Nhiễm trùng hô hấp ở rắn nuôi cảnh

Bệnh hô hấp ở rắn là một vấn đề thường gặp khi nuôi nhốt. Biểu hiện thường thấy là khó thở, xuất hiện nhiều bong bóng ở miệng. Rắn phát triển cả bệnh nhiễm trùng hô hấp trên lẫn dưới. Nguyên do gây bệnh có thể từ nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này sẽ nếu nên những tác nhân và cách xử lý khi rắn bị bệnh này.

Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng hô hấp ở rắn nuôi

Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở rắn nuôi cảnh của tapchibosat.com

Nhiễm trùng hô hấp thường hay xảy ra ở các loài trăn, đặc biệt là giống Trăn Bóng đang được ưa chuộng. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh này thường là rối loạn chức năng hô hấp. Với các biểu hiện viêm miệng, ngáp, chảy chất nhầy, khó thở, thở khò khè, lắc đầu. Ngoài ra còn có chán ăn, thờ ơ, sụt cân, nôn mửa, tiêu chảy, cọ mũi vào thành chuồng.

Việc từ chối cho ăn và giữ lại lớp da lột cũng là một cách tuyệt vời. Để bạn có thể nghi ngờ rằng con rắn của mình bị nhiễm trùng hô hấp.

Cách nhanh nhất để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hô hấp ở rắn là hãy nhìn vào trong miệng nó. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách dùng ngón tay nhẹ nhàng nắm lấy đầu nó. Nếu như thấy bong bóng, thì đó không phải là một dấu hiệu tốt. Con rắn của bạn dường như đang cảm lạnh rất nghiêm trọng

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng hô hấp ở rắn nuôi

Việc điều trị nhiễm trùng hô hấp cho rắn không dễ dàng. Cho nên, điều quan trọng là bạn cần phải phát hiện sớm ra bệnh. Tìm hiểu rõ nguồn gốc gây bệnh mà bạn cho là đáng nghi nhất. Từ đó mới có biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân chăn nuôi

Nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp có thể do nhiều vấn đề. Nhưng thông thường là do phương pháp chăn nuôi không phù hợp. Môi trường sống có độ ẩm cao và quá lạnh (so với nhiệt độ thấp nhất mà rắn có thể chịu được). Độ ẩm và nhiệt độ – hai yếu tố này thường có tác động rất mạnh khiến rắn bị rối loạn hô hấp.

Rắn là một trong những nhóm bò sát lớn và đa dạng. Chúng có thể sống trên cây, trên đất liền, dưới đất, trong nước ngọt và nước mặn. Hình dạng rất ít khi thay đổi, thế nhưng kích thước có thể thay đổi từ vài cm đến vài m. Cho nên đòi hỏi rất nhiều thách thức về điều kiện nuôi nhốt. Nếu như chủ sở hữu không theo dõi thường xuyên, có thể sẽ gây ra nhiều tình trạng bệnh ở rắn nuôi khác nhau.

Nguyên nhân do virus

Rắn rất nhạy cảm với vi khuẩn, nên việc xác định có khuẩn gây hại trên rắn nuôi hay không rất quan trọng. Một nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến hô hấp ở rắn có thể là vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Trong đó, nguyên nhân phổ biến gây hại cho phổi rắn là do nhiễm vi khuẩn và virus. Có một trong những căn bệnh hô hấp rất nghiêm trọng ở rắn gây tử vong do một loài virus được phát hiện ra từ cuối những năm 1990 trên Trăn Bóng.

Đó là Nidovirus, đã gây nên căn bệnh hô hấp làm nhiều loài trăn tử vong. Và cũng là mầm bệnh chính của loài Trăn Bóng. Nidovirus cũng được biết đến là có thể lây nhiễm đến cho nhiều loại động vật.

Tuy nhiên, việc chuẩn đoán nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp có phải do virus hay không là một điều khó khăn. Vì trên thực tế là không có nhiều cơ sở đủ khả năng xét nghiệm để chuẩn đoán chúng.

Điều trị y tế cho tình trạng bệnh nhiễm trùng hô hấp ở rắn

Thông thường, các bác sĩ thú y sẽ tư vẫn sử dụng các liều thuốc kháng sinh. Và có khả năng sẽ thu thêm một mẫu bằng tăm bông để xét nghiệm. Nhằm đảm bảo chắc chắn vi khuẩn gây bệnh là gì mà tìm phương thức chữa trị.

Những loại thuốc kháng sinh phổ thông sẽ được sử dụng ban đầu. Nhưng nếu con rắn của bạn bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Hoặc nhiễm trùng kéo dài, có thể cần phải xét nghiệm máu. Điều này sẽ cho biết con rắn có vấn đề nghiêm trọng nào đang tiềm ẩn. Dẫn đến làm tổn thương các cơ quan nội tạng mà chưa được điều trị hay không.

Trong một số trường hợp, sẽ phải tiêm thuốc kháng sinh cho rắn trong thời gian dài. Như thế mới có thể đảm bảo rằng vi khuẩn tấn công cơ thể đã bị xóa sổ. Đôi khi cũng cần phải thực hiện biện pháp điều trị hệ thống hô hấp. Việc này tùy thuộc vào tình trạng của con rắn bạn nuôi.

Sơ cứu tại nhà cho rắn bị bệnh nhiễm trùng hô hấp

Điều quan trọng mà Tạp Chí Bò Sát cần nhấn mạnh chính là: hãy mau chóng tìm một cơ sở thú y uy tín. Nhưng nếu bạn chưa thể sắp xếp thời gian tìm và đưa rắn đến ngay. Có thể tự điều trị tại nhà theo một số phương pháp sau.

Sơ cứu cho rắn bị bệnh hô hấp tại nhà

Có một số bước đơn giản để sơ cứu cho rắn tại nhà. Trước hết, bạn cần chuẩn bị một số thứ cần thiết sau:

  • Sáp ấm ngực Vicks Vapour Rub khoảng từ 160 nghìn VNĐ/lọ.
  • Tinh dầu khuynh diệp khoảng từ 360 nghìn VNĐ/lọ 9ml
  • Một bình đong thể tích, một muỗng nhỏ, một ấm đun nước (tốt nhất phải có một ít nước, nếu không kế hoạch này thất bại ngay tại đó). Nên dùng loại ấm đun nước 250 ml.
  • Hai hộp nhựa. Với một hộp nhỏ đủ để rắn chui vào và một hộp lớn gấp đôi hộp này.

Bước 1: Đục một lỗ khí trong hộp nhỏ còn hộp lớn thì giữ kín nguyên.

Bước 2: Lấy ấm và đun nước rồi đổ vào bình đong. Dùng muỗng múc một nửa thìa sáp và nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước sôi.

Bước 3: Tiến hành đặt con rắn vào chiếc hộp nhỏ có lỗ thông hơi. Lại đặt chiếc hộp nhỏ vào một bên của hộp lớn. Bình đong thể tích sẽ được đặt vào phía còn lại của hộp lớn. Nếu bạn nuôi từ hai con rắn trở lên bạn có thể sử dụng hai hộp nhỏ và đặt chồng lên nhau. Từ đó đậy kín hộp lớn lại và tiến hành xông hơi cho rắn. Đậy nắp 5 phút, rồi lấy ra kiểm tra rắn. Xong lại tiếp tục cho vào xông hơi 5 phút nữa, tổng cộng là 10.

Như vậy, đó là cách điều trị nhiễm trùng hô hấp cho rắn khá hiệu quả mà nhiều người chăn nuôi đề cử. Nếu con rắn của bạn có biểu hiện nặng gần như dẫn đến khó thở. Bạn có thể tiến hành sơ cứu bằng cách xông hơi trong 15 phút. Và cứ cách từ 24 – 36 giờ thực hiện lại như vậy một lần trong vài ngày. Kết hợp theo dõi và điều chỉnh môi trường sống.

Điều chỉnh môi trường sống của rắn bị bệnh hô hấp

Nếu bạn nghi ngờ con rắn của bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp. Điều đầu tiên cần làm là phải tăng nhiệt độ môi trường lên một chút. Điều này sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch ngay lập tức ở rắn. Và sẽ giúp rắn bắt đầu chống lại nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu con rắn nuôi ở một nơi ồn ào hay nhiều người qua lại. Hãy cố gắng di chuyển bể rắn đến một nơi yên tĩnh hơn. Và nếu con rắn bị bệnh được nuôi chung với loài khác. Vậy thì hãy lập tức cách ly cho nó ra một môi trường riêng.

Trong trường hợp cần thiết, bạn nên sử dụng máy phun sương kết hợp với chất khử trùng diệt khuẩn. Cùng với đó, sử dụng nước điện giải như Pedialyte hoặc Gatorade. Để cho vào nước uống hoặc bồn tắm của rắn. Điều này sẽ hỗ trợ phần nào để cải thiện bệnh lý.

Cung cấp cho rắn một bể ấm áp, khô ráo và theo dõi cẩn thận. Nên nhớ rằng 90% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở rắn là do ẨM và LẠNH. Cho nên nguyên tắc điều trị cho rắn bị bệnh hô hấp là khiến cho nó thấy ấm áp, yên tĩnh và thoải mái.

Viết một bình luận