Có rất nhiều loại rắn cảnh cả nhỏ và lớn được nuôi làm thú cưng. Với khoảng 2900 loài rắn cảnh được tìm thấy trên khắp thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có sẵn rất nhiều loại rắn để bạn lựa chọn làm thú nuôi. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến cho bạn đọc cẩm nang dành cho người bắt đầu nuôi rắn cảnh.
Tổng quan về nuôi rắn cảnh
Nhiều loài rắn được nuôi làm thú cảnh, thú cưng rất phù hợp vì chúng khá ngoan ngoãn. Đặc biệt là dễ cầm và cũng dễ chăm sóc. Rắn cũng rất sạch sẽ, hầu như không có mùi và khá là yên tĩnh.

Tại sao nên nuôi rắn cảnh?
Rắn là những con vật rất nhanh nhẹn và có hình dạng cơ thể tương tự nhau. Có chiều dài dài từ ngắn 10 cm cho đến dài 9m. Nhưng chúng khác nhau về kích thước và tính khí. Thông thường, người ta hay nuôi những con rắn có chiều dài dưới 2m.
Các loài rắn đa dạng bao gồm từ cho người mới bắt đầu đến những người có kinh nghiệm. Theo đó tính khí của chúng cũng khác nhau. Có những con luôn cắn, có những con thỉnh thoảng hung dữ cắn những người chúng cho là hiềm nghi. Có những con không cắn bao giờ.
Nhìn chung, những con rắn được nuôi nhốt có xu hướng bình tĩnh, thoải mái và dễ thuần hóa hơn những con ngoài tự nhiên. Các loại rắn khác nhau cũng sẽ có những yêu cầu chăm sóc đặc biệt.
Dù thế, khi sở hữu con rắn đầu tiên, bạn nên dành một chút thời gian. Để tìm hiểu về đặc tính loài đó cũng như các thông tin cần biết khi bắt đầu nuôi rắn cảnh.

Đặc điểm của rắn
Mặc dù những con rắn không có chân, nhưng chúng di chuyển theo nhiều cách. Một số con di chuyển thẳng, một số con khác chuyển động ngoằn ngoèo. Số khác nữa lại chuyển động ngang. Nhưng không có con nào đi giật lùi lại được.
Tất cả loài rắn đều có thể bơi. Nhiều loài thậm chí có thể leo lên hay đào một số hang. Có một số con rắn châu Á có thể lướt trong không khí. Bằng cách làm phẳng cơ thể của nó và sử dụng cơ thể như một chiếc dù. Một số loài rắn nước làm phẳng phần đuôi để tự đẩy mình qua nước.
Hầu hết chúng đều thường đơn độc trong tự nhiên. Trừ một số loài sẽ tụ tập lại trong mùa sinh sản hoặc thời gian ngủ đông.
Chuồng nuôi rắn cảnh
Chuồng của con rắn chính là một ngôi nhà cung cấp cảm giác an toàn cho nó. Khuyến nghị cung cấp một chuồng thiết kế đơn giản, an toàn và sạch sẽ. Tuy nhiên, vẫn cần phải hiểu rõ đặc điểm của con rắn bạn nuôi để thiết lập. Hãy xem thêm thông tin về loài rắn bạn nuôi trên Tạp Chí Bò Sát.
Rắn không chơi với đồ chơi, thay vào đó chúng nghỉ ngơi nhiều. Sẽ ăn một chút và sau đó liên tục di chuyển xung quanh môi trường để khám phá. Chúng không dễ bị nhốt, nên nếu không đảm bảo kín thì chắc chắn sẽ trốn thoát.
Nếu đồ trang trí hoặc dụng cụ chứa quá nhẹ hoặc đặt không chắc chắn. Rắn có thể sẽ quật ngã tất cả, và cũng có nguy cơ khiến chúng bị thương. Hầu hết các loài rắn nên được nuôi riêng rẽ.
Yêu cầu cơ bản cho lồng nuôi rắn cảnh
1/ Chất liệu – Một bể cá (hoặc hộp nhựa) có nắp đậy trên thường phổ biến được dùng để nuôi một con rắn nhỏ đến trung bình. Nếu nuôi các loài lớn thì cần chất liệu phức tạp hơn. Thậm chí có thể sẽ cần hồ cạn lớn hay phòng đặc biệt.
2/ Kích thước lồng: Hãy đo chiều dài của con rắn để lựa chọn. Cần đảm bảo tối thiểu đường chéo của lồng phải bằng kích thước của rắn.
3/ Nắp lồng: Nắp lồng cần đảm bảo an toàn, có cửa ra hoặc mở được nắp.
4/ Thông gió: Lưu thông không khí rất quan trọng để ngăn ngừa độ ẩm quá mức. Độ ẩm có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Những điều này có thể gây ra nhiễm trùng cho rắn.
5/ Lớp phủ sàn: Vật liệu của sàn và chất nền cần yếu tố thấm hút tốt (như vỏ cây hoặc viên tơi xốp). Hoặc nếu không thì sử dụng thảm bò sát. Không nên sử dụng sỏi, đá, đất hoặc cát bụi vì sẽ rất khó giữ sạch. Cung cấp cát trong trường hợp rắn bạn nuôi là loài hay đào hang.
6/ Trang trí: Giữ cho trang trí đơn giản và phù hợp với loại rắn bạn nuôi.
7/ Nơi ẩn náu: Tất cả loài rắn đều cần một nơi ẩn náu nào đó. Có thể là một dàn cây leo, một tấm vỏ cây, một khúc cây khô hoặc một hộp ẩn. Tất cả được đặt ở nơi mát nhất của lồng.
8/ Thực vật: Cây rất tốt cho một số con rắn, nhưng cần kiểm tra xem nó có phù hợp với loài bạn nuôi không.
9/ Nước: Rắn không hay uống nước nhưng vẫn cần 1 bát nước để thỉnh thoảng chúng uống và tắm. Nước cần đựng trong khay chắc chắn nhưng có thể nhấc ra.

Các điều kiện cần thiết khác trong lồng nuôi rắn cảnh
Ánh sáng
Cung cấp ánh sáng phổ rộng và ấm áp từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Đối với những loài rắn không sống về đêm, thì ánh sáng tự nhiên ban ngày là lý tưởng nhất. Mặc dù hơi khó khăn để cung cấp.
Giải pháp tốt nhất là cung cấp ánh sáng nhân tạo UV. Sẽ tốt hơn so với đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt. Bạn có thể tăng giản hoặc giảm dần số giờ sáng. Để mô phỏng ánh sáng tự nhiên theo từng mùa.
Sưởi ấm
Rắn sưởi ấm ít tạo ra hoặc là gần như không có nhiệt bên trong, cũng không ra mồ hôi. Cho nên cần phải giữ chế độ sưởi ấm trong phạm vi phù hợp. Nhiệt độ dưới mức nhất định, cơ thể chúng không hoạt động. Cao quá mức nhất định tình trạng cơ thể sẽ vượt tầm kiểm soát. Thậm chí có thể giết chết chúng.
Hầu hết các loài rắn sẽ cần một thiết bị sưởi ấm dưới nền. Nhưng cũng có khu vực bóng mát để di chuyển đến khi quá nóng. Cung cấp một dải nhiệt độ phù hợp dọc trong bể để chúng hoạt động tốt nhất.

Thức ăn cho rắn nuôi cảnh
Tất cả các loài rắn là động vật ăn thịt, gần như không bao giờ ăn chay. Hệ thống tiêu hóa của chúng được cấu tạo để ăn toàn bộ động vật. Chế độ ăn của chúng bao gồm các loài gặm nhấm, cá, giun, ếch. Và cả động vật lưỡng cư, thằn lằn, côn trùng hay thậm chí những con rắn khác.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung vitamin (vitamin D), canxi cần thiết vào khẩu phần ăn. Cụ thể thực phẩm thế nào và cách cho ăn. Sẽ được chỉ định rõ trong các bài viết mô tả chi tiết về loài rắn bạn nuôi trên Tạp Chí Bò Sát.
Bạn có thể cho rắn ăn sống hoặc mua đông lạnh và rã đông trước khi cho ăn. Hãy thận trọng nếu bạn cho rắn ăn một con chuột trưởng thành hay ngay cả chuột con. Vì có thể sơ xảy rắn sẽ bị chuột cắn và gây tổn thương nghiêm trọng.
Những điều cần biết khi nuôi rắn cảnh
Nuôi rắn cảnh đòi hỏi bạn phải lưu giữ thông tin và chú ý nhiều chi tiết liên quan đến rắn. Đặc biệt là điều kiện sống và quá trình sinh sản.
Chăm sóc sinh sản khi nuôi rắn cảnh
Rắn chuẩn bị tới mùa sinh sản cần được cho ăn nhiều, tốt nhất là trong khoảng 4 tháng vào cuối mùa thu. Cả con đực và cái đều cần phải tăng cân. Sau đó, bạn cần đưa chúng vào trạng thái ngủ đông khoảng 3 tháng (bằng cách điều chỉnh ánh sáng và hạ nhiệt độ).
Sau khoảng 3 tháng, khi thời tiết ấm lên thì cho ăn một lần nữa. Và giữ mức nhiệt độ thích hợp để cho chúng tiêu hóa. Nếu trong thời gian này, nhiệt độ thay đổi quá nhiều sẽ phá hủy khả năng sinh sản. Và thời điểm này khi nóng lên chúng sẽ lột da.
Đưa con cái vào chuồng của con đực, nếu con cái sẵn sàng giao phối thì nó sẽ cho con đực nằm cạnh. Nếu không, bạn cần đưa con cái ra ngoài trong một vài ngày rồi tiến hành cho vào lại.
Việc thụ thai kéo dài từ 28 – 45 ngày tùy thuộc vào từng loài. Con cái sẽ thường ăn ít hơn và lột da vài tuần trước thời điểm sinh sản. Chúng sẽ mang thai từ 4 – 10 tháng và thường liên tục ăn trong thời gian này.
Vệ sinh cho rắn
Để giữ lấy một con rắn, hãy đến gần chuồng từ từ. Vì đây là nhà chúng, chúng sẽ cố gắng tự bảo vệ bản thân khi có nguy hiểm. Nếu là một con rắn đã thuần hóa, hãy từ từ tiến vào và nắm chặt sau đầu con rắn. Dùng tay còn lại đỡ cơ thể của nó lên.
Nếu nó chưa được thuần hóa, hãy nhanh chóng thò tay vào nắm lấy sau đầu nó hoặc dùng gậy bắt rắn.

Đừng vệ sinh con rắn sau khi xử lý đồ ăn cho nó. Nếu không, khi nó ngửi thấy mùi thức ăn sẽ “nhầm tưởng” tay bạn là món ăn của nó. Ngoài ra, sau 2 ngày kể từ khi cho ăn mới được vệ sinh cho rắn. Vì nó cần thời gian để tiêu hóa bữa ăn của nó. Vệ sinh quá sớm có thể sẽ khiến chúng trào ngược thức ăn. Quan trọng nhất, chú ý rửa tay thật kỹ sau khi vệ sinh cho rắn!Tham khảo những loài rắn nuôi cảnh cho người mới bắt đầu.
Quá trình nuôi một em rắn, có lúc bạn sẽ cần đến những thông tin về sức khoẻ cho rắn.Tham khảo những bệnh thường gặp ở rắn nuôi cảnh để có cái nhìn tổng quan hơn. Từ đó giúp bạn tránh được những sai sót không đáng đối với rắn của mình.
2 bình luận về “Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi rắn cảnh”