Cách nuôi Rùa Núi Vàng chi tiết nhất

Rùa Núi Vàng  được tìm thấy chủ yếu ở Đông Nam Á và một số khu vực Ấn Độ. Một loài rùa kích cỡ trung bình với tính cách hay tò mò. Chúng thường có mai màu vàng hoặc caramel với các vảy cùng các đốm đen trên da. Da của loài vật này cũng rất hay thay đổi.

Những điều thú vị về Rùa Núi Vàng

  • Rùa Núi Vàng có hiện tượng xuất hiện các vệt đỏ quanh vùng mũi và mắt vào mùa giao phối.
  • Ở châu Á, chúng được phân phối ở rất nhiều khu vực khác nhau. Phần lớn ở miền nam Trung Quốc, hầu hết Việt Nam, Lào, Malaysia, Thái Lan và Campuchia và ở Nepal, Ấn Độ, Myanmar và Bangladesh.
  • Chúng rất thích đứng ở bóng râm ở các thảm thực vật nơi có nắng chiếu vào.
  • Nếu nhiệt độ quá cao chúng sẽ thường không thích hoạt động và sẽ trú ẩn tránh nắng.

Rùa Núi Vàng có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?

Rùa Núi Vàng thông thường sống được khoảng hơn 20 năm ở tự nhiên. Có điều chúng bị đe dọa bởi việc mất một trường sống và nạn buôn bán thực phẩm. Ở điều kiện nuôi nhốt tốt thì loài này có tuổi thọ cao. Có thể tồn tại tới hơn 50 năm tuổi.

Rùa Núi Vàng lớn tối đa bao nhiêu?

Những con rùa trưởng thành phát triển mạnh mẽ thường có kích thước trên dưới 30 cm. Và thường nặng từ khoảng 2.5 cho đến 3.5 kg. Con cái có xu hướng to và thân hình đầy đặn hơn con đực. Trong khi đó con đực lại có một cái đuôi dày và lớn hơn con cái.

Rùa Núi Vàng có nguy hiểm không?

Rùa Núi Vàng không quá nguy hiểm, nhưng chúng cũng không thích bị rửa ráy, lăn qua lộn lại. Và tính khí của chúng có thể sẽ cực gắt, không hề khoan dung với các con rùa khác. Nhất là trong mùa sinh sản chúng có thể cắn nhau, cáu hơn thì có thể sẽ cắn cả người chăm sóc chúng.

Sức khoẻ và hành vi: Những điều bình thường và không bình thường

Hành vi tổng quan:

Theo các báo cáo thì Rùa Núi Vàng thích bóng râm hơn so với ánh nắng. Chủ yếu hoạt động vào lúc hoàng hôn. 

Lột da:

Rùa sẽ lột da trong thời điểm đang phát triển. Với các vùng lột da chủ yếu là quanh mặt, cổ và các chi. Mỗi tuần bạn nên ngâm nước nóng và tắm cho rùa bằng sữa tắm bò sát một lần. Dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ để loại bỏ các mảng bong.

Sinh sản:

Để mời gọi, con đực sẽ cắn vào đầu, cổ hay chi trước của con cái. Và trong khi giao phối, con đực sẽ phát ra âm thanh chói tai, cũng như tiếng thở khàn khàn. Sau khi sinh sản, con cái sẽ đào tổ dưới đất để đẻ từ 2 – 4 quả trứng.

Vấn đề ăn uống:

Luôn luôn để thức ăn trong bát hoặc trên mặt một phiến đá để tránh bụi bẩn từ mặt đất. Quan trọng nhất, khẩu phần ăn nên có 80% là các loại rau lá, thảo mộc. Phần 20% còn lại là trái cây cùng một ít thịt. Nhưng bạn chỉ nên cho chúng ăn thịt khoảng 3-4 lần mỗi tháng.

Dấu hiệu bệnh ở rùa núi vàng:

Mặc dù tập tính thích tránh nắng, nhưng không phải chúng không cần nắng. Nếu thiếu tia UVA/UVB thì rùa của bạn sẽ thiếu canxi hay vitamin D3. Dẫn đến căn bệnh tiêu biểu như xương chuyển hóa. Với các dấu hiệu bong tróc trên vỏ và yếm, cùng với mai bị mềm. Ngoài ra cũng có thể mắt lờ đờ, bị sưng húp, híp lại và chảy nước mắt.

Điều kiện nuôi lý tưởng đối với Rùa Núi Vàng

Rùa Núi Vàng cần một khoảng rộng ít nhất 2 mét vuông để làm chuồng. Xung quanh được rào chắn bằng gạch hay gỗ cao, hoặc kính bền chắc. Bạn cần cung cấp cho chúng một lớp đất dày dưới chuồng cỡ 5-10 cm. Để chúng có thể làm tổ hay đào đất tránh nóng. Trên mặt đất có nhiều cây và bụi bỏ thường xuyên phun sương mỗi ngày.

Ánh sáng quá chói khiến những con rùa trở nên lười hoạt động. Nhưng mà lại cần có ánh sáng và tia UVA/UVB để cung cấp canxi và vitamin D3. Một giải pháp tốt nhất là sử dụng đèn sưởi và đèn chiếu sáng đều là loại không tỏa sáng mạnh. Ví dụ như đèn sưởi hồng ngoại màu đỏ và đèn LED quang hợp cho cây. Chiếu sáng 12 giờ mỗi ngày, chủ yếu nên chiếu về đêm tối. Nhiệt độ không để giảm dưới 20 độ C bất kể là mùa nào.

Những lưu ý về thức ăn của Rùa Núi Vàng

Chế độ ăn của chúng khá đa dạng cũng khá tạp. Bao gồm salad rau củ quả trộn với các loại động vật mềm hay không xương sống. Động vật không xương sống có thể là giun, dế, châu chấu, ốc mềm, miếng thịt gà mềm hay chuột non. Con con cho ăn 4 – 6 lần mỗi tuần, con trưởng thành thì 3 lần mỗi tuần.

Rùa Núi Vàng giá bao nhiêu? 

Rùa núi vàng giá chỉ từ 450.000 VNĐ 1 con. Việc nuôi chúng cũng khá dễ dàng không đòi hỏi nhiều trừ nhiệt độ. Chúng rất thích hợp khi nuôi ở môi trường nóng quanh năm ở miền nam Việt Nam.

Rùa này không cần quan trọng lắm về việc mang ký sinh trùng gây bệnh. Nhưng cũng nên dành khoảng hơn 100 ngày đầu kể từ lúc mới mang về. Để đem chúng đi khám sức khỏe định kỳ. Chi phí khám hay phẫu thuật dao động từ 90.000 – 500.000 VNĐ.

Thức ăn khá rẻ vì chủ yếu toàn rau củ. Nhưng cần chú trọng bổ sung các sản phẩm đặc biệt chứa canxi và vitamin D3 dành riêng cho bò sát từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Một hộp canxi vitamin D3 (90g) khoảng từ 150.000 VNĐ.

2 bình luận về “Cách nuôi Rùa Núi Vàng chi tiết nhất”

Viết một bình luận