Rùa Bụng Vàng là một loài rùa sống cả trên cạn và dưới nước. Chúng có nguồn gốc từ phía đông nam Hoa Kỳ. Đặc biệt là khu vực từ Florida đến đông nam Virginia. Môi trường sống chủ yếu của chúng là các dòng sông, cánh đồng ngập nước và đầm lầy.
Những điều thú vị về Rùa Bụng Vàng
- Những con Rùa Bụng Vàng giao tiếp, truyền đạt thông tin với nhau bằng cách đụng chạm hoặc rung lắc.
- Chúng có giác quan nhạy bén để nhận biết xung quanh.
- Chúng có khả năng thổi phồng họng lên để làm phao khiến cơ thể nổi trên mặt nước.
- Hầu hết loài vật này đều rất hòa đồng và dễ dàng thích ứng trong mọi môi trường.
- Khi tắm nắng và hong khô chúng thường thích giương cao người lên.
ẢNH
Rùa Bụng Vàng có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?
Rùa Bụng Vàng có tuổi thọ khá cao trong tự nhiên. Phần lớn đều có thể sống đến tối đa 30 năm. Nhưng ở điều kiện nuôi nhốt tốt thậm chí chúng có thể sống đến hơn 40 năm. Đây là loài vật tương đối dễ chăm sóc. Chính vì thế được nhiều người mới nuôi rùa lựa chọn.
Rùa Bụng Vàng lớn tối đa bao nhiêu?
Một con đực trưởng thành và khỏe mạnh có chiều dài từ 13 – 23 cm. Còn con cái thì thường có kích thước lớn hơn nhiều. Độ dài có thể lên tới 20 – 33 cm. Khối lượng của loài này khá nhẹ. Con trưởng thành chỉ nặng tối đa khoảng 240 g.
ẢNH CON TRƯỞNG THÀNH
Rùa Bụng Vàng có nguy hiểm không?
Rùa Bụng Vàng là loài rùa thủy sinh, chúng chủ yếu ăn cỏ. Chính vì thế răng không phát triển cho lắm. Chúng cũng có thể cắn vào tay khi bạn xử lý vết thương hay rửa ráy. Tuy nhiên điều đó không ảnh hưởng quá nhiều.
Điều đáng quan ngại chủ yếu chính là nguy cơ trên người chúng mang một loại vi khuẩn tên là Salmonella. Vi khuẩn này sẽ gây ra bệnh rối loạn đường ruột. Trước kia đây là một trong những loài vật được buôn bán phổ biến nhất. Tuy nhiên bởi do mang vi khuẩn này mà việc bán chúng đã giảm dần.
Sức khoẻ và hành vi: Những điều bình thường và không bình thường
Hành vi tổng quan:
Rùa Bụng Vàng hoạt động mạnh nhất vào ban ngày. Thậm chí việc ăn uống cũng thường diễn ra vào buổi sáng. Phần lớn thời gian còn lại chúng dành để tắm nắng. Hơn nữa, đặc tính nhút nhát của loài này rất rõ rệt.
Trước hết chính là chúng không thích bị rửa ráy nhiều, vì chúng có cảm giác sợ hãi và dễ bị stress. Một điểm đặc biệt nữa cho thấy sự nhút nhát nữa chính là chạy trốn. Khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Chúng sẽ trượt thẳng xuống lòng đất hoặc nước. Đó là lý do vì sao mà một số người còn gọi loài này là Rùa Trượt Bụng Vàng.
Lột da:
Lột da thường xảy ra trong giai đoạn rùa phát triển. Các lớp da bong ra chủ yếu quanh mặt, cổ và vùng chân. Bạn có thể chà qua và thật nhẹ để loại bỏ các lớp da. Rồi ngâm chúng trong nước ấm. Không nên quá mạnh tay nếu không chúng sẽ sợ hãi.
Sinh sản:
Các con rùa thường đạt độ chín muồi về tình dục khi kích thước được khoảng từ 10 – 14cm. Mùa giao phối thường diễn ra vào mùa xuân, loại này thường gọi bạn tình bằng cách động đậy nhảy nhót. Sau khi giao phối con cái sẽ đào đất để đẻ trứng. Và phải mất khoảng 3 tháng để rùa con nở ra. Đến mùa xuân năm sau các con con mới ra ngoài và kiếm ăn.
Vấn đề ăn uống:
Rùa chỉ ra khỏi nước khi muốn phơi nắng và hong khô. Còn đâu chúng thường ăn trong nước. Nếu hành vi bình thường này không diễn ra thì có khả năng chúng đã bị bệnh. Bên cạnh đó, loài rùa này có xu hướng càng lớn càng ăn ít protein dần. Càng lớn càng chỉ nên cho ăn thực vật là chủ yếu.
Dấu hiệu bệnh:
Một con rùa khỏe thì thường thích lặn sâu xuống nước. Nếu chúng nổi trên mặt nước thì có khả năng đó là dấu hiệu của viêm phổi, nhiễm trùng hỗ hấp. Chúng mệt mỏi, thở khò khè, hai mắt sưng húp và híp lại.
Ngoài ra nếu mai bị mềm hoặc không mịn. Đồng thời quanh mai có nhiều tảo thì có thể chúng đã bị nấm. Vỏ sẽ bong tróc và có mùi thối khó chịu.

Điều kiện nuôi lý tưởng đối với Rùa Bụng Vàng
Bể cá khoảng 100 lít rất tốt để nuôi Rùa Bụng Vàng, nhưng khi chúng trưởng thành thì điều này khó khăn hơn một chút. Cần một bể có kích thước lý tưởng hơn là khoảng từ 250 lít. Trong bể có ao đủ sâu để chúng nhấn chìm người. Bên cạnh đó cần có đất mềm để chúng đào tổ sinh sản.
Loài này không đòi hỏi nhiều về nhiệt độ nhưng nhiệt độ không nên quá thấp. Vào mùa đông nếu nhiệt độ dưới 10 độ C thì chúng có thể sẽ lười biếng ít hoạt động hơn. Nhiệt độ tốt nhất khoảng từ 21 – 29 độ. Cần đặt một phiến đá và lắp tại đó một thiết bị sưởi lên đến 35 độ để chúng hong khô.
Bên cạnh đó, lắp đèn tia có cả tia UVA và UVB là điều cần thiết. Bạn sẽ cần chiếu đèn UVA/UVB 12 giờ mỗi ngày để chúng có một chiếc mai đẹp. Nhớ đừng quên thay đèn mới sau 6 tháng nhé!
Những lưu ý về thức ăn của Rùa Bụng Vàng
Rùa Bụng Vàng là loài ăn tạp, chúng ăn cả động vật và thực vật. Bao gồm côn trùng, cá, nòng nọc và các loài thịt. Cùng với những thực vật như trái cây, lá cây, và tảo. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển thì động vật chiếm 70% lượng ăn. Thực vật chỉ chiếm khoảng 30%. Nhưng không nên cho chúng ăn những thứ chứa quá nhiều protein.

Rùa Bụng Vàng giá bao nhiêu?
Rùa Bụng Vàng là loài rùa cảnh rẻ đẹp, giá chỉ từ 250.000 VNĐ. Việc nuôi chúng cũng không quá tốn chi phí. Tuy nhiên thời điểm ban đầu cần được khám thường xuyên để loại trừ nguy cơ mang mầm bệnh. Giá khám hoặc phẫu thuật dao động từ 90.000 – 500.000 VNĐ.
Ngoài ra khi rùa trưởng thành, bạn sẽ cần 1 bể kính lớn với giá khoảng 800.000 – 1.000.000 VNĐ. Phải thay định kỳ đèn UVA, UVB 6 tháng 1 lần với giá từ 80.000 VNĐ. Để tiết kiệm tối đa chi phí thì nên nuôi ngoài trời khi rùa trưởng thành. Bằng một khoảng đất từ 1m2 bao quanh bằng gạch. Bạn sẽ tiết kiệm tiền bể và tiền mua cũng như thay đèn UVA/UVB. Vì rùa sẽ được tiếp xúc trực tiếp với UVA, UVB từ mặt trời.
1 bình luận về “Cách nuôi Rùa Bụng Vàng”