Dưới đây là một số bệnh phổ thông hoặc dễ xử lý hay rất ít gặp ở rắn nuôi. Bạn đọc có thể tham khảo thêm để có thể có biện pháp ứng phó khi tình huống bất ngờ xảy ra.
Đây là bài cuối trong series những bệnh thường gặp ở rắn. Tạp chí bò sát đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu nước ngoài mong mang lại nhiều thông tin về nuôi rắn cảnh cho đọc giả. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ.

Thiếu hụt dinh dưỡng và chán ăn
Đầu tiên là sự thiếu hụt dinh dưỡng, hay suy dinh dưỡng. Thường xảy ra ở những con rắn nuôi nhốt. Xuất phát từ từ thói quen tiêu thụ toàn bộ con mồi trong một lần nuốt của chúng. Nếu bạn chỉ cho rắn ăn những con chuột, cá vàng và động vật không xương nguyên con. Chúng có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề về dinh dưỡng.
Hơn nữa, một số loài rắn có chế độ ăn đơn điệu không da dạng con mồi càng dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Người nuôi buộc phải tìm cách bổ sung các hợp chất. Bằng nhiều cách khác nhau như tiêm hay vitamin, khoáng chất.

Tiếp đến là triệu chứng chán ăn cũng hay xảy ra ở rắn. Những con rắn nuôi nhốt rất dễ xảy ra chán ăn. Mặc dù chúng vẫn có thể sống mà không cần ăn trong thời gian dài. Nhưng chủ sở hữu cần phải khám phá lý do khiến rắn không muốn ăn. Nguyên do có thể là bị bệnh, chán ăn. Nếu con rắn từ chối ăn, đó có thể là những lý do sau:
- Nó mới ăn gần đây.
- Sắp chuẩn bị lột da.
- Đang trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
- Những con rắn lớn thường sẽ ít ăn hơn con nhỏ.
- Các con rắn béo phì đôi thì sẽ tự kiểm soát ăn uống.
- Những con rắn mới sinh sẽ không ăn hoặc không nên cho ăn trước khi chúng lột da lần đầu (khoảng 10 – 14 ngày sau khi nở trứng).
- Chúng ngủ đông hoặc đang cố gắng ngủ đông. Nếu không thì là bệnh.
Nếu tất cả những điều trên đều không phải là nguyên nhân gây chán ăn ở rắn. Vậy thì bạn cần phải xem xét các điều kiện nuôi nhốt. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến rắn từ chối ăn là nhiệt độ môi trường không phù hợp. Chẳng hạn, rắn nhiệt đới thường yêu cầu nhiệt độ từ 24- 29 độ C cho khả năng tiêu hóa tối ưu.
Nhiệt độ bất thường dẫn đến hoạt động chậm chạp và tiêu hóa không đầy đủ. Ngoài ra, thức ăn bị hỏng trong cơ thể rắn có thể sẽ gây ra một số bệnh nghiêm trọng. Mà dấu hiệu ban đầu thường là nôn mửa.
Nguyên nhân phổ biến tiếp theo mà rắn không chịu ăn là thiếu sự bảo mật. Con rắn đòi hỏi sự riêng tư trong khi chúng ăn. Bạn có thể cần một hộp ẩn hay một vòm cây đặt trong chuồng. Hãy đảm bảo rằng không có ai nhìn vào khi rắn đang ăn.
Điều cực kỳ quan trọng là bạn cần nắm vững lịch sử tự nhiên về loài rắn bạn nuôi. Chúng ăn một cách miễn cưỡng hoặc từ chối việc cho ăn có thể là kết quả của thiếu sót trong nuôi nhốt.
Ví dụ, những loài rắn đào hang thường cần phải có cát hoặc sỏi mịn để chôn vùi xuống đó. Qua đấy, chúng sẽ nhẹ nhàng kéo con mồi xuống cát. Hay những con rắn sống trên cây đòi hỏi phải có những nhành cây leo trèo. Đặc biệt là khuyến khích treo thức ăn trên một nhánh cây thay vì đặt trên sàn.
Những yêu cầu nuôi nhốt cụ thể này không đáp ứng được. Một số loài rắn sẽ từ chối không muốn ăn. Không chỉ vì môi trường mà cả con mồi cũng thế. Cần phải phù hợp với sở thích săn mồi trong tự nhiên của rắn.
Bạn có thể xem xét thực hiện những cách thức dưới đây. Để có thể ứng phó với một con rắn không chịu ăn:
- Thử cho thức ăn vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Xác định chính xác thời điểm hoạt động nhiều nhất của rắn. Những loài sống về đêm thường không ăn vào ban ngày.
- Di chuyển con rắn đến chuồng mới thiết lập khác nhau để kích thích ăn uống.
- Hạn chế vệ sinh cho rắn lại vì có thể bạn đã gây cho chúng căng thẳng dẫn đến bỏ ăn.
- Chà xát con mồi lên các khu vực nhạy cảm trên đầu rắn. Như lỗ mũi và các khu vực xung quanh miệng. Hoặc nhẹ nhàng gắp con mồi đập nhẹ vào đầu chúng, điều đó có thể kích thích con rắn đớp mồi.
- Nếu bạn cho rắn ăn con mồi sống thì hãy thử đổi sang con mồi đã chết (và ngược lại).
- Hãy thử cho rắn ăn con mồi nhỏ hơn, có thể chúng bị thương do nuốt con mồi lớn.
- Phục vụ đa dạng con mồi cho rắn theo sở thích cá nhân.
Nếu tất cả các biện pháp trên đều không thực hiện được. Vậy thì có thể rắn chán ăn do nhiều nguyên do xuất phát từ các loại bệnh. Bạn có thể tìm kiếm nhiều dấu hiệu khác nhau trên cơ thể rắn. Hoặc mang tới bác sĩ thú y nếu việc chữa trị tại nhà không khả thi.
Bỏng
Có thể rắn sẽ mang những vết bỏng nghiêm trọng nếu tiếp xúc với đèn nhiệt không an toàn. Hoặc là bất cứ nguồn nhiệt hay điện nào hỏng hóc. Nhưng điều đáng nói là dù chúng có bị thương bởi nguồn nhiệt hỏng hay không an toàn. Chúng cũng không tránh xa khỏi nơi làm chúng thương tích. Do đó các vết thương sẽ có nguy cơ càng nghiêm trọng hơn nếu bạn không để ý.

Trường hợp này bạn bắt buộc phải cho rắn điều trị y tế (bao gồm thuốc kháng sinh chống viêm và băng bó định kỳ). Có thể phẫu thuật nếu cần thiết, có thể như vậy sẽ làm giảm các tác động làm biến dạng vết thương. Nhưng tốt hơn hết là hãy kiểm tra các thiết bị trong chuồng thường xuyên để tránh tình huống không đáng có.
Mài mòn mỏ
Đây là một trong những hậu quả đáng tiếc của việc nuôi nhốt. Rắn có thể sẽ bị thương tích sau nhiều lần cố gắng trốn thoát. Chúng có xu hướng hay đẩy và dụi mũi vào chuồng để tìm cách trốn thoát.
Ban đầu gây ra chấn thương làm hỏng vảy và da ở mũi. Nếu chúng tiếp tục làm điều đó, sẽ xuất hiện những vết loét sâu ở mỏ. Có thể dẫn đến những biến dạng nghiêm trọng. Chuồng làm bằng thủy tinh và lưới thép rất dễ dẫn đến điều này.
Phòng ngừa điều này ở rắn có vẻ khá là khó khăn. Nhưng bạn có thể giảm thiểu bằng cách cung cấp nơi ẩn nấp đầy đủ và kín đáo. Hơn nữa, bạn có thể tạo rào bao vây xung quanh 4 bức tường chuồng bằng vỏ cây nhiều màu hoặc plastic (cao khoảng 7 – 10 cm). Điều đó có thể ức chế hành vi xông vào và cọ sát ở rắn.
Da phồng rộp
Da phồng rộp thường gặp ở nhiều loài rắn nuôi nhốt. Điều này thường xuất hiện khi con rắn sống trong môi trường ẩm ướt và bẩn thỉu. Dấu hiệu đầu tiên là những vệt màu hồng tới đỏ bên dưới vảy. Sau đó các vảy sẽ sưng lên và vi khuẩn cũng nẫm nhiễm vào thông qua đó.

Ngay khi bạn bắt đầu nghi ngờ triệu chứng đầu tiên. Bạn cần phải mang ngay đến bác sĩ thú y. Có thể con rắn của bạn sẽ cần phải dùng kháng sinh tại chỗ và tiêm. Hơn nữa, bạn cũng cần đảm bảo xử lý vệ sinh cơ bản cho rắn và chuồng rắn.
Nhiễm trùng mắt
Rắn bị nuôi nhốt thỉnh thoảng sẽ bị nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng có thể là nhiễm trùng bên ngoài mắt hoặc sâu rộng hơn nữa. Nhiễm trùng bên ngoài thường là do mắt bị chấn thương. Cũng có thể là do rối loạn phân ly tại mắt của rắn.

Nhiễm trùng nặng và sâu hơn đến toàn bộ mắt có thể là do chấn thương nặng tại mắt hoặc nhiễm trùng máu toàn thân. Nếu là trường hợp trước thì có nhiều biện pháp xử lý. Còn nếu là trường hợp sau thì vi khuẩn đã xâm nhập vào rắn qua đường máu. Cần thiết phải mang đến bác sĩ thú y. Để sử dụng kháng sinh bằng cách uống hoặc tiêm nhằm diệt vi khuẩn.
Nhiễm virus
Nói chung, ở loài rắn thì việc nhiễm virus thường rất khó phát hiện và xác định. Nhiễm virus không gặp nhiều nhưng rất khó khăn để điều trị. Việc này có thể gây da ung thư da ở nhiều loại rắn bản địa.
Các loại virus khác có thể dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, hô hấp và hệ thần kinh ở loài rắn. Chẳng hạn như virus viêm não được phát hiện gần đây ở một số họ trăn. Biểu hiện là suy giảm mất dần khả năng hoạt động não, cuối cùng dẫn đến chết.
Hầu hết các virus rất dễ lây lan, cho nên người nuôi phải nhận thức điều này. Và cách ly tất cả những con rắn mới mua trong 6 – 8 tuần là điều cần thiết. Đồng thời phải kiểm tra sức khỏe định kỳ bởi bác sĩ thú y có kinh nghiệm về rắn. Trong đó bao gồm xét nghiệm máu để xác định nguy cơ virus.
Ung thư
Ung thư có xảy ra ở rắn, tuy các báo cáo về bệnh này rất hạn chế. Tuy nhiên một số bác sĩ đã chuẩn đoán được khối u trên rắn sống. Nhưng hầu hết các khối u đều chuẩn đoán sau khi khám nghiệm tử thi.
Cũng như động vật có vú, khối u của rắn có thể là lành tính hoặc ác tính. Có nguồn gốc từ bất cứ cơ quan hoặc mô nào trên cơ thể, bao gồm cả máu. Trăn Siết Mồi thường dễ bị ảnh hưởng bởi ung thư hơn những con rắn khác được nuôi nhốt. Tuy nhiên cũng không phải quá phổ biến.

Chủ sở hữu rắn cần cảnh giác để có thể phát hiện kịp thời cục u xuất hiện trên người rắn. Nhờ đó tìm kiếm đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú y. Dù vậy trông nó sẽ khá giống nốt ruồi, nên điều này thường gây khó khăn cho người nuôi.