Kỳ đà hoa là loài kỳ đà có kích thước chiều dài lớn thứ 3 trong họ kỳ đà trên thế giới.
Sở hữu kích thước khá lớn nhưng chúng lại không hề đáng sợ hay dữ tợn.
Kỳ đà hoa còn được xếp vào loài bò sát cảnh hiền lành, dễ thuần hóa và dễ nuôi. Đặc biệt khí hậu Việt Nam rất thích hợp để chúng sinh trưởng và phát triển.
Cùng tìm hiểu thêm về cách nuôi kỳ đà hoa qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Những điều thú vị về kỳ đà hoa
- Bạn có thể tìm thấy chúng ngay tại Việt Nam. Loài kỳ đà này thích sinh sống tại môi trường nhiệt đới ẩm và nhiều nước. Bạn có thể thấy chúng ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam, đặc biệt là khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Chúng có thể lặn ở dưới nước từ 20 – 30 phút. Các loài kỳ đà khác thích ngâm mình dưới nước còn kỳ đà hoa lại có thể lặn được. Môi trường tự nhiên của chúng là ở gần nước. Cũng vì thế mà chúng còn có 1 cái tên khác là kỳ đà nước.
- Tùy thuộc vào mỗi khu vực sinh sống mà chúng cũng sẽ có màu sắc và hình dáng khác nhau. Bình thường, trên lớp da đen của chúng sẽ có những đốm hoa văn màu vàng hoặc trắng. Nhưng ở SriLanka, kỳ đà hoa lại có màu đen bóng toàn thân.

Tuổi thọ của Kỳ đà hoa
Kỳ đà hoa có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?
Chúng ít nguy cơ tử vong vào những năm đầu đời. Vì thế mà chúng có tuổi thọ khá cao ở trong môi trường tự nhiên, từ 20 năm trở lên.
Vì khí hậu ở Việt Nam thích hợp để chúng sinh sống và phát triển. Nên cả trong môi trường nuôi nhốt chúng sẽ thích nghi nhanh.
Vì thế mà tuổi thọ của chúng cũng gần tương đương khi ở ngoài tự nhiên, từ 25 – 20 năm.
Ngoài ra nếu được chăm sóc tốt hơn thì chúng có thể sống tới hơn 20 năm tuổi.
Kích thước của Kỳ đà hoa
Đây là loài kỳ đà có kích thước lớn. Khi trưởng thành, chúng có thể dài tới 2.5 – 2.7 mét, cân nặng lên tới hơn 15kg.
Tuy nhiên cũng có một vài con có kích thước lớn vượt trội tới mức 40 – 45kg, dài hơn 2m.
Vì thế chúng được xếp vào loài kỳ đà có kích thước lớn thứ 3 trên thế giới.
Người chơi bò sát cảnh thì thường nuôi chúng từ bé, khi này kích thước của chúng khá nhỏ.
Và mất ít nhất 18 tháng mới tới giai đoạn phát triển để nhanh chóng đạt kích thước trưởng thành.
Để nuôi kỳ đà hoa, bạn cần cân nhắc đến trọng lượng của chúng. Đảm bảo không gian để chúng có thể thoải mái “sinh hoạt”.
Kỳ đà hoa có cắn không? Kỳ đà hoa có nguy hiểm không?
Kỳ đà hoa là loài bò sát ăn thịt nên vì thế chúng sẽ có khả năng cắn. Và lực cắn của chúng sẽ càng mạnh hơn ở giai đoạn trưởng thành.
Giống nhiều loài động vật khác, chúng dễ bị nổi cáu và nóng tính hơn trong thời kỳ thai sản.
Vì thế trong thời gian này bạn hạn chế tiếp xúc trực tiếp để tránh trường hợp bị chúng cắn.
Tuy nhiên nếu bạn có lỡ bị chúng cắn thì cũng không nên quá lo lắng. Bởi vì chúng là loài động vật khá hiền lành và không chứa nọc độc.
Nhưng để đảm bảo an toàn cho bản thân thì bạn nên băng bó kịp thời.
Loài kỳ đà hoa không phải thú thuần. Vì thế khi nuôi chúng bạn nên hình thành cho chúng về sự có mặt của người chăm sóc.
Bạn nên thường xuyên chơi đùa và mang chúng ra ngoài. Sau thời gian quen dần, chúng sẽ trở nên ngoan hơn và nghe lời bạn hơn.
Đó cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa nguy hiểm mà chúng có thể gây ra.

Sức khỏe và hành vi của Kỳ đà hoa
Hành vi tổng quan:
Giống như các loài kỳ đà khác, kỳ đà hoa thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Chúng thích leo trèo, ngâm mình dưới nước và ngủ ngày để lấy sức ban đêm đi kiếm ăn.
Tuy chúng thuộc loài kỳ đà có kích thước lớn nhưng khi rượt đuổi con mồi chúng khá nhanh nhẹn.
Lột da:
Là một trong những điều quan trọng cho quá trình phát triển của kỳ đà hoa.
Cũng như các loài bò sát khác, sau mỗi lần lột da chúng thường phát triển mạnh mẽ hơn.
Chu kỳ lột da của chúng diễn ra mỗi năm 1 lần, trong khoảng từ tháng 8 tới tháng 10. Và sau các quá trình lột da, bạn nên chăm sóc chúng kỹ lưỡng hơn.
Vì sau đó tốc độ phát triển của kỳ đà hoa có thể tăng gấp 2-3 lần. Và cả ở những con trưởng thành thì mỗi năm chúng chỉ lột da 1 lần.
Không có sự chênh lệch giữa tần suất lột da giữa con non và con trưởng thành.
Vấn đề ăn uống:
Trong suốt quá trình nuôi, bạn sẽ thấy chúng có tình trạng bỏ ăn, chán ăn hay ói.
Đó là những dấu hiệu thể hiện rằng chúng đang bị mắc bệnh. Vì thế khi thấy dấu hiệu này thì bạn nên cho chúng đi khám để tìm ra bệnh. Từ đó có hướng chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu bệnh:
Là loài động vật hoang dã nên kỳ đà hoa có sức đề kháng cao, ít khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên đôi khi chúng cũng mắc phải một số bệnh như:
– Táo bón: chúng có dấu hiệu bỏ ăn, còi cọc và chậm lớn. Phân ngoài của chúng cứng và có màu đen. Có nhiều bài thuốc và cách chữa bệnh bạn có thể dùng. Bệnh gây ra do kỳ đà hoa ăn phải thức ăn ôi thiu,…hay do thiếu ánh sáng mặt trời.
– Phồng, rộp da do vi khuẩn. Chúng bắt đầu xuất hiện các vết trầy, có đốm đỏ. Đặc biệt là chúng có thể tạo các vết loét ở đầu, thân, lòng bàn chân hay đuôi của chúng. Nguyên nhân là do sàn chuồng nuôi không được nhẵn, gồ ghề tọa dễ tạo ra các tổn thương. Ngoài ra có thể do nhiệt độ của chuồng không ổn định. Hoặc có thể do nước bị ô nhiễm hay do ăn uống thiếu dinh dưỡng.
– Ký sinh trùng ngoài da. Chúng bắt đầu bỏ bữa, bụng có dấu hiệu phình nhưng cơ thể lại chậm lớn. Và dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là da bị lở loét. Cái này có thể gây ra do việc vệ sinh chuồng chưa được sạch sẽ. Điều này khiến cho xuất hiện ve hay bét bám trên da chúng và hút máu, mang bệnh cho chúng. Bạn nên bắt ve hay bét ra và dùng thuốc sát trùng vệ sinh chuồng trại cho sạch sẽ.
Ngoài những bệnh ở trên thì chúng cũng có khả năng mắc các bệnh: tiêu chảy, viêm cơ dưới da,…
Điều kiện nuôi lý tưởng đối với kỳ đà hoa
Thời gian đầu khi chúng còn bé, bạn có thể sử dụng chuồng có kích thước nhỏ. Và khi chúng phát triển lớn hơn thì bạn cũng nên chuyển sang 1 chuồng lớn hơn.
Bạn có thể trang trí cho chuồng thêm một chút cây xanh hay các cành cây chắc chắn. Để chúng có thể thỏa thích leo trèo, vận động.
Ngoài ra bạn nên chuẩn bị thêm 1 máy phun sương để tạo độ ẩm cho chúng.
Đảm bảo độ ẩm thích hợp từ 60-85%.
Nguồn gốc kỳ đà hoa là sinh sống tại các khu rừng nhiệt đới hay rừng ngập mặn. Vì thế chúng ưa thích nhiệt độ tương đối cao từ 30 – 35 độ C. Vì thế bạn để đảm bảo nhiệt độ từ 25 – 35 độ C.
Bạn có thể thiết kế thêm từ 1-2 bóng đèn để làm tăng nhiệt độ chuồng. Trong đó bạn nên sử dụng đèn UVB để giúp chúng trao đổi chất và hấp thụ tốt hơn.
Và đừng quên đặt một bát nước lớn để chúng có thể ngâm mình bất cứ lúc nào chúng thích.
Thức ăn của kỳ đà hoa
Khi còn nhỏ thì bạn nên cho kỳ đà hoa ăn côn trùng nhỏ, sâu và một số con dế, chuột nhỏ,…Khi lớn hơn thì có nhiều loại thức ăn khác để đa dạng mồi giúp chúng phát triển tốt hơn.
Kỳ đà hoa là loài bò sát ăn thịt nên bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thịt khác.
Tuy nhiên bạn không nên cho chúng ăn nhái vì có nhiều sán.
Và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng đường ruột ở kỳ đà hoa.
Đặc biệt khi chúng trong giai đoạn trưởng thành thì bạn nên bổ sung thêm các vitamin. Như calcium D3 và các loại vitamin dạng bột để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Kỳ đà hoa giá bao nhiêu?
Giá cho một con kỳ đà hoa loại nhỏ thường có giá từ 1.5 triệu tới 2 triệu đồng. Với những con trưởng thành với kích thước lớn, thuộc loại khá hiếm thì có giá thành cao.
Có con kỳ đà hoa nặng hơn 23 kg, có giá lên tới 40 triệu đồng.
Chi phí chuồng nuôi
Chuồng cho kỳ đà hoa có 2 loại chất liệu gỗ và kính.
Cả 2 loại chất liệu đều có giá thành từ 400 nghìn tới hơn 2 triệu đồng.
Tùy thuộc vào kích thước của chuồng cũng như xuất xứ của chất liệu mà bạn chọn.
Bóng đèn sưởi chứa tia UVA, UVB bạn có thể tìm thấy cái các cửa hàng bán thú cảnh. Giá chỉ từ 120 – 140 đồng cho 1 bóng đèn. Ngoài ra còn có vật trang trí như hang, cành cây, cỏ tạo độ ẩm,…từ 50 – 200 nghìn đồng.
Chi phí chăm sóc sức khỏe cho kỳ đà hoa
Bạn có thể cho chúng đi khám định kỳ mỗi tháng 1 lần để biết tình hình sức khỏe. Và có thể phát hiện kịp thời nếu chúng mắc bệnh. Chi phí khám bình thường chỉ từ 100 – 300 nghìn đồng.
Một hộp Calcium D3 có giá từ 150 – 180 nghìn đồng cho 70 – 227gram. Và vitamin tổng hợp cho chúng có giá từ 180 – 200 nghìn đồng cho 70 – 185gram. Và lượng vitamin này chúng có thể ăn trong khoảng 3 tháng nên cũng không quá tốn kém.
Chi phí thức ăn cho Kỳ đà hoa
Giá cho các loại sâu khô, dế nuôi khá rẻ, chỉ từ 100 – 150 nghìn đồng/kg. Và các loại thức ăn như cá, thịt hay chuột nhỏ thì đắt hơn chút.
Nhưng kỳ đà hoa không phải là loài ăn quá nhiều. Vì thế chi phí cho thức ăn của chúng cả tháng chỉ tốn khoảng 500 – 800 nghìn đồng.
Nếu như bạn không có nhiều ngân sách thì chỉ cần chọn các thiết bị và vật dụng cần thiết. Có thể bỏ qua các vật dụng trang trí, khi có điều kiện hơn bạn sắm sau cũng được.
Tính ra chi phí từ khi mua tới quá trình nuôi chúng cũng không quá tốn.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài kỳ đà này. Và bạn có thể đưa ra lựa chọn để mang một chú kỳ đà hoa về cùng bầu bạn.