Cách nuôi Rùa Mai Vàng chi tiết nhất

Rùa Mai Vàng hay còn được gọi là Rùa Núi Vàng. Đây là một loài rùa vô cùng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Loài rùa này hiện đang đối mặt với nguy cơ suy giảm và tuyệt chủng. Mà nguyên nhân chính là do bị khai thác phục vụ cho các chợ thực phẩm ăn uống ở Trung Quốc và một số nơi khác ở Đông Á.

Những điều thú vị về Rùa Mai Vàng

  • Nhiều người còn gọi Rùa Mai Vàng là Rùa Dứa. Do hình dạng thon dài, mai màu vàng và hình dạng vỏ tạo cảm giác như một quả dứa.
  • Chúng khó khăn trong việc sống sót và thích ứng với khí hậu lạnh hơn các loài rùa khác.
  • Con cái có móng dài và cong hơn con đực. Một số giả thuyết cho rằng điều đó giúp con cái đào tổ và đẻ trứng trong mùa sinh sản.
  • Không chỉ con người, mà một bé Rùa Mai Vàng cũng biết ngại ngùng. Chúng sẽ có màu hồng nổi lên trên má và quanh mắt mũi khi giao phối. Và người ta gọi đó là đỏ mặt.
  • Chúng không biết bơi nhưng lại cực kỳ thích nước.
  • Hoa không phải món chính nhưng chúng thích ăn hoa, đặc biệt là hoa râm bụt.

Rùa Mai Vàng có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?

Rùa Mai Vàng có thể kéo dài được tuổi thọ với điều kiện là môi trường nuôi nhốt tốt. Tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên là từ 5 đến 8 năm. Tuy nhiên chúng phải đối mặt với nạn săn bắt trái phép và môi trường biến đổi. Nhưng ở điều kiện nuôi nhốt tốt, chúng có thể tồn tại đến hơn 50 năm.

Rùa Mai Vàng lớn tối đa bao nhiêu?

Rùa mai vàng có kích thước lớn hơn rùa đá. Kích thước trung bình của một con rùa trưởng thành dao động từ 30 – 36 cm. Nhưng thường là khoảng 30cm với cân nặng tổng thể khoảng 3kg. Con cái thường có xu hướng lớn và tròn hơn con đực khi nhìn từ trên cao.

Rùa Mai Vàng có kích thước trung bình
Rùa Mai Vàng

Rùa Mai Vàng có nguy hiểm không?

Rùa Mai Vàng rất ngoan ngoãn và khá nhút nhát. Nhưng nếu bạn nuôi hai con đực cùng một chuồng thì chúng có thể hung dữ với nhau. Thậm chí đánh nhau gây ra thương tích nghiêm trọng.

Chúng có thể cắn người nhưng hầu như không nghiêm trọng lắm. Có điều, hãy chắc rằng rùa của bạn nuôi có giấy phép mà không phải là bắt hoang dã. Những vết cắn có thể trở nên nguy hiểm nếu như chúng mang theo ký sinh trùng. Tốt nhất nên đến bác sĩ thú y kiểm tra khi mới đưa về.

Sức khoẻ và hành vi của loài rùa mai vàng

Hành vi tổng quan:

Rùa Mai Vàng chủ yếu hoạt động vào lúc bình minh và sau hoàng hôn. Đặc biệt hoạt động vô cùng tích cực và nhanh nhẹn thâu đêm suốt sáng. Điều đó là nhờ vào đôi mắt to khỏe của chúng.

Lột da:

Rùa Mai Vàng sẽ thay da, bạn sẽ có thể thấy những phần da khô rụng quanh mặt và cổ. Hãy ngâm nước ấm, tắm bằng loại đồ tắm cho thú cưng (như đồ tắm cho bò sát của Shed Ease). Chú ý thực hiện điều đó 2 lần mỗi tuần.

Sinh sản:

Loài rùa này thường đạt độ chín muồi về tình dục vào khoảng 4 tuổi với con đực, và 6-8 tuổi với con cái. Chúng có thể sinh sản quanh năm. Tuy nhiên điều kiện lý tưởng nhất để việc sinh hoạt diễn ra mạnh mẽ là thời tiết ấm. Nhiệt độ từ 26 cho đến 33 độ, kèm theo nhiều mưa là tốt nhất.

Vấn đề ăn uống:

Theo dõi ăn uống của chúng hàng ngày vì loài này có nhu cầu ăn uống khá cao. Nếu như chúng có dấu hiệu chán ăn, giảm cân, xuất hiện nhiều chất nhầy dư thừa quanh miệng. Thì có khả năng đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Và cần chú ý cung cấp đủ canxi nếu không dễ dẫn đến bệnh chuyển hóa xương MBD.

Dấu hiệu bệnh:

Bên cạnh nhiễm trùng đường hô hấp, thì cũng có một số nguy cơ bệnh khác phổ biến ở các loài bò sát. Biểu hiện là vỏ mềm, xương yếu phát triển. Trên vỏ có nhiều dấu hiệu kỳ lạ.

Điều kiện nuôi lý tưởng đối với Rùa Mai Vàng

Rùa Mai Vàng có thể nuôi trong một bể kính tối thiểu khoảng từ 100 lít. Chúng không biết bơi nhừng cần có một hồ nước nông. Đất gồm hỗn hợp ¼ là cát và ¾ là đất than bùn rêu. Mỗi tuần, bạn nên phun sương từ 1-2 lần để. Để đảm bảo độ ẩm cho đất nhưng không phun quá nhiều khiến đất úng nước.

Trong bể nên có một đèn sưởi khoảng 35 độ C bật chủ yếu vào buổi đêm khi trời lạnh xuống. Đèn UVB là cần thiết để sản sinh ra canxi và vitamin D3. Trong bể có thể thả vào một số cây như cây chuối, cây cau lụa cùng một số cây thủy sinh.

Những lưu ý về thức ăn của Rùa Mai Vàng

Rùa Mai Vàng khá là ăn tạp, ăn cả cây cỏ, rau, hoa lẫn động vật. Món ăn chú yếu thường là hỗn hợp salad các loại rau củ cùng một ít trái cây xắt nhỏ. Những con non dưới hai tháng tuổi nên cho ăn mỗi ngày. Còn các con trưởng thành chỉ nên ăn từ 1 – 2 tuần. Nếu nuôi trong nhà thì nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa canxi, phốt pho, vitamin D3.

Rùa Mai Vàng giá bao nhiêu?

Rùa Mai Vàng thường có giá từ 400.000 VNĐ trở lên. Những con rùa quý hình thù đặc biệt có thể lên tới  2.000.000 VNĐ. Thời gian đầu bạn nên thường xuyên khám định kỳ để phòng ngừa nguy cơ ký sinh trùng. Với giá khám khoảng từ 90.000 VNĐ, chưa kể các chi phí chữa bệnh và phẫu thuật khác sẽ có thể lên đến hơn 500.000 VNĐ.

Bên cạnh đó, loài vật này có nhu cầu ăn uống khá cao. Có điều rau xanh khá rẻ, chủ yếu là các sản phẩm cung cấp canxi vitamin D3 mỗi tuần. Những loại canxi đặc biệt dành cho bò sát sẽ có giá khoảng từ 150.000 VNĐ.

Để tiết kiệm nhất có thể, nên nuôi rùa ở ngoài sân. Khoảng diện tích từ 1.5 – 2.5 m2 đủ để nuôi một cặp đực cái. Đầu tiên chính là tiết kiệm tiền mua bể kính lên đến hơn 800.000. Lại có thể cho rùa tiếp xúc được với tia UVB. Điều này giúp sản sinh canxi, không phải phụ thuộc vào đèn UVB hay thực phẩm dinh dưỡng. Giảm bớt được một khoản gánh nặng chi phí.

Viết một bình luận