Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi rùa cảnh

Rùa là một loài bò sát có vỏ cứng và thân hình khá tròn. Hiện có khoảng 50 loài thường được chọn làm rùa nuôi cảnh. Trên tổng số 13 họ với 250 loài rùa khác nhau. Ngoài tự nhiên rùa cư trú ở nhiều nơi như đại dương, sông, hồ, đầm lầy, rừng, đồng cỏ và sa mạc. Đa số chúng đều rất hiền lành, chậm chạp và ngoan ngoãn.

Tổng quan về nuôi rùa cảnh

Những loài rùa dành cho người mới bắt đầu tập nuôi thường có sẵn và khá là rẻ. Bạn có thể mua từ các cửa hàng vật nuôi hoặc một cơ sở lai tạo bò sát. Thậm chí bạn có thể bắt ở tự nhiên ngoài ao hồ.

Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra danh sách cấm của địa phương. Để xem giống loài bạn nuôi có thuộc giống có nguy cơ tuyệt chủng hay cần có giấy phép để nuôi hay không.

Tại sao nên nuôi rùa cảnh?

Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thì rùa hầu như đều khá hấp dẫn nhưng vô hại. Chúng có thể thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nhốt. Nếu chăm sóc thích hợp thì chúng có tuổi thọ rất cao. Hơn nữa ngoại hình khá sống động lại có nhiều màu sắc.

Có một số loài rất dễ để nuôi nhốt và có sẵn. Hầu hết những loài thường bán trong cửa hàng thú cưng sẽ không đòi hỏi cao về điều kiện chăm sóc. Hãy chọn cho mình một con phù hợp nếu như bạn mới bắt đầu. Đừng quên tìm hiểu thông tin về loài rùa bạn nuôi trên Tạp Chí Bò Sát.

Một khi bạn tìm hiểu về chúng và chăm sóc chúng. Bạn sẽ thấy rùa cảnh là một thú cưng khá tuyệt vời. Khi kỹ năng và kiến thức chăm sóc của bạn gia tăng. Bạn sẽ khám phá được nhiều điều ngạc nhiên về loài vật này. Và có thể sẽ muốn nuôi những con rùa cảnh đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn.

Rùa rất đa dạng về đặc điểm cũng như kích thước và hình thái.

  • Kích thước vỏ thường dao động từ 7.6 cm (ví dụ như Rùa Đầm Lầy) đến khoảng 2.4 m (Rùa Da).
  • Chúng có thể khá nhẹ 140g, cho đến cực kỳ nặng tới 800kg.
  • Chúng trưởng thành trong từ 5 – 25 năm. Sẽ sinh sản ở bất cứ nơi đâu với mỗi lần đẻ khoảng vài quả trứng cho đến 100 quả (1 quả trứng thể tích 25 – 76 ml).
  • Mặc dù hầu hết các loài rùa đều sống khá lâu. nhưng các loài thủy sinh trung bình sống đến 70 năm. Còn các con rùa cạn thường có thể sống trên 150 năm.

Đặc điểm của rùa

Môi trường sống tự nhiên của nhiều loài rùa đang bị phá hủy. Do hậu quả của hiện đại hóa, bệnh tật hay đánh bắt. Hiện đang có đến khoảng 49 loài được liệt kê vào nguy cơ tuyệt chúng hoặc dễ tổn thương.

Đa số những loài rùa nuôi cảnh đều khá vô hại. Ngoan hiền nhưng không phải ngốc nghếch mà lại cực thông minh. Chúng yên tĩnh, nhút nhát. Thế nhưng vẫn xác định được ai là chủ và gắn bó với chủ sở hữu. Cũng biết khi nào đến giờ được cho ăn.

Nếu cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ có bản năng rụt đầu, chân và đuôi vào vỏ. Những loài rùa thủy sinh thường hay bơi đi thật nhanh. Một số con rùa sẽ có cách phòng thủ riêng khi cảm thấy nguy hiểm. Như Rùa Xạ Hương có thể sẽ phát ra những mùi rất khó chịu.

Phân loại rùa

Có rất nhiều loại rùa khác nhau, nếu không nắm rõ được bạn sẽ không biết lựa chọn và chăm sóc loài rùa phù hợp.

Rùa nước

Rùa nước thường dành nhiều thời gian ở dưới nước. Loài này thường phát triển màng ở chân để bơi. Hầu hết chúng sống ở nước ngọt, nhưng cũng có một số ít đến từ môi trường nước mặn. Chúng còn được gọi là rùa thủy sinh hoặc bán thủy sinh, bao gồm khoảng 150 loài.

Mặc dù loài này khó mà nuôi giữ sạch sẽ như rùa đất. Nhưng chúng thường dễ chăm sóc hơn. Một số loài có thể làm vật nuôi thích hợp cho cả người mới bắt đầu lẫn chuyên gia. Và những con rùa này thường không đắt.

Một số loài rùa nước phổ biến là nhóm rùa Trượt như Rùa Tai Đỏ. Hay các loại Rùa Cooter như Rùa Hoa Florida. Ngoài ra còn Rùa Sơn, Rùa Bản Đồ, Rùa Sông Trung Quốc.

Rùa nước được khuyến nghị là nên được người lớn nuôi hoặc trẻ không quá nhỏ. Vì một số loài như Rùa Trượt và Rùa Cooter thường mang vi khuẩn salmonella. Vi khuẩn này lây nhiễm từ động vật sang con người gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Rùa nước thường được phân làm 2 loại:

  • Phơi nắng: Thích leo lên khúc gỗ hoặc tảng đá để phơi nắng/sưởi (một số loài trong họ Emydidae).
  • Không phơi nắng: Những loài này thường chủ yếu chỉ nằm dưới mặt nước hoặc trên những thảm thực vật nổi (một số loài trong các họ Kinosternidae, Chelydridae, Trionychidae, Chelidae và Pelomedusidae)

Rùa bán mặt đất (đôi khi được gọi là rùa đất)

Rùa bán mặt đất dành cả thời gian cho việc ở dưới nước và trên cạnh. Và chúng luon sống gần nước. Chúng hay được gọi là terrapin, thuật ngữ có nguồn gốc từ terrapene, có nghĩa là “rùa đất”.

Mặc dù chăm sóc sẽ vất vả hơn một chút so với rùa nước, nhưng loài rùa này rất được nhiều người ưa thích. Có một số loài rùa bán mặt đất giá rẻ được ưa chuộng như Rùa Hộp hay Rùa Gỗ.

Rùa cạn (tiêu biểu là họ Testudinidae)

Rùa cạn có mai rất cao, chỉ sống ở đất liền trừ một vài loài ngoại lệ. Các loài có tập tính đào hang thường có chân trước như cái xẻng. Loài này không biết cách bơi lội, nên nếu chúng xuống nước quá sâu thường dễ bị chết đuối.

Một số loài rùa cạn có thể sẽ rất lớn và cần một chỗ ở rộng. Cũng hay có yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm cụ thể. Chúng hay gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hơn cả rùa đất. Nhưng chúng sống cực kỳ lâu và thường dễ sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.

Rùa cạn thường được khuyến nghị cho người có kinh nghiệm và chuyên gia chăm sóc. Chúng có giá vừa phải hoặc là cực kỳ đắt.

Rùa biển

Những con rùa sống ở biển, có khoảng 8 loài rùa. Cơ thể của chúng lớn, rất đắt dù không khó nuôi. Nhưng loài này không được xếp vào rùa nuôi cảnh. Bởi vì phần lớn việc nuôi nhốt rùa biển được cho là bất hợp pháp.

Chuồng nuôi và chăm sóc rùa nuôi cảnh

Hiểu biết về loài rủa của bạn giúp bạn xác định thiết lập chuồng nuôi đúng cách. Để giữ cho chúng được khỏe mạnh và hạnh phúc. Nhà ở cho thú cưng bạn nuôi cần mang lại cảm giác an toàn. Hãy kiểm tra thật kỹ các mô tả cụ thể cho loài rùa bạn chọn nuôi. Để biết những thông tin chi tiết về nhu cầu nuôi nhốt của chúng.

Chuồng nuôi rùa Rùa nước cảnh

Những loài gắn liền với nước quanh năm, bao gồm rùa thủy sinh và bán thủy sinh. Những con rùa này rất dễ nuôi và nhiều người nuôi thành công.

Rùa thủy sinh

Thường được nuôi tại bể cá trong nhà. Nếu nuôi ngoài trời thường chỉ nên thả ra ao khi thời tiết ấm áp. Những con rùa này tạo ra rất nhiều chất thải nên sẽ cần phải có một bộ lọc tốt. Kèm theo đó cần có tảng đá mịn hoặc một khúc gỗ để cho chúng trèo lên phơi nắng (với những con cần sưởi).

Rùa bán thủy sinh

Được nuôi trong bể cá, nhưng có cả đất lẫn nước. Bạn có thể thiết lập kiểu bể này theo nhiều cách khác nhau, Nhưng phương pháp phổ biến nhất vẫn thường là cung cấp một đĩa nước, hồ nông ở góc trong bể. Miễn sao cho chúng một diện tích đất đủ lớn.

Chuồng nuôi rùa đất và rùa cạn cảnh

Những loài rùa này thường chủ yếu sống trên đất liền.

Rùa đất

Bạn cần nuôi chúng trong một hồ cạn sạch riêng biệt thay vì nuôi trong bể có cá. Loài rùa này hiếm khi mang bệnh truyền nhiễm sang người. Chúng sẽ đòi hỏi duy trì giới hạn nhiệt độ và độ ẩm nhất định. Nếu không sẽ dễ dẫn đến những bệnh như nhiễm trùng hô hấp.

Rùa cạn

Rùa cạn có điều kiện nuôi gần với rùa đất nhưng sẽ khô hơn, trông cứ như một sa mạc khô căn. Chúng cũng cần có một đĩa nước sạch chống tràn ra ngoài. Cũng có thể nuôi chúng trong chuồng xây ngoài trời, nhất là những loài rùa lớn. Chúng có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng khá nhạy cảm với độ ẩm.

Nơi trú ẩn của rùa nuôi cảnh

Tất cả loài rùa đều cần một nơi trú ảnh mát mẻ để ngủ. Chúng cũng sẽ vào khu vực này nếu cơ thể chúng đang nóng lên. Rùa nước thường ngủ ngập dưới nước. Nhưng bề mặt xung quanh cần các loại cây hoặc thảm thực vật. Rùa bán thủy sinh sẽ ngủ ở những vùng cỏ hoặc đất rêu chôn mình xuống. Rùa đất và rùa cạn nên có một hầm trú nhỏ hoặc bụi rậm.

Hệ thống sưởi ấm và chiếu sáng

Hầu hết các loài rùa đều điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách phơi nắng. Bạn sẽ cần cần cung cấp một nguồn nhiệt và ánh sáng cho rùa. Không chỉ kích thích ăn uống mà còn giúp chúng điều chỉnh nhiệt. Nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 24 – 29 độ C. Tham khảo thêm về tạo dải nhiệt độ trong chuồng nuôi rùa.

Đối với rùa thủy sinh bạn nên dùng các bộ sưởi chìm dưới nước. Sử dụng thêm nhiệt kế để đọ nhiệt độ nước. Cần một bóng đèn sáng dài từ 30 – 45 cm để ở khu vực phơi nắng.

Chế độ ăn của rùa nuôi cảnh

Nước

  • Rùa thủy sinh có thể sẽ bị mất nước nếu để ngoài cạn quá lâu. Chúng cần phải có nơi để nhấn chìm hoàn toàn.
  • Rùa bán thủy sinh thỉnh thoảng cần độ ẩm cao. Dù thế nhưng sẽ không dành toàn bộ thời gian trong nước.
  • Rùa đất và rùa cạn cần một đĩa nước chống tràn, tránh gây ẩm cho xung quanh.

Thức ăn

  • Chế độ ăn của rùa nước thay đổi khi trưởng thành. Khi còn là con non nó ăn thực vật nhưng cũng có côn trùng và giun. Nhưng khi trưởng thành thì chủ yếu ăn chay, ăn những loại thực vật màu xanh đậm.
  • Rùa đất thường khá ăn tạp trong suốt cả đời. Chúng ăn nhiều loại rau, trái cây cũng như giun đất. Thậm chí cả thức ăn cho chó.
  • Rùa cạn chủ yếu ăn chay, hạn chế protein.

Tham khảo những loài rùa nuôi cảnh cho người mới bắt đầu.

1 bình luận về “Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi rùa cảnh”

Viết một bình luận