạn là một dân chơi bò sát cảnh thực sự.

Viết một bình luận