Bệnh loét vỏ ở rùa cảnh

Bệnh loét vỏ là một trong những loại bệnh thường gặp ở rùa nuôi (bao gồm cả loét mai và yếm rùa) thường có hai dạng chính. Một là dạng khô liên quan đến nhiễm nấm, hai là dạng ẩm ướt liên quan đến vi khuẩn gram âm. Bệnh thường sẽ xảy ra sau khi vỏ ngoài bị va chạm, làm bị xước bị thương. Ngay cả những vết thương nhỏ trên vỏ cũng có thể dẫn đến bệnh.

Nếu có bất kỳ vi khuẩn, nấm hoặc mầm bệnh khác nhau nào xâm hại vào vỏ. Nó đều có thể xâm nhập vào các mô sống ngay bên dưới lớp vỏ cứng cáp bên ngoài. Cũng có thể gọi bệnh này là bệnh thối vỏ. Các vết loét hiện có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc sâu trong vỏ.

Bệnh loét da do nhiễm khuẩn Septica (SCUD) cũng được đề cập liên quan đến loét vỏ ở đây. Đó là một tình trạng nhiễm nghiêm trọng, các vi khuẩn phát triển trong máu. SCUD có thể gây tử vong vì cơ thể cấp máu đi các cơ quan dẫn đến các vi khuẩn xâm lấn mọi nơi. Sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn toàn thân là điều cần thiết để rùa có thể phục hồi.

Biểu hiện cho thấy rùa của bạn bị loét vỏ

bệnh loét vỏ ở rùa

Nếu con rùa của bạn gặp phải bệnh loét vỏ. Bạn sẽ thấy rằng mai của chúng trông có vẻ không đồng đều, phần mép có thể sẽ hơi vênh lên. Bạn cũng dễ thấy một ít chất dịch dưới mai ngửi có mùi rất kinh khủng.

Trong trường hợp cực kỳ xấu, vỏ có thể bị rỗ ra. Hoặc các mảng trên mai sẽ bị vỡ ra, bong tróc xuống. Thậm chí nhìn rõ được xương bên dưới lớp vỏ lộ ra. Xương có thể vẫn khỏe mạnh nhưng vẫn có thể bị nhiễm bệnh nếu bị loét trong một thời gian dài không chữa kịp thời.

Khi bị bệnh loét vỏ (hoặc da) thì bạn có thể nhận thấy rõ ràng. Rùa của bạn sẽ thờ ơ, không quan tâm đến việc ăn uống. Cũng như có các triệu chứng xuất huyết trên vỏ và da của nó. Việc hoại tử gan cũng có khả năng xảy ra trong trường hợp này. Đây là bệnh có thể nhanh chóng dẫn đến cái chết ở rùa của bạn.

Tại sao rùa bị loét vỏ?

Nguyên nhân của việc loét vỏ có thể xảy ra do chấn thương. Bất kể là từ hành vi đánh nhau hay lý do nào khác. Hoặc điều kiện môi trường sống ở nơi nuôi nhốt kém chất lượng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hoặc tảo sinh sôi xâm nhập vào cơ thể rùa. Vi khuẩn Citrobacter freundii thường là tác nhân chính gây nên căn bệnh này. Mặc dù cũng có những vi khuẩn khác cũng được xác định gây ảnh hưởng.

Làm thế nào để chữa dứt điểm bệnh loét vỏ ở rùa cảnh?

Bạn gần như không thể tự điều trị khi vỏ của rùa bắt đầu loét. Bạn chỉ có thể phòng tránh bằng cách khi nhận thấy bất cứ vết thương và vết loét nào trên người. Thì hãy mau chóng mang đến bác sĩ thú y.

Ngoài việc tiến hành kiểm tra thể chất cho rùa. Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về những gì đã trải qua và môi trường rùa cư trú. Bác sĩ sẽ nhìn kỹ vào toàn thân rùa và tiến hành xét nghiệm. Có thể bao gồm xét nghiệm tế bào, các tổn thương, mức độ nhạy cảm của vi khuẩn, nấm và kiểm tra máu.

bệnh loét vỏ ở rùa

Một khi bác sĩ thú y xác định được nguyên nhân gây bệnh. Thì việc điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng. Nếu nhiễm trùng càng lâu không được phát hiện càng khó điều trị. Xấu nhất là sự nhiễm trùng lan toàn thân làm loét trong mô xương.

Nếu rùa của bạn loét vỏ dạng khô thì nó sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng nấm. Nếu là dạng ẩm ướt thì bác sĩ sẽ loại bỏ phần nhiễm trùng. Và sử dụng dung dịch Betadine pha loãng để nhỏ vào khu vực này. Sau đó bôi thuốc kháng sinh tại chỗ. Nếu rùa của bạn được chuẩn đoán mắc cả SCUD. Thì cần thiết phải tiêm kháng sinh ngay cho toàn thân.

Nếu rùa của bạn bị loét sâu thì việc phẫu thuật là cần thiết. Dụng dụng cụ được sử dụng có thể là vật liệu acrylic hoặc sợi thủy tinh. Khu vực vỏ bị ảnh hưởng cần luôn được giữ khô ráo và có không khí lưu thông.

Chăm sóc, phục hồi cho rùa cảnh bị loét vỏ

Phía trên là công việc của bác sĩ thú y, con đây sẽ là công việc của bạn. Sau khi mang rùa từ cơ sở chữa bệnh thú y về thì bạn cần phải có một lịch chăm sóc hàng ngày. Bao gồm làm sạch vỏ hai lần mỗi ngày ở bất cứ nơi nào. Có thể sử dụng dung dịch Povidone iodine hoặc Chlorhexidine để sát trùng.

Bạn nên xem xét thật kỹ về môi trường nuôi nhốt rùa. Xem xét liệu có những vách tường, phiến đá hay khúc gỗ thô hay không. Nó có thể sẽ va chạm khiến rùa bị thương. Trong mùa sinh sản, hai con đực có thể đánh nhau để tranh giành một con cái. Nên điều này bạn cũng cần lưu ý.

Hãy chắc rằng bạn nuôi rùa trong độ ẩm thích hợp. Nếu quá khô thì vỏ của rùa có thể bị nứt và đó là cơ hội cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Nếu độ ẩm quá cao thì vỏ có thể sẽ bị mềm, bên mép khả năng sẽ vênh lên. Điều này cũng dễ tạo điều kiện cho các vi sinh vật cư trú. 

Bạn nên tham khảo nhiệt độ thích hợp để nuôi giống rùa của bạn trên Tạp chí bò sát. Và sử dụng một loại máy đo nhiệt độ, độ ẩm. Đề cử một số mẫu: bộ Nhiệt ẩm kế EXO Terra (180 nghìn VNĐ), bộ đôi nhiệt ẩm kế của Zoo Med (277 nghìn VNĐ), đồng hồ nhiệt ẩm điện tử bằng pin giá rẻ (80 nghìn VNĐ). Điều quan trọng là môi trường sống phải sạch sẽ và bạn cần theo dõi tình trạng của rùa trong thời gian dài.

thuốc trị bệnh loét vỏ ở rùa

2 bình luận về “Bệnh loét vỏ ở rùa cảnh”

Viết một bình luận