Rối loạn phân ly ở rắn cảnh

Ở rắn có một màng bọc mắt, hoặc có thể gọi là kính mắt của rắn. Là một lớp vảy đặc biệt bảo vệ cho mắt của rắn. Khi đến thời kỳ phải lột da, màng bọc này sẽ bị rụng xuống cùng các lớp da khác. Tuy nhiên, những mảnh vụn này vẫn dính lại vào mắt rắn. Đó là một biểu hiện của rối loạn phân ly. Một trong những bệnh thường gặp ở rắn nói chung và rắn nuôi cảnh nói riêng.

Chúng ta sẽ xem xét phân tích về vấn đề lột da ở rắn. Làm thế nào để phát hiện bệnh và bệnh này lâu dài sẽ gây ra những nguy cơ gì. Làm thế nào có thể khắc phục điều đó.

Rối loạn phân ly ở rắn là gì?

Hầu như tất cả các động vật đều lột da trong giai đoạn phát triển. Có một số loài, nhưng hầu hết là động vật có vú đều lột da liên tục, lột những mảnh nhỏ. Những loài khác ví dụ như rắn luôn phải lột da toàn cơ thể một lúc, để nhường chỗ cho sự phát triển mới.

Cấu tạo cơ thể rắn cho phép chúng lột hết toàn bộ da trong một lần. Bắt đầu từ đầu, sẽ có một phần thô ráp nhô lên trên đầu mũi rồi bong dần ra. Sau đó chúng luồn lách cơ thể bên dưới ra khỏi da. Khi hoàn thành xong, bạn sẽ thấy một mảnh da chết dài không có những lỗ thủng hoặc mảnh vụn.

Mặc dù đôi khi việc rụng hơi bị khó khăn một chút. Nhưng vấn đề đáng nói ở đây là những mảnh vụn da dính vào con rắn của bạn. Nên đó được gọi là rối loạn phân ly. Chứng phổ biến nhất của rối loạn phân ly là da bị giữ lại.

Đặc biệt phần màng bọc mắt rắn là một lớp vảy tròn, che mắt rõ ràng. Nó còn được gọi là vảy mắt, vì rắn không có mí mắt nên màng này có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và tác hại môi trường.

Giống như mọi nơi trên cơ thể, màng này cần phải được thay mới thường xuyên. Tuy nhiên khi chứng rối loạn phân ly xảy ra, những chiếc màng bọc cũ có thể vẫn đọng lại trên mắt. Điều đó xảy ra sẽ mang đến các vấn đề bệnh lý về mắt cho rắn. Bao gồm viêm, sưng và nhiễm vi khuẩn.

Biểu hiện cho thấy rắn của bạn bị rối loạn phân ly

Khi con rắn lột da thành công sẽ có mảng da vụn rời khỏi con mắt. Nếu bạn nhận thấy được bất kỳ mảnh da khô, xỉn màu nào dính vào mắt hoặc cơ thể rắn của bản. Đây là dấu hiệu của chứng rối loạn.

Nhưng làm thế nào để bạn biết nếu như con rắn của bạn giữ lại màng mắt? Đầu tiên, hãy kiểm tra da bị bong ra. Ở phần đầu, bạn nên chú ý đến hai cái vảy tròn, rõ ràng ở mắt của rắn.

Đây là những chiếc màng bọc mắt. Nếu chúng không ở đó thì hãy kiếm thật kỹ trong chuồng nuôi. Nếu không nó có thể đã bị văng khỏi chuồng nuôi. Nếu như không thấy, điều đó có nghĩa là chúng có khả năng đã giữ lại màng bọc này. Khi đó bạn kiểm tra mắt rắn và chú ý đến:

  • Các kết cấu của mắt: Mắt phải tròn và đầy đặn, không được có bất cứ nếp nhăn hay vết lõm nào trên bề mặt. Nếu không thì đó có khả năng là màng bọc mắt.
  • Màu mắt: Nếu con rắn của bạn bị rối loạn phân ly, đôi mắt của chúng có thể trông hơi mờ và màu xám. Màng bọc mắt bị giữ lại sẽ tạo ra một vết đục mờ ở mắt. Nhưng đôi mắt vẫn khỏe manh và nhìn rõ trong bóng tối.
  • Các vảy quanh mắt: Một màng bọc mắt được giữ lại lâu sẽ thành da khô ở rãnh giữa mắt hay khi vực xung quanh.

Bất kỳ điều nào xảy ra ở trên đều có thể báo hiệu rằng màng bọc cũ đã bị giữ lại. Nhưng nếu bạn không chắc chắn, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia về bò sát. Vod một số triệu chứng trên cũng có thể do nguyên nhân khác (chẳng hạn như mất nước).

Tại sao rắn bị rối loạn phân ly?

Rối loạn phân ly hay là màng bọc mắt bị giữ lại thường tiềm tàng các nguy cơ bệnh tật. Đây là một căn bệnh, một vấn đề y tế. Nhưng nó thường là do điều kiện nuôi nhốt thích hợp.

Thiếu độ ẩm

Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất của da bị mắc kẹt lại. Chính là do không đủ độ ẩm trong môi trường nuôi nhốt.

Tất cả các loài rắn đều phải đòi hỏi một độ ẩm nhất định để phát triển khỏe mạnh. Con số cụ thể tùy thuộc vào loài rắn bạn nuôi. Ví dụ như Rắn Hognose Miền Tây sống tốt ở độ ẩm khoảng 40%. Mặt khác, Trăn Siết Mồi yêu cầu độ ẩm môi trường lên đến 70%.

Nếu như độ ẩm môi trường không đạt được mức tối thiểu chúng yêu cầu. Điều đó sẽ gây ra hiện tượng mất nước. Những con rắn bị mất nước thường gặp khó khăn trong việc lột da cũ. Điều này là do da khô dính vào lớp mới bên dưới. Làm chúng khó khăn hơn trong việc loại bỏ da chết.

Không có chất liệu thô ráp trong chuồng

Để chúng có thể bắt đầu lột xác đúng cách. Chúng cần ít nhất một bề mặt thô ráp, gồ ghề trong chuồng nuôi. Cũng có thể là một vòm hay hộp kín bằng gỗ. Một tảng đá, khúc gỗ hay món vật trang trí nào khác. Chúng dùng bề mặt đó để gẩy lớp màng bọc mắt lên. Xé một lỗ trên da cũ và bắt đầu quá trình lột da.

Nếu bạn giữ con rắn của bạn trong một chuồng toàn kính trơn tru. Không có gì ngoài một chậu nước trong lõm. Chúng sẽ rất gắng sức để có thể lột da thành công.

Thiếu dinh dưỡng

Hầu hết các loài rắn tốt nhất là được cho ăn chuột, bao gồm chuột cống. Vì nó đáp ứng đủ lượng calo, chất dinh dưỡng đa lượng và và các nguyên tố vi lượng. Giúp cho con rắn của bạn luôn duy trì được trạng thái tốt nhất.

Mặc dù cũng có một số loài rắn, như Rắn Nịt Tất, rất thích ăn côn trùng, cá và thậm chí cả trừng. Nhưng đó không phải là một thực đơn dinh dưỡng hoàn chỉnh. Chúng cũng không tự biết cách cung cấp dinh dưỡng cho chính mình được.

Nếu bạn không cho rắn ăn đúng chế độ. Hay cho ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng cần thiết, hay không thường xuyên. Điều này có thể dẫn đến chứng rối loạn phân ly hoặc một số vấn đề khác.

Bệnh tật hoặc ký sinh trùng

Có một loài ký sinh trùng sống bên ngoài cơ thể rắn gọi là ngoại ký sinh. Cũng có thể gây ra vấn đề về lột da. Những con rắn bị nhiễm ky sinh, ve bọ thường có triệu chứng rối loạn phân ly.

Rối loạn phân ly vì bệnh cũng có, nhưng đây là trường hợp hiếm hơn. Nó cho thấy rằng cơ thể rắn đang tiềm tàng một loại bệnh nào đó. Thường kèm theo các dấu hiệu như:

  • Chán ăn (từ chối thức ăn)
  • Căng thẳng, phòng thủ hoặc tấn công quá mức
  • Thích ẩn nấp (thường ẩn nấp lâu hơn một con rắn bình thường)
  • Khó chịu, buồn nôn
  • Ngâm mình trong chậu nước nhiều giờ liền

Các biện pháp khắc phục khi rắn bị rối loạn phân ly

Ngay cả những người chăm sóc rắn chu đáo nhất cũng có thể gặp phải chứng rối loạn phân ly ít nhất một lần. Vì vậy đừng lo lắng, khá dễ dàng để điều chỉnh lại môi trường sống. Nhưng chỉ cần một lỗi nhỏ cũng dễ khiến rắn gặp phải tình trạng phân ly. Dưới đây là 4 phương pháp chính để cải thiện.

Tăng độ ẩm

Hãy tăng độ ẩm trong môi trường sống của rắn. Trước đó bạn cần tra độ ẩm chính xác nhất của rắn trên Tạp chí bò sát. Sau đó bạn thực hiện những cách sau:

Thêm một khay nước phụ vào trong bể, hoặc di chuyển khay nước cũ đến vị trí ấm áp.

Dùng bình phun sương vào bên trong chuồng mỗi ngày một lần. Phun cả hai bên, cộng với thêm một vài món trang trí nào đó vào chuồng.

Thêm một hộp có đủ độ ẩm trong chuồng. Đơn giản đó là một chiếc bồn nhựa nhỏ đủ lớn để rắn có thể cuộn tròn bên trong. Hộp được đục một lỗ và cắt phần cạnh ra. Đổ dớn mềm (hay còn gọi là rêu khô giữ ẩm) đầy vào trong hộp. Bạn có thể mua dớn mềm ở bất cứ đâu với giá từ 20 – 50 nghìn VNĐ/1 lạng. Nếu không có thể thay thế bằng khăn hoặc giấy ẩm. Con rắn sẽ tự tìm đến và chui trong đó vài giờ.

Việc này thường có tác dụng phòng ngừa hơn là điều trị. Nhưng có khả năng lớp da bị mắc kẹt này sẽ được bong ra nếu độ ẩm tăng lên. Sau khi thực hiện có thể chờ vài ngày theo dõi để xem xét. Nếu màng bọc mắt vẫn còn thì phải dùng cách cách tiếp theo.

Mang rắn của bạn đi tắm

Tiếp theo hãy thử tắm cho rắn của bạn. Độ ẩm và hơi nước tỏa ra từ nước ấm có thể có tác động kỳ diệu đến những lớp da bị mắc kẹt.

Sử dụng một bồn nhựa mà rắn có thể chui vào được và đậy nó lên. Nhưng phần miệng bồn cần phải được đục lỗ để thông khí. Nước chỉ đổ ¾ miễn sao cho rắn thò được đầu khỏi mặt nước để thở. Nhiệt độ từ 29 – 32 độ là chuẩn nhất. Nóng hơn mức này rất dễ làm rắn bị bỏng.

Bạn đặt rắn vào trong bồn đậy nắp. Cho chúng ngâm mình khoảng từ 20 – 25 phút. Sau đó bạn đưa rắn ra khỏi bồn, nhẹ nhàng dùng khăn ướt thấm người. Như vậy các lớp da chết sẽ rời ra dễ dàng.

Dùng gối ẩm

Nếu tắm bồn nước ấm vẫn không cải thiện, vậy hãy sử dụng một chiếc vỏ gối ẩm. Lấy một chiếc gối bông sạch và ngâm nó trong nước ấm. Nước cùng nhiệt độ mà bạn dùng để tắm. Vắt nước để hơi ảm mà thôi chứ đừng để nhỏ giọt.

Rồi đặt con rắn vào đó, cố định đuôi bằng kẹp hay buộc tóc vào đó để nó không thể thoát ra. Đừng lo lắng, bông rất dễ thở nên không cần sợ rắn bị ngạt. Sau khi cố định nó trong gối hãy đặt gối vào một bồn nhựa. Nó sẽ tự do lăn lộn trong gối làm cơ thể ép lên vải ấm. Điều này làm nới lỏng những mảng da bị mắc lại. Để như vậy khoảng 20 phút rồi cho ra.

Tách các mảng da bằng tay 

Hãy chắc rằng bạn đã thực hiện ba phương pháp trên. Lúc này màng bọc mắt rắn có thể tự bật ra. Kiểm tra mắt rắn thật kỹ, nếu màng bọc biến mất thì mắt trông sáng và đầy đặn hơn. Bạn có thể sẽ tìm thấy màng bọc (trông như một chiếc kính áp tròng) bên trong vỏ gối hoặc bể.

Tuy nhiên nếu phần mũ mắt vẫn còn, bạn có thể tự tay loại bỏ chúng. Dưới đây là những kỹ thuật chính để thực hiện:

  • Sử dụng một bông tăm cotton (khuyến nghị dùng Q-tips với giá khoảng từ 180 nghìn VNĐ 1 hộp 625 cây) nhúng vào nước ấm. Hoặc bạn có thể cho thêm một ít sáp dưỡng ẩm vào. Nhẹ nhàng xoa vào mắt để làm tách lớp da đi. Đừng quên giữ chặt đầu rắn bằng một tay khác.
  • Hoặc bạn dán một lớp băng keo vào màng mắt (thật nhẹ) tạo lực kéo đi. Màng mắt có thể sẽ dính vào băng keo.
  • Đeo một chiếc bao ngón tay để nắm và kéo màng da ra. Chà nhẹ phần màng bọc mắt để nó rời khỏi lớp màng mới

Đừng thử bất cứ cách nào phía trên nếu bạn không thấy yên tâm. Hoặc không chắc liệu những màng bọc mắt cũ còn hay không.

Nếu bạn đã thử tất cả những điều trên mà màng bọc mắt cũ của rắn vẫn bị giữ lại. Vậy đừng quá cố gắng kéo chúng ra. Bởi vì như vậy chỉ càng gây tổn thương cho mắt rắn. Thậm chí sẽ kéo những lớp màng mới phát triển bên dưới đi cùng luôn. Điều này có thể gây ra các vấn đề vĩnh viễn về mắt, ví dụ như mù lòa.

Có điều rất hiếm khi tắm và ngâm trong gối ẩm mà lớp da chết cũ lại không bong ra. Nhưng nếu điều này xảy ra với rắn của bạn. Khuyến nghị bạn nên đưa đến những cơ sở thú y chữa bò sát chuyên nghiệp. Họ sẽ xem xét xem có màng bọc cũ lưu lại hay không và loại bỏ chúng.

4 bình luận về “Rối loạn phân ly ở rắn cảnh”

Viết một bình luận