Rùa Ninja là loài rùa có kích thước to lớn được tìm thấy rộng khắp Nam Mỹ. Chúng chủ yếu sống ở khu vực sông hay hồ lớn. Đây là một trong những loài rùa được quốc tế bảo vệ tối đa bởi nguy cơ tuyệt chủng cao.
Những điều thú vị về Rùa Ninja
- Rùa Ninja là loài rùa thuộc họ rùa cổ bên nên sẽ không rút thẳng cổ và đầu vào vỏ khi sợ hãi. Mà thay vào đó chúng sẽ gập cổ lại hay cong sang một bên. Chính vì thế mà chúng cũng được gọi là Rùa Vàng Cổ Bên.
- Yếm rùa phát triển khá muộn ở giai đoạn trong trứng. Yếm được tạo thành từ các mảng xương sát nhau dọc theo xương sườn. Điều đó tạo thành một lá chắn duy nhất trên bụng. Trông dưới yếm tương tự như mảng xương ở đỉnh đầu của sọ người.
- Trong mùa lũ, để tránh bị nước cuốn mạnh. Chúng sẽ cư trú ở đáy hồ và trong khu rừng ngập nước.

Rùa Ninja có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?
Khi sống trong môi trường tự nhiên thì tuổi thọ của chúng sống được khoảng 20 năm. Nhưng phải chịu nhiều mối đe dọa đến từ những kẻ săn mồi. Kẻ săn mồi không chỉ là động vật, còn có thể là con người. Như người Ấn Độ sẽ thường xuyên ăn trứng và thịt loài này.
Tuy nhiên chúng có thể sống được hơn 25 năm nếu điều kiện nuôi nhốt tốt. Được cho ăn đúng cách, cung cấp không gian ở rộng rãi và an toàn cùng với nước sạch.
Rùa Ninja lớn tối đa bao nhiêu?
Một con đực trưởng thành khỏe mạnh có kích thước từ 20 – 38 cm, nặng khoảng 2 – 4.5 kg. Con cái thì thường từ 38 – 50 cm và nặng từ 5 – 11 kg. Nếu nuôi nhốt và cho ăn đủ chất, con cái có thể có kích thước lên đến 70 cm.

Rùa Ninja có nguy hiểm không?
Đây không phải loài vật hung hăng, cũng không gây ra những vết cắn sâu. Tuy nhiên chúng không thích bị nhấc lên. Chúng sẽ hoảng sợ và cố gắng cào vuốt để thoát ra. Nên tốt nhất nếu muốn rửa ráy hay xử lý vết thương hãy đặt chúng cố định dưới đất.
Sức khoẻ và hành vi: Những điều bình thường và không bình thường
Hành vi tổng quan:
Rùa Ninja hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng sớm và buổi chiều. Chúng dành phần lớn thời gian để ngâm mình dưới nước, chỉ lên bờ khi muốn phơi nắng. Trong tự nhiên bạn sẽ thường thấy chúng nằm trên khúc gỗ trôi nổi trên sông hay tảng đá ven sông. Để phơi mình dưới ánh mặt trời.
Lột da:
Rùa sẽ lột da trong thời điểm đang phát triển. Các phần da sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực mặt, cổ và các chi. Mỗi tuần bạn nên ngâm rùa trong nước ấm và sử dụng các loại sữa tắm cho bò sát. Dùng bàn chải chà nhẹ để loại bỏ các mảng da đã bong.
Sinh sản:
Trong mùa giao phối con cái thường thích nằm phơi mình gần hồ nước. Con đực cũng tụ tập ở đó nhưng không phải để phơi nắng. Mà con đực sẽ “mời gọi” con cái bằng cách cắn vào chân và đuôi con cái. Và sau 2 tuần kể từ khi giao phối thì con cái sẽ đẻ khoảng từ 15 – 50 trứng.
Vấn đề ăn uống:
Bạn nên lưu ý rằng, loài rùa này cần có chế độ ăn ít chất béo và protein. Ngay cả khi bạn mua thức ăn hạt cho rùa thì cũng hãy để ý các thành phần bên trong. Và nếu chúng trở nên chán ăn và lờ đờ thì đó chính là dấu hiệu mang bệnh.
Dấu hiệu bệnh:
Rùa Ninja cũng như nhiều loài rùa thủy sinh khác. Chúng rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp, bị vi khuẩn nấm do nước bẩn. Bên cạnh đó còn có bệnh xương chuyển hóa do thiếu canxi và vitamin D3. Với dấu hiệu tiêu biểu là bong tróc vỏ, yếm và vỏ bị mềm. Đặc biệt, nếu rùa bạn nuôi thường xuyên.

Điều kiện nuôi lý tưởng đối với Rùa Ninja
Một bể tối thiểu để nuôi Rùa Ninja là khoảng 80 lít. Trong bể có nước sạch là điều kiện quan trọng nhất. Nước cần ấm áp, có độ PH thấp, có nhiều tannin để giữ cho vỏ chắc khỏe(thêm nhiều lá sồi và khúc gỗ cây sồi để có nhiều tannin).
Dưới nước thả một số cây thủy sinh tươi vào để trang trí. Nước bể cần phải dùng bộ lọc mạnh mẽ. Mọi thức ăn thừa cần được sàng lọc khỏi bể. Và bạn nên chú ý thay nước mỗi tuần một lần.
Nhiệt độ của nước duy trì từ 21 – 26 độ C, còn nhiệt độ trung bình trong không gian bể nên khoảng từ 18 – 21 độ C. Loài rùa này không chịu được lạnh nên nếu dưới 18 độ C có khả năng sẽ tử vong. Bên cạnh đó, tạo một điểm để rùa phơi nắng như một khúc gỗ hay phiến đá cố định vững chắc trên mặt nước. Ở đó chó chiếu một đèn UVA/UVB và một đèn sưởi lên đến 35 độ C.
Những lưu ý về thức ăn của Rùa Ninja
Bạn có thể cho rùa con ăn tạp bao gồm giun, dế, rau, trái cây hay thực vật thủy sinh. Nhưng khi rùa trưởng thành thì chủ yếu ăn rau xanh, trái cây và thực vật thủy sinh.

Rùa Ninja giá bao nhiêu?
Giá của Rùa Ninja khá rẻ chỉ từ 600.000 VNĐ. Tuy nhiên chi phí nuôi loài rùa thủy sinh này khá tốn kém. Đây còn là loài rùa được xét vào diện rất dễ bị tổn thương nên không nên nuôi cùng loài bò sát khác.
Trong thời kỳ đầu (khoảng 100 ngày) mới mang về, bạn nên đem rùa đi khám định kỳ. Nhất là khi bạn nuôi rùa bắt hoang dã. Chi phí khám hay phẫu thuật sẽ dao động từ 90.000 – 500.000 VNĐ.
Loài này cần sống trong môi trường lớn, nên bể tối thiểu cũng khoảng từ 500.000 VNĐ. Và trong bể cần lắp đèn sưởi (khoảng 150.000 VNĐ) và đèn UVA/UVB (từ 80.000 VNĐ). Riêng đèn UVA/UVB cần phải được thay mới định kỳ 6 tháng 1 lần. Rùa càng lớn thì càng phải gia tăng diện tích bể, hơn nữa máy lọc nước cũng đòi hỏi cao hơn. Bạn có thể sẽ phải sắm một máy lọc lên đến 2.000.000 VNĐ.