Như đã nhắc, rùa bị đau mắt đỏ hay sưng mắt có khả năng là do thiếu Vitamin A hoặc lý do khác. Nhưng thiếu Vitamin A chắc chắn sẽ dẫn đến biểu hiện sưng mắt. Tuy nhiên, ngoài sưng mắt thì còn có thể sẽ dẫn đến một số bệnh lý khác. Dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nguy cơ thiếu Vitamin A ở rùa.
Vitamin A quan trọng thế nào đối với rùa cảnh?
Vitamin A là một trong những Vitamin tan trong chất béo. Nó là một chất chống oxy hóa, đóng góp cho quá trình tăng trưởng và tái tạo các mô. Nó rất quan trọng đối với các hoạt động của mắt, da và ống dẫn (ống dẫn mang chất lỏng từ mô này sang mô khác).
Một tình trạng gọi là “tăng sản vảy” diễn ra do thiếu Vitamin A. Dẫn đến làm các ống dẫn dày lên, chặn các dòng chảy giữa các mô. Điều này phổ biến ở ống dẫn tuyến nước mắt, tuyến tụy và thận. Sự thiếu hụt Vitamin A phổ biến ở rùa được cho là do chế độ ăn không đầy đủ.

Biểu hiện cho thấy rùa của bạn bị thiếu Vitamin A
Biểu hiện cho thấy rùa cảnh của bạn bị thiếu Vitamin A bao gồm:
- Mí mắt sưng, khóe mắt đỏ lên.
- Da thô ráp do bị ô nhiễm vi khuẩn. Miệng bị viêm, lở loét và chảy nước mũi.
- Sự phát triển bất thường của mắt trong phôi.
- Mất cảm giác ngon miệng và trở nên biếng ăn.
Tại sao rùa thiếu Vitamin A?
Các chế độ ăn chỉ toàn rau xà lách (rau diếp), toàn thịt hoặc những loại viên tổng hợp kém chất lượng cho rùa cảnh. Chính là những nguyên do hàng đầu khiến rùa bị thiếu Vitamin. Những loại thực phẩm này có hàm lượng Vitamin cực thấp. Những con rùa chỉ toàn cho ăn chế độ giàu protein (thịt, côn trùng, động vật không xương) cũng như vậy.
Các bác sĩ thú y có thể chuẩn đoán ra được rùa của bạn đã và đang được cho ăn gì. Và thiếu bất cứ chất bổ sung nào. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ được đánh giá qua loét giác mạc, viêm phổi hoặc nhiễm trùng thứ phát.
Làm thế nào để chữa dứt điểm thiếu vitamin A ở rùa cảnh?
Không giống như các bệnh lý khác, thiếu Vitamin A dễ điều trị tại nhà hơn khi mới phát bệnh. Chìa khóa mấu chốt để điều trị là một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Một chế độ ăn phù hợp được thiết lập riêng cho rùa của bạn trong thời gian mang bệnh.
Bạn cần phải nắm rõ những loại thực phẩm nào nhiều Vitamin A. Đan xem vào cân bằng với những thực phẩm ít Vitamin A. Đây là danh sách đề cử một số thực phẩm cơ bản dễ ăn cho rùa:

- Thực phẩm giàu Vitamin A: quả mơ, quả xoài, quả đào, lá và bông cải xanh, dưa vàng, cà rốt, bắp cải xanh, lá bồ công anh, cải xoăn, mù tạt xanh, mật hoa, đu đủ, mùi tây, khoai lang, củ cải xanh, rau bina, gan, cá nguyên con.
- Thực phẩm ít Vitamin A: táo, chuối, ngô, nho, rau diếp, quả cam, khoai tây.
Các sản phẩm dinh dưỡng cần phải được tươi ngon. Ngay cả đồ ăn hạt tổng hợp cũng không được để quá lâu. Bên cạnh đó, có thể sử dụng biện pháp ứng phó ngắn hạn bằng cách trực tiếp bổ sung Vitamin A. Thường được đưa vào cơ thể rùa bằng cách uống hoặc tiêm. Cho đến khi nào cơ thể của rùa phục hồi.
Ngoài ra, nếu rùa bị thiếu Vitamin A cũng thường dễ bị thiếu các chất khác. Chẳng hạn như Vitamin E và kẽm, vì vậy cần chú ý sự mất cân bằng dinh dưỡng này. Nhưng việc cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp không nên quá liều. Việc độc tính do Vitamin A cũng có thể xảy ra. Chính vì thế, nên thực hiện theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ thú y.
Lưu ý: Bệnh Áp-xe – dấu hiệu khi cơ thể rùa đã thiếu Vitamin A trầm trọng
Sự thiếu hụt Vitamin A đặc trưng nhất ở rùa là bị đau mắt đỏ. Thông thường mắt sẽ sưng nghiêm trọng không mở được (nhưng cũng có thể là do nhiễm trùng). Nhưng trường hợp nghiêm trọng hơn, sẽ có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, gan và thận. Và một trong những biểu hiện mạnh nhất khi rùa thiếu Vitamin A nghiêm trọng chính là bị Áp-xe.

Dấu hiệu bệnh Áp-xe
- Cục sưng chứa đầy chất lỏng bên cạnh tai và mắt rùa.
- Chất lỏng thường khá dày cứng và có màu trắng.
Bệnh Áp-xe liên quan đến thiếu hụt Vitamin A có thể xuất hiện ở bất cứ đâu từ trên hoặc bên trong cơ thể rùa cảnh. Nhưng chúng thường hay xuất hiện ở gần tai hoặc mắt.
Cách điều trị bệnh Áp-xe
Bệnh Áp-xe là kết quả của việc thiếu Vitamin A trầm trọng trong chế độ ăn của rùa. Nhưng bên cạnh đó đôi khi cũng có thể là do chất lượng nước hoặc độ ẩm không thích hợp. Những vết sưng đầy mủ này không dễ điều trị. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể nhờ đến bác sĩ thú y mà không thể tự mình can thiệp.
Nên chỉ còn cách tự phòng tránh khi rùa đang trong giai đoạn nhẹ là tốt nhất. Chỉ cần theo dõi sớm bằng và điều chỉnh chế độ ăn, chất lượng nước. Thì có thể đảm bảo ngăn chặn điều này.
Còn nếu không thể thì tìm đến bác sĩ thú y là điều cần thiết. Việc điều trị bằng cách loại kháng sinh hay thuốc bổ đều vô ích vì sẽ không thể tự loại bỏ nó. Áp-xe sẽ được các bác sĩ thú y điều trị bằng cách gây tê cho khối u. Sau đó tiến hành rạch mỏ, đưa dịch nhầy ra. Chi phí những cuộc tiểu phẫu như vậy rơi vào khoảng 100 – 500 nghìn VNĐ.
Có điều, Áp-xe trông hơi ghê, nhưng ít ra chúng không nguy hiểm bằng việc thiếu Vitamin A gây nên các triệu chứng khác từ bên trong. Chúng không nghiêm trọng và thường không dẫn đến tử vong.
Nguồn: Tạp Chí Bò Sát.com
4 bình luận về “Thiếu Vitamin A ở rùa cảnh”