Bệnh thối vảy ở rắn cảnh

Rắn bị thối vảy là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn rất phổ biến ở các loài bò sát nuôi nhốt. Thối vảy ở rắn xảy ra do điều kiện sống ẩm ướt và vệ sinh chuồng không đúng cách là chủ yếu. Làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh này?

Rắn bị thối vảy

Thối vảy ở rắn cảnh là gì?

Thối vảy ở rắn là một thuật ngữ để chỉ việc da bị viêm, phồng rộp cũng như nhiều mụn nước ở rắn. Nó cũng có thể được sử dụng để mô tả triệu chứng Áp-xe do vi khuẩn và nhiễm trùng gây ra. Sau các vết trầy xước hoặc bỏng da.

Điều này dường như rất phổ biến ở những con rắn nuôi nhốt. Đặc biệt là trăn bóng, rắn ngô và trăn siết mồi. Theo nghiên cứu từ Đại học Zurich, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh da liễu ở các loài bò sát chính là do chăm sóc kém. Đặc biệt phải kể đến là việc duy trì độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi.

Môi trường sống quá ẩm hoặc không được thay đất nền trong chuồng thường xuyên. Sẽ là những nguyên nhân chính gây các bệnh thối rữa ở rắn. Rắn Nịt Tất và Rắn Nước cũng có nguy cơ bị thối vảy cao hơn. Vì chúng gặp khó khăn trong việc tự làm khô hoàn toàn.

Theo thời gian các vảy bắt đầu sưng nên. Như vậy càng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, như vi khuẩn Pseudomonas. Sau đó, nhiễm trùng có thể truyền vào máu và các cơ quan nội tạng. Dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu ở rắn, một căn bệnh dẫn đến tử vong.

Biểu hiện cho thấy rắn của bạn bị thối vảy

Thối vảy ở rắn có thể có biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy bạn cần chú ý đến tình trạng bệnh sớm nhất. Sớm phát hiện sẽ giúp điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Cũng như ít tốn kém hơn cho bạn.

Đổi màu

Tình trạng cơ thể như vậy có thể dẫn đến các vảy đổi màu. Như màu nâu, vàng, xanh đen hoặc đỏ trên vùng bụng của rắn. Để xác định được bất cứ dấu hiệu nào của bệnh thối vảy.  Hãy lật con rắn của bạn lại kiểm tra chỗ dạ dày của nó. Nếu có bất cứ sự đổi màu vảy nào thì rất có thể rắn đã bị thối vảy.

Ngoài ra, người ta rất dễ nhầm lẫn một con rắn đang lột da với những vết loét đỏ do thối vảy. Bởi do hai hiện tượng này bụng đều xuất hiện dấu hiệu đỏ lên. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt bằng cách kết hợp cùng nhiều triệu chứng khác. Hầu hết các trường hợp thối vảy đều đi kèm với các triệu chứng khác. Tiêu biểu như ăn mòn vảy và mụn nước lớn ở bên dưới. 

Dấu hiệu của thối vảy cũng có thể được tìm thấy trên các bộ phận khác của con rắn. Chẳng hạn như vùng đuôi. Vùng này hay tiếp xúc trực tiếp với đất nền nên có khả năng bị ảnh hưởng.

Rắn bị bong vảy

Bong vảy

Nếu vảy bị bong lên và có máu chảy ra thì cũng là một dấu hiệu xác định rắn bị thối vảy. Khi nhiễm trùng xảy ra, vảy của rắn có thể sẽ rất đỏ và bắt đầu tiết dịch. Thường là màu hoặc chất dịch trong suốt kèm với vết sưng ở khu vực đó. Nếu tình trạng nhiễm trùng đã ở mức độ nặng thì có thể sẽ thấy vảy bong hoàn toàn.

Mụn nước

Mụn nước thường có đường kính khoảng hơn 1 cm. Chúng thường được tìm thấy trên bề mặt bụng của những con rắn. Đó là nơi tiếp xúc nhiều nhất với đất nền. Các mụn nước chứa chất lỏng màu vàng trong suốt, không chứa bất kỳ vi khuẩn nào.

Tuy nhiên nếu không chú ý đến tình trạng này thì sẽ dễ bị nhiễm trùng. Vì vi khuẩn từ cơ thể rắn hay môi trường sống sẽ làm bẩn mụn nước và xâm nhập vào trong. Những mịn nước này cũng có thể hợp nhất. Dẫn đến thành đốm hay mảng phồng rộp lớn trên da. Rắn cũng không thể lột da như bình thường. Tuy nhiên, một khi nhiễm trùng được điều trị. Con rắn có thể lột da bình thường khoảng vài lần trước khi da nó lành hoàn toàn.

Tại sao rắn bị thối vảy?

Trong hầu hết các trường hợp thối vảy ở rắn, nguyên nhân gây ra là những trường hợp sau:

  • Môi trường sống quá ẩm trong chuồng rắn
  • Không khử trùng chuồng rắn của bạn đúng cách
  • Có khu vực nào đó bị ẩm ướt trong thời gian dài mà không làm khô
  • Thiếu vitamin A hoặc C

Để ngăn ngừa thối vảy, hãy cố gắng giữ chuồng rắn của bạn sạch sẽ không bị nhiễm khuẩn. Luôn luôn làm sạch bất kỳ sự cố tràn nước nào. Ví dụ như nước tiểu hoặc phân. Không làm như vậy có thể dễ dàng dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn ở rắn. Đặc biệt là nên chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm bên trong chuồng rắn của bạn. Hãy cố gắng tạo thói quen kiểm tra hàng ngày.

Thối vảy ở rắn có nguy hiểm không?

Thối vảy ở một con rắn do nhiễm vi khuẩn có thể sẽ truyền nhiễm đến các loài rắn khác. Tỷ lệ truyền nhiễm cao hơn so với thối miệng. Nếu bạn nuôi rắn chung chuồng thì khi một con bị bệnh. Điều quan trọng là bạn phải cách ly con rắn của bạn cho đến khi nó phục hồi hoàn toàn.

Hơn nữa, nếu không điều trị thối vảy ở rắn sớm. Khả năng cao mụn nước lây lan vào máu của rắn, gây ra bệnh chết người gọi là nhiễm trùng máu. Những con rắn nhỏ và những con có hệ miễn dịch yếu dễ bị tổn thương nhất. Chúng sẽ có nguy cơ chết nhanh hơn do bệnh thối vảy.

Các con nhỏ có thể chết do nhiễm trùng máu trong vài ngày nếu không được điều trị. Những con rắn lớn hơn có thể chết sau từ vài tuần đến vài tháng. Bất kể kích thước của rắn cảnh của bạn là gì. Điều quan trọng là bạn phải tìm kiếm sự chăm sóc thích hợp ngay khi bạn xác định được các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu.

Các biện pháp khắc phục khi rắn bị thối vảy

Nếu con rắn của bạn bị thối vảy nhẹ, vậy trước khi có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện. Bạn nên cách ly rắn và bắt đầu điều trị ngay lập tức..

Rắn bị thối vảy

Vệ sinh cho rắn và chuồng

Khử trùng triệt để cho chuồng rắn của bạn. Các phương pháp chăn nuôi kém, thiếu vệ sinh và nghèo nàn là những nguyên nhân hàng đầu gây thối rữa ở rắn. hãy khử trùng mọi góc và mọi thứ bên trong.

Tiếp đến, bạn nên thay thế đất nền bị nhiễm bẩn bằng các loại đất nền được khuyến nghị cho rắn cảnh nuôi của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên Tạp chí bò sát. Điều này sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng đang xuất hiện và ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển. Hơn nữa, tăng nhiệt độ và cung cấp ánh sáng UV cần thiết cũng có thể góp phần tiêu diệt mọi mầm bệnh.

Những điều gì cần biết trong quá trình làm sạch chuồng?

  • Bàn chải: Bạn cần một bàn chải cỡ trung bình và bàn chải kẽ để chải góc và các vật trang trí trong chuồng.
  • Khăn giấy: Lau sạch các vết nhơ cho rắn của bạn bất cứ khi nào cần thiết.
  • Một chuồng dự phòng: Hãy cung cấp một chuồng dự phòng khác bất cứ khi nào bạn muốn làm sạch chuồng mà rắn đang ở.
  • Tăm xỉa răng, bông tăm, lưỡi dao cạo và dao bả. Để tiếp cận các không gian nhỏ nhất hoặc bất kỳ vật liệu nhỏ nào trong chuồng rắn.
  • Gậy bắt rắn(gậy bắt rắn Zoo Med): để bắt rắn ra, ngoài ra còn để cạo những vật chất bị đông cứng lại trong bể lâu ngày.
  • Nước rửa chén hoặc xà phòng: tránh sử dụng những loại có mùi thông hay phenol
  • Sàng cát (vợt sàng cát Zoo Med): để loại bỏ phân và mảnh vụn từ đất nền bằng cát hay hạt mị
  • Găng tay cao su và kính bảo h
  • Miếng bọt biển: có một miếng để lau và làm sạch, miếng kia để khử trùng.
dụng cụ vệ sinh chuồng nuôi rắn

Đó là tất cả những dụng cụ tốt nhất để duy trì sự sạch sẽ cho bể của bạn. Hãy lưu trữ những vật dụng này ở riêng một nơi. Tách biệt để tránh nhầm lẫn với vật dụng của gia đình. Hơn nữa để tránh lây nhiễm chéo thì bạn không nên vệ sinh bể hay để bất cứ vật dụng nào ở gần nơi bạn tắm hoặc chuẩn bị đồ ăn.

Chất khử trùng làm sạch

Bạn cần phải chọn chất khử trùng làm sạch phù hợp với chuồng rắn của bạn. Điều này quan trọng trong việc cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của rắn. Chất khử trùng cần phải đủ mạnh để quét sạch mọi vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh. Nhưng không nên mạnh đến mức gây hại cho sức khỏe của rắn.

Các loại chất khử trùng thích hợp

Nhấn mạnh lại rằng bạn tuyệt đối không nên dùng bất cứ thứ gì có mồi thông hoặc chứa phenol. Vì đối với rắn thì các chất xúc tác này sẽ làm hỏng da của chúng. Cho nên với chất khử trùng, có một vài lựa chọn cho bạn:

  • Dung dịch khử trùng Novasan Clorhexidine: Đó là một chất khử tuyệt vời để tiêu diệt vi sinh vật. Và cũng là chất khử an toàn cho bò sát nếu như chúng chạm vào.
  • Thuốc tẩy Clorox, loại này khá mạnh và hữu hiệu để diệt vi trùng. Nhưng nó có mùi rất nồng và có thể gây kích ứng da. Nên bạn cần phải rửa sạch kỹ lưỡng sau khi sử dụng.
  • I-ốt (có trong bất cứ dung dịch Betadine nào): Loại này được dùng để vệ sinh da cho rắn. Nó rất an toàn nên có thể thể sử dụng vệ sinh bể. Không có mùi mạnh như thuốc tẩy nhưng vẫn có hiệu quả cao. Tuy nhiên,, vấn đề ở chỗ nó khá tốn tiền.
  • Dung môi isopropyl alcohol: Chất này sẽ giết chết các loại vi trùng, có điều khá khó khăn để sử dụng. Và khi đổ vào bạn phải để ngâm khoảng 20 phút. Nó cũng có mùi mạnh và có thể ăn mòn một số loại nhựa.
  • Giấm (axit axetic): Đây là loại chất tự nhiên nhất trong tất cả các loại chất tẩy rửa. Nhưng nó chỉ phần nào, chứ không có hiệu quả diệt sạch được vi khuẩn. Hơn nữa dấm cũng có mùi rất nồng và khó chịu kéo dài. Nếu bạn làm sạch chuồng nuôi bằng giấm. Vậy hãy sử dụng những loại đem đến hiệu quả cao nhất mà bạn tìm thấy.
Làm sạch chuồng trước khi khử trùng

Rắn rất nhạy cảm với khói độc. Do đó bạn cần phải di chuyển chúng đến một bể khác trước khi vệ sinh. Hơn nữa, hãy loại bỏ bất kỳ thực phẩm, xà phòng, chất thải và nước tiểu ra ngoài. Đừng quên dùng nước xà phòng dọn dẹp bất cứ một mỡ hỗn độn nào mà rắn của bạn đã để lại trong chuồng hay trên các vật trang trí. Trước khi bạn bắt đầu sử dụng chất khử trùng.

Khi mọi thứ đã được làm sạch thủ công. Đó là lúc bạn có thể đưa chất khử trùng vào bất cứ mọi thứ gì trong chuồng. Để chất khử trùng ngâm đó 10 phút rồi sau đó rửa kỹ lại mọi thứ. 

Nếu như một vật dụng nào đó trong bể có bề mặt rỗ xốp, thì bạn cần phải để chất khử trùng ngâm lâu hơn. Và các vật dụng bằng gỗ trong bề phải được rửa kỹ để loại bỏ tất cả các chất khử trùng. Chú ý để tất cả các món đồ bạn đã rửa trở nên khô hoàn toàn rồi mới đưa rắn trở lại chuồng.

Chú ý khi vệ sinh hàng ngày

Để giữ cho chuồng rắn của bạn an toàn và sạch sẽ, nếu bạn chưa làm điều này. Vậy thì cần thực hiện ngay khi bạn phát hiện ra rắn bị bệnh. Bạn có thể thực hiện ngay khi con rắn của bạn vẫn còn ở trong chuồng.

Rửa bát nước

Bát nước hay khay nước của rắn là nơi rất dễ có vi khuẩn sinh sôi. Bởi vì rắn sẽ phải uống và tắm trong đó. Thế nên càng phải hạn chế mầm bệnh từ nơi chứa nước. Hãy rửa sạch bát ít nhất một ngày. Ngoài ra nếu con rắn của bạn đại tiện trong đó bạn cần phải làm sạch ngay.

Lấy bát nước ra khỏi chuồng và đổ hết nước cũ đi. Sau đó sử dụng xà phòng, nước nóng và miếng bọt biển để rửa bát thật kỹ. Nếu như là một khay vuông thì có thể dùng bàn chải chà kỹ để tránh có bụi bẩn mắc kẹt. Đảm bảo rửa thật sạch và không để lại xà phòng. Sau khi hoàn tất, sử dụng khăn giấy lau khô bên ngoài bát và đổ nước đầy trở lại.

Loại bỏ chất thải và nước tiểu

Hàng ngày cần kiểm tra chuồng rắn xem có phân hay nước tiểu hay không. Có điều tần suất đại tiện của rắn phụ thuộc vào loài và độ tuổi. Nên không phải ngày nào bạn cũng tìm thấy.

Còn nếu bạn phát hiện phân hay nước tiểu rắn, hãy loại bỏ chúng ra. Loại bỏ cả phần xung quanh mà chúng tiếp xúc. Nhưng nếu bạn sử dụng loại chất nền Aspen snake bedding của Zoo Med (khoảng 200 nghìn VNĐ) dành riêng cho rắn. Vậy thì bạn chỉ cần loại bỏ lượng nhỏ trung vùng chất thải và nước tiểu. Sau đó đỏ lớp đất nền mới lên trên mà thôi.

Kiểm tra tổng thể

Cuối cùng, hãy kiểm tra quanh chuồng xem có mảnh vụn nào như mảnh da bong hay không. Cũng như có sự cố tràn nước ra đất nào trong chuồng hay không. Thức ăn nào bị hỏng, không sạch sẽ. Và cũng kiểm tra các dấu hiệu bệnh trên da rắn thế nào.

Chú ý khi vệ sinh hàng tuần (hoặc tháng)

Việc quan sát chuồng hàng ngày là một chuyện. Điều quan trọng hơn là bạn cần làm sạch và khử trùng triệt để mỗi tuần hoặc tháng. Có thể xem xét tùy thuộc vào mức độ lộn xộn trong bể nuôi rắn.

Nhưng trước hết cần phải bỏ rắn của bạn ra khỏi chuồng đang ở. Và cho nó vào một chiếc chuồng tạm thời khác. Đó là lý do vì sao mà bạn trong danh sách dụng cụ cần có chuồng tạm thời. Đó là để sử dụng vào lúc này, không cần quá phức tạp, đơn giản chỉ cần một hộp nhựa có nắp là được.

Rửa và khử trùng tất cả các phụ kiện trong bể

Trước hết, bỏ mọi thứ bên trong bể ra ngoài. Có thể bao gồm: bát nước, hộp ẩn náu, các loại đèn và sưởi cũng như đồ trang trí. Đặt tất cả vào một chiếc chậu hoặc xô lớn để làm sạch. Sử dụng miếng bọt biển và xà phòng để chà rửa kỹ. Những kẽ nhỏ khó với đến có thể dùng bàn chải đánh răng hoặc bông tăm để cọ.

Tiếp theo là bước khử trùng. Bạn sử dụng một miếng bọt biển khác để khử trùng. Sau đó rửa kỹ bằng nước nóng. Hãy chờ choc các món vật khô hoàn toàn trước khi đưa trở lại bể. Nếu không rất dễ xảy ra tình trạng nấm mốc.

Nếu bạn sử dụng những phụ kiện trang trí từ tự nhiên, chẳng hạn như gỗ. Bạn sẽ cần phải khử trùng định kỳ. Gỗ khá là khó khử trùng vì trên thân có nhiều kẽ hở và vết nứt nhỏ. Những nơi này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Khuyến nghị bạn nên để cạnh bếp hay cho vào lò nước sấy ở nhiệt độ 120 độ C trong khoảng 30 phút. Điều này cần thực hiện khoảng một lần một tháng. Như vậy khả có thể nhờ vào nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn.

Thay tất cả các đất nền bên trong

Nếu bạn sử dụng những loại đất nền dùng một lần, chẳng hạn như Aspen hay vỏ cây bách. Vậy bạn cần loại bỏ bằng cách múc tất cả ra khỏi chuồng. Làm sạch bể và sau đó thay thế bằng lớp chất nền mới.

Nếu bạn sử dụng những loại đất nền có thể tái sử dụng. Ví dụ như thảm rêu giữ ẩm hay thảm xơ dừa lót chuồng nuôi bò sát. Thì bạn sẽ cần phải làm sạch nó bằng cách chà sát bằng nước nóng và xà phòng. Sau đó giũ sạch và để khô hoàn toàn.

Nếu bạn sử dụng cát, bạn cần sử dụng sàng cát để lọc bất kỳ mảnh vụn nào. Chẳng hạn như chất thải hay da bị bong. Sau đó rửa cát thật sạch rồi để ráo nước. Trong trường hợp đó những mảnh vụn còn lại chưa sàng được sẽ nổi lên mặt nước để bạn vớt ra. Rồi bạn để cạnh bếp hoặc để vào lò nướng trong khoảng 30 phút để cát khô lại. Hay cách khác là bạn có thể rải ra và phơi dưới ánh mặt trời.

Làm sạch chuồng

Bây giờ chuồng của bạn trống rỗng, đã đến lúc làm sạch nó. Hãy sử dụng miếng bọt biển và nhiều nước xà phòng nóng để rửa sạch mọi bề mặt. Bạn có thể sẽ cần đến bàn chải đánh răng cọ vào các góc. Cũng như bàn chải để chà những vết đất cát khô cứng đầu.

Nếu chuồng của bạn có bất kỳ vết nứt hay kẽ hở nào. Vậy hãy sử dụng tăm xỉa răng hoặc tăm bông hay dao bả để cạy vết bẩn từ bên trong ra. Hãy cố gắng loại bỏ càng nhiều vết bẩn càng tốt. Làm sạch bề mặt bên ngoài cũng như bên trong triệt để.

Cuối cùng sử dụng một miếng bọt biển khác thấm thuốc vào và khử trùng. Sau một lúc rửa sạch mọi dấu vết của chất khử trùng rồi để cho chuồng khô. Điều quan trọng là hãy chắc rằng cả bể, phụ kiện trong bể và đất nền đều khô hoàn toàn mới đặt vào. Đó là lúc sẵn sàng cho rắn của bạn trở lại chuồng.

Hãy sử dụng một bát nước chắc chắn

Nếu như muốn khắc phục được việc thối vảy ở rắn vậy bạn cũng nên phòng ngừa từ bát nước. Bạn cần một bát nước đủ nặng và chắc chắn để cố định một chỗ. Vì bát nước quá mỏng nhẹ thì rắn tinh nghịch quậy phá sẽ làm đổ ngã. Và lúc đó đất nền hay phụ kiện sẽ bị thấm nước. Thậm chí cơ thể chúng bị thấm nước góp phần gây thối rữa nặng thêm.

Trong trường hợp bị bệnh, một cái bát không chỉ nặng mà nhỏ để rắn không ngâm được trong đó. Cứ cách ly rắn với nước như vậy cho đến khi nó lột ra. Và những chiếc vảy bị mục nát biến mất trên cơ thể. Hoặc cho đến khi tình trạng được điều trị hoàn toàn nhờ kháng sinh.

Ngâm rắn trong bồn tắm có Betadine

hãy đặt con rắn của bạn vào bồn tắm dung dịch betadine trong 20 phút. Làm điều này 2 lần mỗi ngày cho đến khi rắn hết nhiễm trùng. Nếu tình trạng nhiễm trùng không cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn. Vậy hãy dừng tắm Betadine và đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Nhưng phải là bác sĩ am hiểu về bò sát, đặc biệt là rắn.

Để chuẩn bị một bồn tắm Betadine, thì cần trộn 10% Betadine trong nước ấm. Sau khi ngâm. rửa sạch con rắn và bôi một loại thuốc mỡ kháng sinh. Ví dụ như Neosporin. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc xịt kháng sinh cho bò sát như Vertericyn Plus. Sẽ không gây độc hại hay kích ứng cho bò sát khi sử dụng. Nhưng bạn phải làm sạch bề mặt thân rắn trước khi cho vào chuồng.

Lưu ý rằng điều trị kiểu này chỉ dành cho những con bị nhiễm trùng da nhẹ. Còn nếu dấu hiệu vi khuẩn nghiêm trọng thì sẽ không có tác dụng. Nếu bạn cứ cố điều trị theo cách này chỉ gây thêm nguy cơ tử vong.

Bạn cần đưa đến bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Cũng như kiểm soát căn bệnh thối vảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, con rắn cần được gây mê. Để thực hiện các ca phẫu thuật cắt và làm sạch các khu vực.

Kiểm tra độ ẩm

Mặc dù việc kiểm tra độ ẩm trong chuồng rắn có vẻ như là một công việc tẻ nhạt. Nhưng điều bắt buộc là bạn phải duy trì điều kiện sống lý tưởng để ngăn ngừa thối rữa. Rắn bị nuôi nhốt có độ mẫn cảm khá cao đối với bệnh thối vảy. Nên dễ làm tình trạng bệnh xấu thêm do không đạt yêu cầu trong môi trường sống.

Cách xác định độ ẩm thích hợp

Trước tiên, bạn cần tham khảo trên Tạp chí bò sát để biết loài rắn bạn nuôi là gì. Và yêu cầu những gì về môi trường sống, đặc biệt là độ ẩm. Những con rắn khác nhau sẽ yêu cầu về độ ẩm khác nhau. Sử dụng một chiếc máy đo độ ẩm phù hợp. Hai lựa chọn hàng đầu dành cho bò sát là nhiệt kế ẩm (đo cả nhiệt độ và độ ẩm) của Zoo Med và Exo Terra.

Nhưng để xác định chính xác nhất vậy phải nhờ vào việc theo dõi rắn của bạn. Thông qua việc quan sát rắn lột da thế nào. Bởi nếu mức độ ẩm thấp hơn yêu cầu của nó, nó sẽ khó lột da hơn.

Độ ẩm tối ưu sẽ giúp rắn dễ dàng lột da. Tuy nhiên, việc duy trì độ ẩm quá cao lại dễ dẫn đến nguy cơ bị thối vảy ở rắn. Do đó bạn cần phải có sự cân bằng phủ hợp.

Cũng cần chú ý khi lựa chọn chuồng nuôi. Ba loại bề mặt phổ biến nhất được các chủ sở hữu chuyên dụng là chuồng nhựa, thủy tinh và gỗ. Thực chất thì chuồng nhựa là dễ nuôi nhất, những người lai tạo phối giống khuyến khích sử dụng nó. Trong khi đó những chủ sở hữu rắn cảnh thì thích dùng bể kính. Còn chuồng gỗ là hạn chế nhất vì không dễ giữ sạch.

Cách kiểm soát độ ẩm

Kiểm soát độ ẩm rất cần thiết với rắn, nhất là loài rắn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những loài này đã quen với độ ẩm ở môi trường tự nhiên của chúng. Vì vậy, để có thể phát triển khỏe mạnh thì bạn cần phải mô phỏng điều kiện sống tự nhiên của chúng.

Độ ẩm trong chuồng thường xảy ra thông qua nhiệt và luồng không khí. Kiểm soát cả hai vấn đề này sẽ cải thiện được độ ẩm bên trong chuồng, giảm nguy cơ bị thối rữa ở rắn. Sau đây là những gì bạn có thể làm để kiểm soát độ ẩm trong chuồng:

  • Sử dụng một loại đèn nhiệt thích hợp. Đèn nhiệt có thể đốt cháy độ ẩm dư thừa bên trong chuồng. Tuy nhiên cũng có thể làm môi trường sống trở nên khô. Vì vậy cần sử dụng một cách phù hợp.
  • Che ⅔ nóc bể bằng nhựa để kiểm soát không khí và ngăn bay hơi.
  • Sử dụng đất nền phù hợp để kiểm soát độ ẩm khi cần thiết.

Tránh cho bể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vả khu vực có nhiều bụi bẩn. Vì cả hai điều này đều có thể làm khô chuồng rắn. 

Lựa chọn loại đất nền tốt nhất

Một cách khác để giúp con rắn của bạn phục hồi sau khi bị thổi vảy đó chính là cung cấp một mặt nền phù hợp. Có một số đất nền khác nhau có thể cho bạn lựa chọn.

Các loại đất nền tốt phổ biến

  • Cát là một lựa chọn không tệ, đơn giản nhất. Nhưng là loại đất nền ít được khuyên dùng nhất vì không tốt cho rắn và không dễ vệ sinh.
  • Thảm nhân tạo: một ý tưởng mới không tốn kém mà các chủ sở hữu rắn đang chọn nhiều. Nhưng nó dễ thấm mùi và chất thải. Vì vậy rất khó khăn nếu dùng cho rắn đang bị thối vảy.
  • Báo và khăn giấy thấm nước: ưu điểm là không tốn kém và nhược điểm là không thẩm mỹ cho lắm. Tuy nhiên chúng cũng rất dễ vệ sinh và thay thế ngay khi bị ướt hoặc bẩn.
  • Vỏ cây lót nền: lựa chọn tuyệt vời vì mùi dễ chịu và khả năng giữ ẩm tốt. Không giống như giấy, nó trông có vẻ đẹp hơn khi đặt vào chuồng. Bạn dễ dàng mua nó ở bất cứ đâu.

Để tìm kiếm đất nền tốt nhất cần phải đảm bảo thoải mái với rắn của bạn. Đảm bảo:

  • Có khả năng hút ẩm cao.
  • Thoải mái không độc hại.
  • Có khả năng chống thấm mốc hay không?
  • Ngăn mùi hay không?

Đất xơ dừa – một lựa chọn tuyệt vời

Một chất nền tuyệt vời cho bạn mới làm quen nuôi rắn đó là đất xơ dừa Reptichip. Được làm từ dừa sấy hữu cơ. Dừa hoàn toàn tự nhiên và thân thiện với vật nuôi. Đây cũng là một loại chất lót nền hàng đầu được được đặt nhiều trên Amazon.

Dừa rất nhẹ nhàng với rắn, cũng dễ làm sạch. Có khả năng chống thấm mốc nên bạn có thể sử dụng trong thời gian dài. Cộng với việc loại đất nền này có tác dụng giữ ẩm rất tốt. Rắn cũng khá thích ẩn náu trong loại đất này.

Hơn nữa loại đất này cũng thân thiện với môi trường. Khi bạn đã sử dụng một thời gian muốn thay thế nó. Bạn có thể ném nó trộn vào phân bón cây hoặc chôn vào vườn của bạn. Dừa dễ dàng phân hủy trong tự nhiên. Hơn nữa lại tương thích với các thực vậy vì không có quá nhiều axit.

Bệnh thối vảy ở rắn (khi chưa mọc mụn nước) có thể được điều trị tại nhà. Bằng cách làm sạch môi trường và cân bằng lại nhiệt độ. Bên cạnh đó khử trùng và bôi thuốc mỡ kháng sinh cho rắn. Còn nếu như có mọc mụn nước thì hiển nhiên chỉ có bác sĩ mới có đủ chuyên môn để chữa trị.

3 bình luận về “Bệnh thối vảy ở rắn cảnh”

Viết một bình luận