Cách nuôi Rùa Cổ Sọc chi tiết nhất

Rùa Cổ Sọc rất phổ biến ở khu vực Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Loài rùa này không chỉ là rùa cảnh mà còn là món ăn ngon đối với người Trung Quốc. Chúng được nuôi hoang dã ở rất nhiều ao hồ.

Những điều thú vị về Rùa Cổ Sọc 

  • Rùa Cổ Sọc là một trong số ít loài vật không có tập tính ngủ đông.
  • Môi trường sống của chúng là dưới nước, chân có màng rộng để bơi nhanh và khỏe.
  • Nếu một con rùa muốn rời khỏi bể nước thì nó sẽ bơi đến góc bể.
  • Bất kể là tìm kiếm thức ăn hay trốn kẻ săn mồi thì chúng đều nhảy xuống nước. Không giống nhiều loài rùa khác rút đầu vào mai. Loài này sợ hãi sẽ gập cổ sang bên.
  • Loài này đã từng được ứng dụng phổ biến trong việc bói toán của Triều Đại nhà Thương (Trung Quốc).
  • Một số giống rùa này đã được lai tạo với giống rùa Ao Nhật Bản và Trung Quốc.

Rùa Cổ Sọc có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?

Trong tự nhiên, Rùa Cổ Sọc có thể sống gần 20 năm, thông thường là 12 năm.

Tuy nhiên nếu nuôi nhốt tốt chúng có thể sẽ sống được hơn 23 năm. Một con rùa hoang dã có thể chết non do môi trường sống.

Nhưng một khi có thể trưởng thành thì chúng thường khỏe mạnh hơn so với rùa được lai tạo và nuôi nhốt từ khi mới sinh ra.

Rùa Cổ Sọc lớn tối đa bao nhiêu?

Những con con có sẵn được bán có kích thước khoảng từ 3-4 cm.

Nếu trưởng thành khỏe mạnh chúng sẽ có kích thước khoảng 22 – 25 cm.

Loài này trưởng thành khá nhanh, chỉ trong vòng 5 – 7 năm chúng có thể đạt đến 15 – 18 cm.

Rùa cổ sọc trưởng thành
Rùa cổ sọc trưởng thành

Rùa Cổ Sọc có nguy hiểm không?

Đây không phải là loài nguy hiểm. Nhưng chúng cũng sẽ trở nên hung dữ vào mùa sinh sản.

Rùa cổ sọc có thể sẽ cắn nếu như bạn xử lý vết thương hoặc rửa ráy quá mạnh tay.

Bên cạnh đó, tuy loài này có sẵn trong tự nhiên. Nhưng những con bắt từ tự nhiên hầu hết có khả năng mang theo ký sinh gây bệnh.

Do đó, không khuyến cáo bạn nuôi một con được bắt từ tự nhiên.

Răng của rùa cổ sọc như thế nào?

Giống như những loài rùa nước khác, răng của rùa cổ sọc khá nhọn. Chúng có thể gây nguy hiểm cho người nuôi nếu họ bị cắn phải.

Khi bị cắn bởi rùa cổ sọc, cần nhanh chóng xử lý vết thương để tránh nhiễm trùng.

Sức khoẻ Và Hành Vi Của Rùa Cổ Sọc

Hành vi tổng quan của Rùa cổ sọc

Về cơ bản, Rùa Cổ Sọc khá yên tĩnh và cũng dễ dàng nuôi với con khác.

Tuy nhiên chỉ nên nuôi với những con rùa đã được ít nhất 2 tuổi. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên hoạt động sôi nổi về đêm vào ngày hè.

Lột da:

Bất cứ loài rùa nào cũng sẽ có quá trình lột da khi đang phát triển.

Phần da thường tập trung ở khu vực đầu, cổ và các chi. Bạn cần chú ý ngâm rùa trong nước ấm mỗi tuần.

Sử dụng loại sữa tắm riêng cho bò sát. Và dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ để loại bỏ các mảng bong.

Sinh sản:

Hầu hết loài rùa này đều ở dưới nước.

Nhưng đến mùa sinh sản chúng sẽ lên bờ và đào tổ.

Con rùa cổ sọc cái đẻ vào đó từ 7 đến 17 trứng. Thời điểm sinh sản thường diễn ra vào mùa hè.

Vấn đề ăn uống:

Bạn cần chú ý khi cho các con rùa ăn nếu bạn nuôi nhiều hơn một con. Chúng dễ tính trừ lúc ăn. Khi ăn dưới nước chúng có thể đánh nhau để tranh con mồi.

Dấu hiệu bệnh ở rùa cổ sọc:

Các mầm bệnh có thể giết chết con rùa của bạn. Đặc biệt loài rùa dưới nước này rất nhạy cảm với nấm và ký sinh trùng.

Bên cạnh đó loài vật này có thể dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Với biểu hiện tiêu biểu là lờ đờ, chảy nước dãi, thở khò khè và chán ăn.

Tìm hiểu về những loại bệnh phổ biến ở rùa nuôi cảnh để biết rõ hơn

Điều kiện nuôi lý tưởng đối với Rùa Cổ Sọc 

Một bể lý tưởng để nuôi một cá thể Rùa Cổ Sọc là từ 70 lít.

Trong bể có nước với độ sâu tối thiểu khoảng 10 cm.

Khi rùa trưởng thành có thể cần phải nhiều nước hơn để chúng chìm sâu.

Điều quan trọng nhất là bạn cần có một bộ lọc khỏe cho loài rùa dưới nước này.

Nhiệt độ của nước phải nằm trong khoảng từ 16 – 26 độ C, tối ưu nhất là 20 – 24 độ. Và nhiệt độ ngoài không khí thường phải cao hơn nước 2 – 3 độ.

Nếu không sẽ xảy ra vấn đề về đường hô hấp ở rùa.

Rùa cần một nơi phơi nắng như một phiến đá hay bãi đất trống. Ở đó đặt đèn nhiệt lên đến 35 độ C.

Cùng với một đèn UV mô phỏng ánh sáng mặt trời (không quá cần thiết nhưng nên có). Mỗi ngày bật đèn chiếu khoảng 12 giờ.

Rùa Cổ Sọc ăn gì?

Rùa Cổ Sọc là một loài ăn tạp, nhưng sai lầm chủ yếu của nhiều ngoài này là chủ yếu cho chúng ăn thịt.

Nên chia ra 2 thực đơn khác nhau mỗi tuần.

Một là rau diếp, bồ công anh hoặc thực vật thủy sinh với giun 3 – 4 lần/tuần.

Hai là thức ăn cho rùa thủy sinh 2 – 3 lần/tuần. Ngoài ra, rùa cổ sọc baby có chế độ ăn hoàn toàn khác con trưởng thành. Lượng thức ăn phải phù hợp với cân nặng của từng cá thể.

Để đơn giản cho việc cho rùa cổ sọc ăn, nhiều bạn đã và đang dùng Inch Gold loại chuyên dụng cho rùa. Giá của mỗi hộp như vậy không cao nhưng rất tiện dụng.

Để tập cho rùa cổ sọc ăn thức ăn loại này, bạn có thể dần chuyển khẩu phần của chúng, không nên chuyển đột ngột.

Đối với một số cá thể được mua từ các cửa hàng bò sát, có thể họ đã train cho chúng ăn thức ăn khô cho rùa, do đó có thể bỏ qua bước này.

Rùa Cổ Sọc giá bao nhiêu? 

Giá một con Rùa Cổ Sọc con khá rẻ chỉ từ 150.000 – 250.000 VNĐ.

Nếu bạn nuôi rùa bắt từ môi trường hoang dã thì cần theo dõi sức khỏe định kỳ.

Phí khám sức khỏe và phẫu thuật thường dao động từ 90.000 – 500.000 VNĐ.


Một bể 60x45x50 có giá khoảng từ 400.000 – 700.000 VNĐ là đủ để nuôi một con.Chủ yếu chúng quan trọng môi trường nước sạch.

Nên có thể bạn sẽ phải đầu tư một bộ lọc cao cấp lên đến 2 triệu.

Những con rùa sẽ dễ chết ở giai đoạn chưa trưởng thành nếu môi trường sống bẩn. Các chi phí như thức ăn giá chỉ chưa đến 100.000 VNĐ.

Đèn sưởi khoảng từ 150.000 VNĐ, đèn UV khoảng từ 80.000 VNĐ. Bạn không cần phải thay đèn UV định kỳ.

Nhưng nếu lâu quá thì cũng nên thay. Vì rùa cần tia UV cung cấp canxi vitamin D3 để có một bộ mai khỏe mạnh.

36 bình luận về “Cách nuôi Rùa Cổ Sọc chi tiết nhất”

    • bạn không cần phải quá lo lắng. Rùa dù không ăn nhiều ngày cũng sẽ không sao. Quan trọng bạn liên hệ nơi bạn mua, hỏi xem thức ăn hàng ngày của ẻm là gì. Rồi tiếp tục khẩu phần ăn đó. Muốn đổi khẩu phần ăn cần phải dần dần chuyển đổi. Không nên đột ngột đổi.
      Hai nữa là khi bạn giới thiệu rùa với môi trường mới. Ẻm cần thời gian để thích nghi. Sau khi quen với nhà mới ẻm sẽ ăn lại.
      Quan trọng hơn là khi về nhà mới.Bạn nên để ẻm “một mình” một thời gian. Vì sự có mặt của người lạ như bạn sẽ làm ẻm stress thêm mà thôi.

      Trả lời
  1. Cho mình hỏi là bé rùa nhà mình vài ngày gần đây không chịu ngủ thì có sao không ạ?, mọi lần tới tối là bé lên bờ ngủ nhưng vài ngày gần đây thì toàn xuống nước ngẩng cổ lên rồi thức luôn không chịu ngủ. Mình có cho bé nhà mình ăn thức ăn viên sakura của cá thì có được không ạ? Bé nhà mình lớn hơn nửa bàn tay ạ, bé đang có dấu hiệu lột da thay mai ạ

    Trả lời
    • Bạn có thể cho bé ăn thức ăn viên dành cho cá, nhưng không nên duy trì. Vì rùa cần lượng canxi lớn hơn nhiều so với cá bạn ah. Bạn có thể tham khảo thức ăn khô dành cho rùa/bò sát.
      Còn về việc ngủ, bạn kiểm tra xem trên bờ có thức ăn thừa làm bẩn chỗ ngủ hay không? có nhiều nguyên nhân khiến nó không chịu tiếp tục ngủ ở chỗ cũ, thường thì do nơi đó bị thay đổi/lạ.

      Trả lời
      • Bé có thể ngủ được dưới nước không ạ, hay nhất thiết là phải ngủ trên bờ ạ? Tại em thấy bé ở dưới nước hay phải để mũi lên trên mặt nước để thở nên em định để mực nước thấp xuống cỡ mai bé để bé dễ ngủ thì có được không ạ? Chỗ bé ngủ thì vẫn vậy không có gì khác cả, không hiểu sao mà cứ một hai phải xuống nước bơi vòng vòng không chịu ngủ

        Trả lời
        • Việc bé ngủ dưới nước là okay, miễn là chịu ăn và không có biểu hiện bất thường nào. Nhưng nếu có thú y gần đó bạn nên kiểm tra xem. Rùa có bị vết thương hở nào không?
          Một số tài liệu và diễn đàn họ đề cập là rùa có thể bị một số bệnh về hô hấp hoặc bị “giun” khiến ẻm khó chịu trên bờ. Xuống nước thì tốt hơn.
          Nhưng theo kinh nghiệm thì chỉ cần bé chịu ăn là ổn. Việc hạ mực nước cũng là tốt,vì mục đích của phần nước là để rùa tắm mát. Nhưng bạn cần duy trì nhiệt độ của vùng nước tránh để nó nóng.

          Trả lời
    • Được bạn ơi, nhưng mà bạn xem phải cát đó cát biển hay cát bạn mua dùng để setup bể cạn. Vì nếu là cát biển có thể làm nước bị nhiễm lợ/thay đổi.
      Về việc setup hồ cạn như vậy là bạn làm đúng rồi. Nếu có một điểm sưởi nữa là toẹt vời.

      Trả lời
  2. Mình có cho rùa tắm nắng ở trong một cái thùng trồng rau muống. Nhưng khoảng 1 tiếng sau, mình quay lại thì ko thấy ẻm đâu 😭. Mình có tìm xung quanh nhưng ko thấy. Chỗ để thùng rau muống là sân sau ở nhà, có trồng rau, và rào gỗ hai bên. Không biết em nó lên sống ở cạn được bao lâu? Mình sợ em nó chết, hoặc bị con gì ăn không?

    Trả lời
    • Bạn thử tìm dưới đá, khúc gỗ và xung quanh rễ cây… các khu vực rùa dễ ẩn náu. Đi chậm khi bạn nhìn và kiểm tra mọi chỗ có thể vì rùa thích trú vào nhưngx khu vực nhỏ, chật chội như tường rào. Tìm quanh các khu vực gần nguồn nước như ao, bể nước, vũng nước… Bên cạnh đó bạn cũng thử dụ rùa bằng thức ăn rùa ưa thích xem sao: Để một bát nước cạn cùng thức ăn (thức ăn nặng mùi như cá ngừ có thể hiệu quả hơn). Khi rùa của bạn ngửi thấy, chúng sẽ tự tìm đến thức ăn. Song song đó bạn thử hỏi hàng xóm xem có thấy rùa đâu không, nếu được thì bạn tìm cả ao nhà hàng xóm luôn nha.

      Trả lời
      • Chào bạn. Mình ở thành phố xung quanh không có ao hồ hay gì cả. Em rùa này của mình dài chỉ 4cm. Mình được cậu mình cho. Cậu mình nói vô tình thấy nó ở sân sau nên cho mình đem về nuôi. Cách đây 1 hôm, sáng ba mình tưới cây thì lại thấy nó bò ở sân. Nên mình đã bắt lại nó và cho vào hồ. Từ lúc mất đến nay gần cả tháng mà nhìn nó vẫn khoẻ. Thật sự mình rất vui khi thấy nó trở về một cách bất ngờ và cũng giống lần đầu nó xuất hiện! . Trc đây nhà mình trồng rau muống nên có hái rau cho nó ăn. Nhưng nay hết mùa nên mình không có cho nó ăn nữa. T bỏ xà lách không biết nó có ăn không. À, mình có mua cho nó một hộp thức ăn nhưng nó không ăn 1 tí nào!

        Trả lời
    • được bạn nha, bạn nên tập cho bé chuyển chế độ ăn dần dần. Đột ngột đổi dạng thức ăn nhiều bé sẽ không ăn bạn nha. Hạn chế cho ăn quá nhiều rau “non” vì có khả năng gây tiêu chảy. Vì bụng rùa vẫn chưa quen mà.

      Trả lời
  3. Ad ơi cho mình hỏi rùa nhà mình thường hay ngủ trên cạn lắm bé không ngủ ở dưới nước như trong bài viết. Bé lên cạn bò chơi rồi tìm chỗ chui ngủ như dưới lớp áo hay mấy chỗ tối tối. Bé có thể ngủ như vậy tầm mười mấy tiếng. Sau đó dậy vẫn ăn uống đồ bình thường. Ad cho mình hỏi là cho bé ngủ như vậy không sao đúng không ạ?

    Trả lời
  4. bạn ơi sao bé nhà mình cứ bò lên đá nằm hoài ko chịu bơi, mình có thử kéo nó xuống nc nhưng nó cũng sẽ vịn và bò lên đá lại, ăn vẫn khoẻ, chỉ là đọc thấy rùa cổ sọc rất thix nước nên ko hỉu bị gì, mình cho nó ăn thức ăn cá, nhưng trong tuần có chó ăn tép khô và mua cá lóc về cho ăn, mua về dc 1 tuần ,hiện đang sống cùng 1 tai đỏ cùng size

    Trả lời
  5. Bạn ơi, rùa nhà mình size 4,5 cm và mua 50k.Thức ăn chính phần lớn à thức ăn cho cá bảy màu AE-PRO và một số món như cơm, cá, cua, thịt, trứng. Thức ăn gì cũng ăn nhưng tội mỗi là mình cho nó ăn rau, dưa thì nó toàn gạt sang một bên và không chịu ăn dù bị bỏ đói. Nhưng bé vẫn khỏe và đi ngoài bình thường. Cho mik hỏi là rùa ăn như vậy có bị sao ko ạ và làm thế nào để cho rùa ăn rau ạ ?
    P/S: mik cho rùa ăn hỗn hợp cám, cơm, thịt và rau luôn ạ

    Trả lời
  6. Anh ơi, em có nuôi 2 bé rùa 1 bé cổ sọc và 1 bé đá, em nuôi tầm 1 tháng hơn rồi, bé cổ sọc tự dưng bỏ ăn 3 ngày r anh ơi :(( bé đá vẫn ăn khỏe, em cho 2 đứa ăn như nhau. Em coi link anh chia sẻ ở trên xem bé có bệnh ko nhưng bé hoàn toàn ko có biểu hiện bệnh j cả anh ơi :((((

    Trả lời
  7. Mình nuôi rùa cổ sọc size 5-6 cm mình nuôi chủ yếu trên cạn ngày cho xuống nước bơi 2-3 tiếng có phơi nắng ! Xin hỏi là nuôi cạn vậy có tốt k ạ ( mình cho nó ngủ vs sống chủ yếu đi lại trong nhà )

    Trả lời

Viết một bình luận