Bệnh chuyển hóa xương (MBD) ở rùa cảnh

Một trong những vấn đề phổ biến mà các con rùa hay gặp phải là bệnh chuyển hóa xương (MBD). Nhất là những con rùa cảnh được nuôi trong nhà. Đó là hậu quả lâu dài của việc chăm sóc không đúng cách.

Nếu như không có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp. Rùa có thể sẽ suy yếu nghiêm trọng, co giật và cuối cùng là tử vong. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể tự điều chỉnh tại nhà. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý ở rùa. Tùy theo giống rùa của bạn mà cần nghiên cứu thích hợp để đáp ứng nhu cầu có nhân của chúng.

Bệnh chuyển hóa xương (MBD) là gì?

Nói đúng ra, chuyển hóa xương không hẳn là một căn bệnh ở rùa nuôi. Nó là tình trạng mai hoặc xương của rùa chuyển hóa từ cứng thành mềm. Trong một số trường hợp nhất định, bệnh chuyển hóa xương bao gồm các tình trạng như loãng xương, bệnh loạn dưỡng xương do xơ, bệnh xương khớp, bệnh Paget hay còi xương. Một trong những chứng bệnh MBD phổ biến nhất ở các loài rùa chứng tăng năng tuyến cận giáp.

rùa bị chuyển hoá xương

Biểu hiện cho thấy rùa của bạn bị chuyển hóa xương

Việc chuẩn đoán bệnh chuyển hóa xương có thể được thực hiện thông qua X-quang và lấy máu. Để đến khi xuất hiện dấu hiệu quá rõ ràng và đưa đến bác sĩ thú y. Thì lúc đó, những con rùa bị MBD đã có hình dạng nhỏ hơn hoặc lớn hơn bất thường so với tuổi của chúng.

Khi nhìn X-quang sẽ thấy mật độ xương trong cơ thể cũng thấp hơn so với bình thường. Còn với việc xét nghiệm máu thì sẽ nhận ra tỷ lệ canxi trong máu quá thấp và nồng độ phốt pho tăng cao. Có thể là dấu hiệu cho thấy rùa bị mắc bệnh MBD. Mặc dù vậy, xin hãy lưu ý rằng một số con bản thân chúng vốn có mức canxi cao hơn tiêu chuẩn bình thường. Nên có thể chúng đã mắc bệnh MBD. Trong trường hợp đó, cho dù xét nghiệm máu thấy tỷ lệ canxi vẫn ổn định thế nhưng nồng độ phốt pho cao bất thường.

Mặc dù đưa đến phòng khám có thể phát hiện ra bệnh. Nhưng bạn vẫn cần phải lưu ý để phát hiện rùa của bạn mắc bệnh MBD. Như vậy mới có cách điều trị thích hợp khi chưa đưa đến thú y được.

Vì bệnh chuyển hóa xương là một trong những bệnh dường như không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Cho đến khi tình trạng bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao bạn cần phải quan sát thói quen và hành vi cũng như biểu hiện của rùa thường xuyên. Như vậy chỉ cần có những thay đổi nhỏ xảy ra, bạn có thể xử lý ngay lập tức được.

Dưới đây là danh sách những dấu hiệu của bệnh chuyển hóa xương. Lưu ý, có một số biểu hiện không hẳn là do bệnh MBD. Nhưng nếu bạn phát hiện ra những điều này thì nên đưa đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể.

Thờ ơ

Với những con rùa bị MBD thì chúng thường thể hiện sự thờ ơ và thiếu nhiệt tình hơn bình thường. Trong trường hợp xấu hơn, có thể chúng sẽ gần như không động đậy. Tuy nhiên một số loài sẽ ngủ đông vào những thời điểm nhất định trong năm. Nên nếu chúng đột nhiên không hoạt động. Thì có thể là chúng đang ngủ đông.

rùa bị chuyển hoá xương

Ngoại trừ con non là một ngoại lệ. Những con rùa con sẽ thường dành phần lớn thời gian để ngủ và chỉ ra ngoài khi chúng cần ăn. Đó là một thói quen tự bảo vệ trong tự nhiên. Con con làm điều này để tự mình tránh khỏi sự chú ý của kẻ săn mồi.

Cho nên việc thờ ơ có thể được coi là dấu hiệu cơ bản MBD ở những con rùa trưởng thành. Chúng năng nổ hoạt động đột nhiên lầm lì, ngủ đông không đúng thời điểm. Tùy theo loài rùa bạn nuôi, hãy tra chi tiết về chu kỳ sinh hoạt của chúng trên Tạp chí bò sát. Để có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm và hoạt động của rùa.

Chán ăn

Một triệu chứng cơ bản khác được biết đến ở rùa mắc bệnh MBD chính là chán ăn. Chán ăn đột ngột hoặc trong thời gian dài. Mặc dù rùa không cần thức ăn hàng ngày và có thể sống sót trong nhiều tháng mà không cần ăn. Cũng không cần thiết phải phải kiếm ăn nhiều ngày trừ khi con người chủ động ném đồ ăn cho chúng.

Có rất nhiều điều kiện khác gây ra chứng chán ăn ở rùa. Vì vậy phải kèm theo nhiều triệu chứng khác nữa để xác định có phải rùa bị MBD hay không. Nhưng mà đối với những con rùa nhỏ, việc chán ăn sẽ là một vấn đề tiềm tàng bệnh. Bởi vì vốn dĩ chúng đang tuổi phát triển và cực kỳ thèm ăn.

Táo bón

Mặc dù táo bón có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau tác động. Khả năng cao nhất là do chạy nhảy, va chạm mạnh hoặc bị đau bụng. Nhưng nếu loại trừ hai điều này ra, thì rất có thể thủ phạm là bệnh chuyển hóa xương.

Nhưng nếu bạn không nhìn thấy chất thải của chúng trong môi trường sống. Thì cũng không thể kết luận ngay rằng rùa bị táo bón. Vì một số loài rùa sẽ tự ăn lại chất thải của chúng, đặc biệt là con non. Đây là hành vi bình thường của rùa. Vì điều đó giúp chúng tự mình nuôi dưỡng những vi sinh vật hoặc vi khuẩn tốt trong đường ruột của chúng.

Chân cong

Bệnh xương chuyển hóa có thể gây ra sự phát triển bất thường của xương. Có thể biểu hiện rõ rệt từ sự cong vẹo không tự nhiên hay phát triển không đồng đều. Điều đó khiến cho đôi chân của rùa bị cong hoặc biến dạng. Như vậy cũng là điều không bình thường.

Chân của rùa cần phải thẳng khi chúng đứng yên. Thậm chí nếu bạn tấn công chúng thậm chí chúng còn đủ mạnh để đẩy lại. Đôi chân bị biến dạng sẽ gọp phần dẫn đến dáng đi không đều và con vật cũng có thể sẽ không nhất được vỏ khỏi mặt đất.

rùa bị chuyển hoá xương

Dáng đi không ổn định hoặc khập khiễng

Một trong những tác động chính của MBD đối với rùa là xương trở nên yếu đi. Do đó dẫn đến chân tay yếu. Biểu hiện rõ rệt của điều này qua việc rùa đi khập khiễng. Hoặc rùa của bạn có thể gặp khó khăn trong việc nâng chiếc vỏ của chúng lên khỏi mặt đất. Những con rùa bị MBD khó có thể đi đặc biệt là đi ở nơi cao. Mà vẫn giữ được người thẳng, thăng bằng với cái mai lớn trên lưng như các con rùa bình thường khác.

Bạn sẽ dễ nhận thấy chúng đi bộ lắc lư nghiêng ngả. Rõ nhất là khi chúng đi ở nơi cao hoặc địa hình gồ ghề. Như vậy mới dễ dàng kết luận rằng rùa bị chuyển hóa xương. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy một con rùa bị MBD sẽ đi khập khiễng. Phải kéo lê một trong số các chi trên mặt đất chứ không đi như thường.

Lưng bị gù

Đây là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh xương chuyển hóa. Phần thân hoặc mặt sau của mai bị suy nhược nghiêm trọng. Điều này khiến cho khi nhìn ở bên trông rùa như bị gù lưng. Mai phía trước của chúng cao hơn khá nhiều so với phía sau. Sự tăng trưởng không đồng đều trên mai này rất phổ biến ở con non. 

rùa bị chuyển hoá xương

Vốn dĩ, việc mai tăng trưởng khỏe mạnh phải đảm bảo cả mặt trước và sau. Vì cột sống của rùa hợp nhất trực tiếp với mai. Cho nên nếu bị biến dạng như vậy thì cột sống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể do bệnh cũng có thể do di truyền ở rùa.

Vỏ phẳng

Một trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh MBD lên sự phát triển chính là vỏ phẳng. Đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng đối với rùa có vỏ hình vòm như Rùa Báo hay Rùa Bức Xạ. Một chiếc vỏ phẳng sẽ làm rùa không thể tự lật người lên. Điều này cũng cho thấy rằng vỏ không khỏe mạnh và canxi cung cấp không đủ.

Tuy nhiên, một số loài rùa sinh ra đã có hình dạng như một chiếc bánh kếp. Vỏ phẳng gần như không có độ cong. Nhưng với các loài khác, nếu vỏ không hề nâng lên cao thì đó là điều bất thường.

Mỏ phát triển bất thường

Rùa hầu như không có răng như nhiều loài động vật khác. Thay vào đó chúng kẹp thức ăn bằng mỏ giống như chim. Mỏ của rùa có hình dạng độc đáo tùy thuộc rừng loài khác nhau. Thông thường trong các hoạt động mỏ sẽ bị mài mòn đi. Nhưng khi chúng bị MBD, thì mỏ sẽ phát triển quá mức ảnh hưởng đến việc mài mòn này.

rùa bị chuyển hoá xương

Sự tăng trưởng bất thường của mỏ sẽ khiến phần hàm trên và hàm dưới lệch nhau, không đồng đều. Dẫn đến việc rùa không thể kẹp thức ăn và nhau nuốt một cách hiệu quả. Nếu như mỏ phát triển như một con vẹt hoặc bằng phẳng như mỏ vịt. Thì đã đến lúc bạn nên mang ngay rùa cảnh của mình đến gặp bác sĩ.

Kim tự tháp

Nói chung, thông thường rùa có vỏ nhẵn, chỉ sần sùi nhẹ và hình vòm khi trưởng thành. Bất cứ một điểm nào trên mai rùa lồi lên một cách bất thường. Đặc biệt là trông như hình chóp, người ta gọi là kim tự tháp. Thì đó là biểu hiện đặc trưng của bệnh chuyển hóa xương.

Trong trường hợp đó, mai rùa bị mềm và có nhiều vết bong tróc. Thậm chí bạn ấn ngón tay vào mai cũng có thể bị lõm xuống. Vỗ vỗ nhẹ lên những hình lồi kim tự tháp nhận thấy dường như bên trong trống rỗng.

Có một số loài rùa trong tự nhiên có vỏ lồi sẵn, hình thành những kim tự tháp trên mai. Như Rùa Báo, Rùa Sao hay Rùa Bức Xạ. Nhưng một cái vỏ nặng và cồng kềnh như vậy rất dễ gây ra vấn đề khi di chuyển.

Cơ thể quá lớn so với mai

Trong số các trường hợp nghiêm trọng của bệnh chuyển hóa xương được biết đến. Trường hợp này rùa thực sự sẽ phát triển nhanh hơn mai của chúng. Khiến cho chiếc mai quá nhỏ so với cơ thể. Đây không phải là một trạng thái tự nhiên.

Lý do chính là rùa phải hoàn toàn rút được đầu và chân tay vào mai của chúng. Nên nếu mà chúng không thể làm như vậy. Thì có thể khẳng định rằng chúng phát triển bất thường. Và một trong những nguyên do lớn là bởi sự chuyển hóa xương.

Mai rùa có những công dụng đặc biệt ngoài việc bảo vệ. Chẳng hạn như hấp thụ tia UV từ mặt trời. Ngoài ra còn lưu thông không khí và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Một chiếc mai còi cọc cũng có nghĩa là cơ thể suy yếu và không đủ chức năng.

Mai mềm hoặc dai

Một ảnh hưởng phổ biến của MBD lên các loài rùa cảnh là khiến lớp mai bị mềm. Mai rùa thường cứng vì hầu hết chúng được hình thành từ xương. Nên nếu một con rùa bị chuyển hóa xương. Thì những xương này không có canxi để chúng làm vỏ đúng cách. Như vậy có thể sẽ khiến vỏ mềm hoặc dai.

Nếu bạn gặp một con non có lớp vỏ có vẻ mềm thì đừng vội hoảng sợ. Con non thường có vỏ mềm hơn khi chưa đủ 6 tháng tuổi. Phần lớn thân của chúng lúc nào được tạo từ sụn. Sau đó mới thay thế bằng canxi để cứng cáp hơn.

Vỏ của một con rùa khỏe mạnh thì khi bạn ấn nhẹ vào sẽ có sự cứng cáp nhất định. Đàn hồi và trở lại như cũ sau khi nhấn vào. Nhưng nếu vỏ bị mềm hay dai thì rất khó khăn để trở lại hình dạng ban đầu. Và có thể bị vỡ hoặc tróc xuống khi nặng hơn.

Khó sinh sản

Khó sinh sản hay trứng bị giữ lại, là một biểu hiện thường thấy ở một con cái bị MBD đang đến mùa sinh sản. Nếu con rùa cái không thể chuyển hóa canxi khi chúng mang trứng. Thì chúng sẽ gặp khó khăn trong việc đưa trứng ra khỏi cơ thể.

Canxi là một thành phần rất quan trọng trong việc co thắt lại cơ bắp. Để đưa những quả trứng ra ngoài mà không gặp vấn đề gì. Nếu con rùa của bạn dường như đang thể hiện hành vi làm tổ. Mà có biểu hiện căng thẳng, không đẻ xuống trứng nào. Thì có khả năng chúng khó sinh sản.

Tại sao rùa bị bệnh chuyển hóa xương?

Mệnh MBD thường xảy ra do quá ít canxi trong chế độ sinh hoạt. Canxi rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của xương và vỏ. Điều rõ ràng nhất có thể nhận ra chính là chế độ ăn thiếu canxi. Nhưng cũng có thể do có quá nhiều phốt pho hoặc quá ít Vitamin D. Phốt pho sẽ ức chế khả năng hấp thụ canxi của rùa. Trong khi đó vitamin D lại tăng cường điều đó. 

Ngoài sự mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể. Những bệnh chuyển hóa xương mà rùa cảnh gặp phải có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu môi trường sống kém. Chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp. Thường là quá lạnh, làm suy yếu tiêu hóa và giảm hấp thụ canxi. Đồng thời cũng ức chế sản sinh vitamin D3 từ tia UVB. Hoặc là không thể hydrat hóa nên không cho rùa ngủ đông đúng cách.

Ngoài ra còn một số nguyên do khác như:

  • Do không tiếp xúc với lượng UVB thích hợp từ ánh sáng mặt trời hay đèn. Cho nên cơ thể thiếu hụt vitamin D3.
  • Quá thiếu protein hoặc quá thừa protein.
  • Xuất hiện một số chất làm giảm khả năng hấp thu canxi như oxalat, phytates,…
  • Rùa bị bệnh thận hoặc gan do đó hoạt động chuyển đổi vitamin D bị suy yếu. Bệnh đường ruột hoặc ký sinh trùng phá vỡ khả năng hấp thu. Hoặc bệnh ở tuyến giáp, tuyến cận giáp làm sản xuất hormone ảnh hưởng đến việc chuyển hóa canxi.

Rùa bị chuyển hóa xương sẽ gây hại trực tiếp đến con cái đẻ trứng và con non. Con con rất dễ bị tổn thương do bệnh MBD. Vì bệnh sẽ phát triển nhanh chóng trong năm đầu tiên của cuộc đời. Điều đó có nghĩa là khi sinh ra rùa cần rất nhiều canxi để bổ sung cho sự phát triển. Đặc biệt là sự phát triển của vỏ.

Đối với con cái đẻ trứng thì bệnh MBD là một rắc rối lớn. Vì trứng sẽ cần một lượng lớn canxi để hình thành. Vì vỏ của trứng được cấu thành từ canxi. Những con cái bị bệnh MBD có thể tạo ra những quả trứng vỏ mềm hoặc dai. Như vậy không đủ mạnh để bảo vệ con non từ bên trong. Hoặc vỏ sẽ tự sụp do trọng lượng quá nhẹ của chính chúng.

Các biện pháp khắc phục khi rùa cảnh bị nhiễm trùng mắt

Bệnh xương chuyển hóa là một trong những bệnh dễ dàng phòng ngừa và khắc phục hơn là điều trị khi nặng. Dù bạn đang muốn khắc phục bệnh hay muốn ngăn ngừa MBD. Thì tốt nhất là bạn nên cung cấp một môi trường sống và sinh hoạt cụ thể, hợp lý với rùa của bạn.

Cải thiện chế độ ăn uống

Điều này có tác động lớn nhất trong tất cả các yêu cầu nuôi nhốt. Bạn nên đưa một lượng canxi ổn định vào chế độ ăn uống. Bằng cách bổ xung các loại rau củ giàu canxi cho rùa. Các loại rau nhiều canxi gồm: cải xoăn, giá đỗ, cải thìa, bông cải xanh, tỏi tây, rau diếp, rau bina, cần tây,… Nhưng những loại rau củ không nhiều canxi bằng cỏ. Nên nếu có thể, thì cỏ từ tự nhiên là tốt nhất.

Nhưng nếu không thể, thì bạn có thể trộn các loại hỗn hợp rau xanh. Và rắc lên rau một ít bột canxi. Loại bột phổ biến được dùng cho bò sát là Repti Calcium của Zoo Med. Bạn có thể mua trên shopee với giá từ 180 nghìn VNĐ. Hoặc mua ở bất cứ cửa hàng nào cho bò sát.

Bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu phốt pho khi rùa bị bệnh MBD. Ví dụ như thịt, cá, các loại hạt, các loại đậu, khoai tây,… Phốt pho sẽ làm ức chế sự hấp thu canxi. Tỷ lệ an toàn cho canxi và phốt pho là 2:1 Trong đó lượng canxi nên gấp đôi phốt pho.

Ngoài ra, cũng nên cung cấp lượng protein đầy đủ đặc biệt là với con non. Điều điều đó có ích cho sự phát triển cơ bắp. Và nên kích thích cho rùa của bạn thường xuyên để chúng năng động, khỏe mạnh.Bằng cách giả lập môi trường hoang dã mà chúng quen thuộc (tùy theo loài). Cũng như điều chỉnh lại nhiệt độ phù hợp. Một số loài rùa sẽ thường lười biếng nếu trời quá lạnh hoặc quá nóng.

Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp

Như đã đề cập ở trên, giống như con người rùa cần vitamin D3 để hấp thụ canxi vào xương đúng cách. Một trong những cách tốt nhất để có được vitamin D là cho rùa đắm mình trước ánh mặt trời.

Hoặc nếu không thể khi bạn nuôi rùa trong nhà. Hãy sử dụng một bóng đèn UVA UVB thích hợp để giả lập ánh mặt trời. Tạo ra những tia cực tím nhân tạo cho rùa. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên shopee. Đèn UVA UVB 3.0 khoảng 47 – 57 nghìn VNĐ tùy công suất. Cao cấp hơn là đèn UVB 5.0 có giá khoảng 190 nghìn VNĐ.

Lưu ý, đèn UVB nên được thay định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo chất lượng. Nếu như để quá lâu thì đèn sẽ giảm khả năng cung cấp vitamin D. Ngoài ra, một con rùa cần có nhiệt độ thích hợp để chuyển hóa thức ăn đúng cách. Nếu bạn không đảm bảo nhiệt độ phù hợp thì thức ăn sẽ không tiêu hóa đúng cách. Như vậy cung cấp canxi và vitamin D3 cũng vô ích. 

Trước hết bạn phải xác định loài rùa bạn đang nuôi là rùa gì. Sau đó tìm hiểu về thông tin thiết lập chuồng nuôi đúng cách trên Tạp chí bò sát. Các thông tin bao gồm bể nuôi, đất nền, nhiệt độ, độ ẩm không khí đều rất quan trọng.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể đưa rùa đến bác sĩ thú y. Ở đó các bác sĩ sẽ trực tiếp đưa một lượng lớn Vitamin D3 vào cơ thể. Nhưng đây được coi là biện pháp cuối cùng. Vì điều đó không chỉ khiến rùa bị căng thẳng. Mà việc cho vitamin D3 đột ngột vào cơ thể có thể gây ra một sự sốc thuốc nghiêm trọng.

Mặc dù bệnh chuyển hóa xương có thể điều trị được sau khi đã có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên chúng có xu hướng ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của rùa. Chúng có thể sẽ không bao giờ bình thường trở lại.

Chẳng hạn như rùa sẽ đi khập khiễng mãi mãi. Hoặc mai của chúng sẽ có hình dạng lồi lõm nghiêm trọng về sau. Dù vậy, nếu như bạn chăm sóc cẩn thận chúng vẫn có một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài.

1 bình luận về “Bệnh chuyển hóa xương (MBD) ở rùa cảnh”

Viết một bình luận