Rồng đất có tên khoa học là Physignathus cocincinus và còn được gọi là Kỳ Tôm. Đây là một loài nhông sống tập trung ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Hiện nay loài này được nuôi ở Việt Nam chủ yếu với mục đích làm cảnh. Cùng tìm hiểu về loài rồng này và kỹ thuật chăm sóc chúng.
Những điều thú vị về Rồng đất
Rồng đất hiện đang là vật nuôi phổ biến của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên bạn đã biết những thông tin sau về loài vật này chưa?
+ Rồng đất được yêu thích bởi ngoại hình đặc biệt. Cũng là một loài bò sát 4 chân như rắn mối, kỳ đà, tắc kè, kỳ nhông… Tuy nhiên Rồng đất lại được nhiều người yêu thích bởi có nhiều điểm ngoại hình đặc biệt. Đó là màu da sặc sỡ và từ đầu đến đuôi Rồng đất đều có kỳ vừa sần sùi, vừa đa sắc.

+ Nhiều người thích thú với ngoại hình lúc Rồng đất “tức giận”. Rồng đất có một đặc điểm rất đặc biệt đó là mỗi khi tấn công con mồi chúng thường phùng mang trợn má. Điều này được nhiều người cho là đặc điểm ngoại hình giống Rồng trong truyền thuyết.
+ Màu sắc của Rồng đất sẽ thay đổi theo điều kiện môi trường khác nhau. Màu sắc trên lưng Rồng đất sẽ thay đổi tùy theo sự thay đổi của điều kiện môi trường. Thường có các chấm với viền màu vàng đen nhạt hoặc màu nâu và các đường hoa văn đứt đoạn nằm dọc.
Tuổi thọ: Rồng đất có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?
Nếu sinh sống trong điều kiện thuận lợi thì trong tự nhiên Rồng đất có thể sống được khoảng 10 – 20 năm. Căn cứ vào độ tuổi của từng cá thể khác nhau tuổi thọ của chúng sẽ có sự tăng giảm.
Tuy nhiên hiện nay loài Rồng đất đang ngày càng khan hiếm vì nạn săn bắn trái phép. Loài bò sát này trở thành đặc sản trong các nhà hàng và có giá khá đắt. Chính vì thế hiện nay hầu hết chúng tồn tại trong môi trường nuôi nhốt nhiều hơn.
Kích cỡ và trọng lượng: Rồng đất to cỡ nào?
Rồng đất là một loại bò sát có kích thước khá lớn, phần đuôi dài hơn phần trên cơ thể. Khi trưởng thành con đực có chiều dài khoảng 90cm và con cái là 60. Ở Rồng trưởng thành, riêng phần đầu dài 15cm, đuôi hơn 30cm.
Cắn: Rồng đất có cắn không? Rồng đất có nguy hiểm không?
Rồng đất là một loài vật không hung dữ. Trong miệng của chúng có răng tuy nhiên nếu trong điều kiện bình thường thì chúng không cắn người. Chỉ khi nhận thấy nguy hiểm thì kỳ tôm mới tấn công.
Nếu chẳng may bị kỳ tôm cắn thì không đau và chúng không để lai vết thương. Chính vì thế khi nuôi nhốt không phải thuần hóa hay làm hành động gì đặc biệt.
Sức khoẻ và hành vi: Những điều bình thường và không bình thường
Hiện nay Rồng đất đang ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Không chỉ vì hình dáng đặc biệt bên ngoài của nó mà còn bởi những đặc điểm hành vi.
Hành vi tổng quan:
Rồng đất thường ở trong hang hốc, trong các bụi cây ven bờ suối hoặc bên các vực nước trong rừng. Chúng di chuyển nhanh nhẹn trên mặt đất hoặc leo trên cây. Trong mùa lạnh rồng đất chuyển lên trốn trong các bọng cây.

Loài bò sát này có một đặc điểm khá đặc biệt. Buổi chiều, khi mặt trời lặn chúng sẽ leo lên đậu ở các cành cây gần mặt nước. Đến sáng chúng sẽ xuống nước tắm và lên phơi nắng.
Trong môi trường nuôi nhốt nếu thuận lợi chúng sẽ bắt đầu sinh sản. Khác với các loài bò sát khác Rồng đất không cần trải qua quá trình giảm nhiệt độ cũng có thể giao phối và đẻ trứng
Lột da
Lột da là điểm đặc trưng của tất cả các loài bò sát và Rồng đất cũng vậy. Loài vật này sẽ lột da theo quá trình phát triển của cơ thể.
Trong điều kiện nuôi, người chăm sóc cần chú ý đến quá trình này. Chú ý đến yếu tố tĩnh dưỡng và cung cấp độ ẩm cho Rồng đất khi chúng lột da. Trong thời gian này tốt nhất bạn không nên vuốt ve chúng hoặc không nên ép chúng ăn.
Vấn đề ăn uống
Hiện nay Rồng đất trong tự nhiên không còn nhiều nữa. Chính vì thế nhiều hộ gia đình đã tiến hành nuôi chúng theo số lượng lớn để cung cấp làm thú nuôi. Tuy nhiên trong quá trình nuôi nhốt rất có thể chúng sẽ gặp một số biểu hiện chán ăn, bỏ ăn… Hiện tượng này diễn ra có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Điều kiện chuồng không được vệ sinh sạch sẽ và thiếu ánh sáng sẽ khiến chúng không tiêu hóa được thức ăn và dẫn đến những vấn đề ăn uống.
+ Thức ăn không phù hợp với Rồng đất hoặc cho chúng ăn quá nhiều cũng khiến chúng không tiêu hóa được.
+ Những con Rồng đất đang trong thời kỳ lột da hoặc sinh sản cũng sẽ kém ăn hơn.
+ Không được cung cấp đủ canxi và vitamin D.

Dấu hiệu bệnh:
Cũng như một số loài bò sát khác, trong điều kiện nuôi nhốt Rồng đất cũng rất dễ gặp một số bệnh:
+ Rồng đất bị gãy xương. Đây là một bệnh khá phổ biến đối với loài bò sát do việc thiếu dưỡng chất và cụ thể là vitamin và canxi trong khẩu phần ăn của Rồng. Ban đầu rồng chỉ có biểu hiện chán ăn, sau dần sẽ ảnh hưởng đến cơ và xương trên cơ thể Rồng.
+ Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng. Những bệnh này phần da bên ngoài hoặc bộ phận tiêu hóa bên trong bị ảnh hưởng. Những ký sinh trùng gây bệnh thường là giun móc, giun kim
Môi trường sống: Điều kiện nuôi lý tưởng đối với Rồng đất
Rồng đất có thể được nuôi trong một chiếc bể kính. Đáy bể được lót bằng cát biển trắng. Khi nhiệt độ xuống thấp có thể đặt vào bên trong một mảnh vải nhỏ. Chúng sẽ bò vào trong đó cho ấm. Mùa hè đặt một chậu nước vào bên trong bể để Rồng đất có chỗ uống nước và tắm.
Hoặc bạn có thể xây dựng một chuồng nuôi nhốt to. Chú ý đặt một số cành cây cứng cáp trong chuồng để Rồng đất có thể leo trèo.
Một điểm quan trọng nữa đó chính là cần đặt chuồng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng vẫn phải có chỗ che nắng tạm thời. Nếu nuôi trong nhà thì cần phải trang bị những bóng đèn có ánh sáng UVB chiếu khoảng 4 tiếng mỗi ngày.
Chế độ ăn: Những lưu ý về thức ăn của Rồng đất
Thức ăn của Rồng đất rất đa dạng chúng có thể ăn thức ăn có nguồn gốc động vật hay thực vật đều được. Tuy nhiên thịt lợn thit bò, dế mèn, châu chấu, các loại côn trùng cánh cứng mới là thức ăn chính của chúng. Hoặc bạn cũng có thể cho chúng ăn những loài động vật cỡ nhỏ như chim sẻ, chuột sữa…
Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm vitamin và canxi dạng bột vào khẩu phần của Rồng. Thông thường bạn sẽ cho Rồng ăn 2 buổi/ngày sáng – tối
Chi phí: Rồng đất giá bao nhiêu?
Hiện tại việc nuôi Rồng đất đã được áp dụng phổ biến. Giá của một con Rồng đất cũng không quá cao, chỉ vài trăm đến 1 triệu đồng. Tùy vào màu sắc, hình dạng bên ngoài mà giá của những chú Rồng đất này khác nhau.
Khi sở hữu một chú Rồng đất bạn cũng không cần phải tốn quá nhiều chi phí nuôi dưỡng:
+ Rồng đất không có yêu cầu quá khắt khe về môi trường sinh sống. Chính vì thế bạn không cần tốn quá nhiều chi phí setup chuồng.
+ Thức ăn của loài bò sát này hầu hết đều rất dễ tìm. Chính vì thế bạn có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho việc ăn uống của chúng.
+ Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong việc nuôi loài bò sát này thì không cần tốn nhiều chi phí cho việc khám, chữa bệnh.