Đột nhiên một ngày đuôi của thằn lằn bị đen lại. Mà nếu chủ sở hữu không để ý kỹ thì thường không phát hiện ra thằn lằn bị thối đuôi. Nếu bạn chỉ đơn thuần cho rằng đuôi nó màu đen hoặc bị bẩn. Vậy thì để lâu dài bạn sẽ không thể chữa được. Thối ở đuôi thằn lằn sẽ lan vào cơ thể và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Tìm hiểu về thối đuôi ở thằn lằn
Thối đuôi ở thằn lằn là một tình trạng nghiêm trọng. Mà bạn sẽ thấy đuôi của thằn lằn sẽ thối đi do nhiễm trùng bên trong. Đuôi sẽ thực sự bị đứt ra nếu không được chữa trị. Và thậm chí có thể lây nhiễm bệnh vào cơ thể, gây tổn thương các cơ quan nội tạng.
Trước hết, một khi thối đuôi ở thằn lằn chưa được điều trị. Sẽ khiến cho chúng cực kỳ đau đớn và khó chịu. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở thằn lằn & tắc kè nuôi cảnh của tapchibosat.com
Lý do dẫn đến thối đuôi ở thằn lằn
Thằn lằn thường bị thối đuôi khi gặp phải một số chấn thương. Ví dụ như đuôi bị chèn ép, nghiền nát hoặc bị một con thằn lằn khác cắn. Điều đó cũng khiến nó có thể có khả năng bị thối đuôi.
Ngoài ra, nếu con thằn lằn của bạn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và không nhận được đủ canxi. Xương của nó cũng có thể bị yếu dần và dẫn đến thối đuôi. Những con thằn lằn không tiếp xúc với UVB đầy đủ. Sẽ khiến nó không tiêu hóa canxi đúng cách. Do đó đây cũng là lý do làm xương suy yếu.

Thối đuôi ở thằn lằn trông như thế nào?
Thối đuôi sẽ khiến cho đuôi của thằn lằn có màu đen, cảm giác mục nát và khô. Thông thường, tình trạng thối đuôi thường bắt đầu ở chóp đuôi và kéo lên trên. Loại bệnh này khá là phổ biến và hoàn toàn bình thường. Nên bạn cần chú ý để tránh nhầm lẫn với một con thằn lằn có cái đuôi màu đen. Một cái đuôi tối màu sẽ không bị mục nát hoặc khô.
Làm thế nào để ngăn chặn thối đuôi ở thằn lằn?
Giả sử, thằn lằn của bạn khỏe mạnh khi bạn mới nhận nuôi nó. Thì điều chính mà bạn nên chú ý để tránh bị thối đuôi. Đó là đảm bảo chuồng ở và chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng.
Nếu môi trường sống và chế độ ăn uống tốt (đặc biệt là đầy đủ canxi và UVB). Thì bạn đã hoàn thành một nửa trận chiến chống lại căn bệnh thối đuôi!
Tuy nhiên, một điều khác cần chú ý là khả năng gây thương tích cho con thằn lằn của bạn nếu được nuôi chung với một con khác. Khi điều này xảy ra, những con thằn lằn có thể sẽ trở nên hung dữ và tấn công lẫn nhau. Thường xuyên cắn nhau ở nhiều nơi, đặc biệt là đuôi. Vì vậy, điều này giống như một quy tắc chung vậy. Bạn nên nuôi những con thằn lằn riêng biệt ra, ngay cả khi chúng được ấp ra từ cùng một ổ.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh thối đuôi là do lột da. Sự lột da thất bại khiến lớp da chết không rụng khỏi đuôi thằn lằn được. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về việc thằn lằn lột da.
Kết luận cuối cùng. Vì thối đuôi thường xảy ra sau chấn thương ở đuôi. Nên hãy đảm bảo rằng không có bất cứ thứ gì trong bể của thằn lằn có khả năng gây hại cho chúng. Hoặc tệ hơn là làm đè hay kẹt đuôi chúng. Hãy đảm bảo đồ đạc an toàn và thằn lằn có nhiều chỗ để di chuyển.
Làm thế nào để biết con thằn lằn của bạn đang bị thối đuôi?
Nếu con thằn lằn bạn nuôi đang bị thối đuôi. Thì hiển nhiên dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất là sự tối màu của đuôi. Dù nhiều con thằn lằn có thể sẽ có đuôi sẫm màu một cách tự nhiên. Nhưng những con có đuôi bị đen rõ ràng thì khả năng rất cao là nó bị căng thẳng hoặc thối đuôi.
Ngoài ra, những con thằn lằn bị thối đuôi cũng có thể sẽ ngừng ăn. Với những con Rồng Râu, râu chúng sẽ đen hơn bình thường bạn vẫn thấy.
Như vậy, nếu đuôi của con thằn lằn bạn nuôi trông khác đi, Và nó cũng có những hành động khác thường. Vậy thì bạn cần phải có hành động cụ thể ngay lập tức!
Điều trị bệnh thối đuôi ở thằn lằn
Nếu bạn nghi ngờ con thằn lằn của mình bị thối đuôi. Điều tốt nhất mà bạn nên làm là đem chúng đến khám ở một cơ sở thú y có kinh nghiệm bò sát. Các bác sĩ thú y có thể nhận thấy căn bệnh. Chỉ bằng cách nhìn vào tình trạng của đuôi.

Và thậm chí có thể phải cần một số xét nghiệm để chắc chắn về bản chất và nguồn gốc của nhiễm trùng. Sau khi chuẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt nhiễm trùng. Hoặc đề nghị phẫu thuật, bằng cách cắt một phần đuôi của thằn lằn đi chẳng hạn.
Nếu dùng khangs sinh, bạn nên hỏi bác sĩ thú y xét nghiệm thử một hoặc hai lần. Để xác định nguồn lây nhiễm thực sự là gì. Thay vì cứ dùng một loại kháng sinh thậm chí còn không có tác dụng với thằn lằn.
Nếu như xác định nguyên nhân nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê được đơn thuốc tốt. Bên cạnh đó, bạn đừng quên bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết. Để có thể tăng cường miễn dịch và kích thích thèm ăn cho thằn lằn sau khi chữa bệnh.
Tuy nhiên, bác sĩ thú y có thể sẽ khuyên nên cắt bỏ phần đuôi. Tùy thuộc vào những gì họ nhìn thấy trong khi chụp X-quang. Thông thường, phần xương ở đuôi của thằn lằn có thể bị gấp khúc hoặc cong.
Những con thằn lằn bị thối đuôi sớm thì dường như chỉ bị một chút ở chóp đuôi. Cho nên cắt cụt là một lựa chọn tốt nhất. Vì điều này ngăn ngừa sự thối đuôi tiến triển.
Điều trị tại nhà cho bệnh thối đuôi ở thằn lằn
Nhưng nếu bạn không có thời gian để lên lịch khám. Không thuận tiện hay không có đủ chi phí cho chuyến đi thăm bác sĩ thú y. Bạn có thể thử tìm cách điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, nhấn mạnh rằng bạn nên biết, tùy theo từng mức độ và trường hợp thì hiệu quả sẽ khác nhau. Không có gì đảm bảo những biện pháp tại nhà sẽ hiệu quả. Nhưng có thể thử cũng tốt hơn là không làm gì!

Betadine & ngâm nước
Đầu tiên, hãy tìm một chiếc chậu hay khay cạn có thể nhấn chìm đuôi thằn lằn trong đó. Nguyên tắc nhỏ là có thể chứa nước đủ để cho mực nước cao hơn đuôi thằn lằn 2.5 cm. Và có thể nhìn thấy để đảm bảo đuôi được nhấn chìm hoàn toàn.
Đổ đầy nước với 3 phần nước và 1 phần Betadine (bạn có thể mua ở bất cứ đâu ngoài tiệm thuốc). Trộn đều hỗn hợp cho đến khi trông nó như nước trà đặc. Nắm con thằn lằn và nhấn phần đuôi của chúng vào hỗn hợp trong 5 phút.

Dung dịch sát khuẩn Betadine rất phổ biến, bạn có thể mua ở bất cứ đâu trong tiệm thuốc. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn kịp thời trong các vết cắt nhỏ, vất trầy xước và vết bỏng. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến từ nhà thuốc. Để có thể tìm được loại thuốc tốt mà không đem lại cảm giác châm chích trên da. Điều này rất quan trọng vì thằn lằn có làn da nhạy cảm.
Sau khi đạt được mốc ngâm 5 phút, bạn đổ hỗn hợp đi. Và cực kỳ NHẸ NHÀNG lau đuôi cho thằn lằn bằng khăn giấy. Vì hãy nhớ rằng đuôi của chúng lúc này rất yếu và dễ bị gãy.
Sau khi đuôi khô, bôi một ít thuốc mỡ Neosporin rồi đặt nó trở về môi trường sống. Lưu ý, không được dùng loại Neosporin có tác dụng giảm đau. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi tiệm thuốc về loại sản phẩm này.
Tần suất thực hiện là 2 – 3 lần mỗi ngày trong ít nhất một tuần. Nhưng lý tưởng nhất là hai lần.
1 bình luận về “Thối đuôi ở thằn lằn, những điều bạn cần biết”