Ký sinh nội bộ ở rắn có thể dẫn đến nhiều bệnh tật. Ví dụ như sụt cân, nôn mửa, tiêu chảy và chán ăn. Nếu không được điều trị sớm. chúng có thể gây ra các thiệt hại bên trong cơ thể, có thể là tử vong.

Tại sao lại là ký sinh nội bộ mà không phải là ký sinh đường ruôt? Ký sinh nội bộ chỉ về việc rắn bị ký sinh bên trong cơ thể . Nó ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến đường ruột mà còn là não và các bộ phận bên trong.
Đây là một chứng ký sinh được coi là bệnh thường gặp ở rắn. Nếu bạn nắm được vòng đời của ký sinh trùng thì sẽ giúp bạn loại bỏ chúng khỏi cuộc sống của rắn trước khi chúng gây hại. Một số dạng ký sinh trùng như giun móc có vòng đời trực tiếp. Bởi nó truyền thẳng từ con rắn này sang con rắn khác, hoặc thông qua những thực phẩm bẩn hoặc phân bị nhiễm trùng.
Những loại ký sinh nội bộ ở rắn
Cơ thể rắn có thể sẽ chứa rất nhiều loại ký sinh trùng. Một trong số đó khả năng cao sẽ gây rất nhiều vấn đề. Các sinh vật đơn bào hoặc động vật nguyên sinh có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng. Bao gồm các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và sinh sản của một con rắn.
Sán thường gây ra các vấn đề về tiết niệu và hô hấp. Đặc biệt sán dây dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Các kiauh giun tròn và những ký sinh liên quan thường cư trú trong đường tiêu hóa. Nhưng chúng cũng có thể mang tới bệnh cho các cơ quan khác (như phổi). Nếu như chúng di cư trong giai đoạn đang phát triển.
Không phải loại ký sinh nội bộ ở rắn nào cũng xấu. Cho nên rắn nuôi chỉ nên được điều trị ký sinh khi chúng gây ra vấn đề. Hoặc đó là loại ký sinh trùng không nên có trong cơ thể. Vì vậy bạn cần phải biết có ký sinh trùng nào đang tấn công rắn bạn nuôi.
Amip
Amip là những sinh vật đơn bào siêu nhỏ (động vật nguyên sinh) có thể dẫn đến bệnh Amip. Đây là một vấn đề ký sinh thường xảy ra ở những con rắn nuôi nhốt. Bắt nguồn từ việc rắn ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc nước có chứa ký sinh trùng đang ở giai đoạn lây nhiễm.
Amip có thể gây tổn thương và lan rộng đến niêm mạc ruột và gan của rắn. Hơn nữa, nhiễm trùng thứ cấp có thể xảy ra và làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Rắn sẽ có một số triệu chứng Amip như lờ đờ, nôn mửa, tiêu chảy. Phân có máu và mui hôi cũng như phân có chứa chất nhầy. Trăn Siết Mồi, Trăn Bóng và một số loài Rắn Nước rất dễ bị bệnh Amip.
Có thể chuẩn đoán tình trạng bệnh này bằng cách xét nghiệm phân của rắn nuôi. Nếu bạn nghi ngờ con rắn của bạn bị nhiễm Amip. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ thú y chuyên nghiệp để có biện pháp xử lý thích hợp.

Nhiễm trùng này có thể điều trị được. Các bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc kháng sinh và thuốc chống độc tố cụ thể (Metronidazole) để có thể cải thiện tình trạng. Hơn nữa, bạn cần phải phối hợp bằng cách làm sạch chuồng rắn. Sử dụng dung dịch thuốc tẩy 3% và phun nước để xử lý chuồng.
Một số loài rắn có nguồn gốc từ vùng Tây Nam nước Mỹ là những loài rất hay mang ký sinh này. Thậm chí chúng không có dấu hiệu cho thấy đang bệnh nào. Do vậy, quan trọng là bạn phải cẩn thận khi nuôi loài này. Nhất là nếu bạn nuôi gần các thú cưng khác thì càng cần phải chú ý để tránh gây bùng phát Amip.
Sán dây
Hầu hết các loài động vật (bao gồm cả con người) đều dễ bị nhiễm sán dây. Sán dây có hình dạng như những hột cơm. Và chúng kết nối với nhau tạo thành một con giun. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy những đoạn trông giống sán dây. Xuất hiện bên trong chất thải của rắn khi sán ở giai đoạn ấu trùng.
Có thể sẽ có những dấu hiệu nhiễm trùng ở những mảng mô liên kết với nhau dưới da. Bạn có thể phải nhờ đến bác sĩ phẫu thuật để cắt bỏ.

Loài sán dây cũng giống như các loài ký sinh phá hoại khác. Chúng gây hại khiến rắn bị sụt cân nghiêm trọng. Chúng cần vật chủ mà chúng ký sinh làm cầu nối trung gian để duy trì trọn vẹn vòng đời.
Đây là một điều tốt vì như vậy sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh của rắn nuôi. Tuy nhiên, nếu như có nhiễm trùng xảy ra thì cần phải theo dõi tình trạng để có thể chữa trị. Để xử lý sán dây ở rắn, bạn có thể cần dùng praziquantel trị sán dây. Dùng lặp đi lặp lại trong 2 tuần, đồng thời có thể đem rắn đi phẫu thuật cắt bỏ phần sưng dưới da do ấu trùng sán dây.

Cryptosporidium
Cryptosporidium là loài động vật nguyên sinh. Theo nghiên cứu, con rắn của bạn có thể sẽ nhiễm bệnh nếu hấp thụ nước bị nhiễm Cryptosporidium. Hoặc bạn cho rắn ăn bất cứ con mồi nào nhiễm Cryptosporidium mà bạn bắt được. Cryptosporidia cũng thuộc nhóm các bệnh Zoonosis, có nghĩa là những bệnh mà có thể lây từ động vật sang người.
Ký sinh trùng Cryptosporidium gây giảm cân và tiêu chảy nghiêm trọng cho rắn. Giống như hầu hết các ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy được bất cứ một con giun nào xuất hiện trong phân.
Bởi nhiễm trùng này không thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi thông thường. Cho nên nếu bác sĩ thú y nghi ngờ có thể rắn của bạn bị nhiễm Cryptosporidium. Họ sẽ phải thực hiện xét nghiệm chuyên ngành mới có thể kết luận.

Giun kim
Giun kim là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến mà mắt thường không thấy được. Rắn và các loài bò sát dễ bị nhiễm giun kim do ăn chuột hay côn trùng nhiễm bệnh. Thường thì bệnh này không cần thiết điều trị trừ khi chúng gây ra vấn đề cho con rắn.
Một số vấn đề có thể xảy ra do nhiễm giun kim gồm chán ăn, giảm cân hoặc là rắn bị táo bón. Con người cũng có thể bị nhiễm giun kim. Đó là ký do vì sao các chuyên gia về thú y thường khuyên bạn phải rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh cho bò sát nói chung và rắn nói riêng, Đặc biệt là sau khi rửa ráy và xử lý cho một con rắn nhiễm bệnh.

Giun tròn
Giun tròn cũng là ký sinh trùng siêu nhỏ trú ngụ trong đường ruột của rắn. Ký sinh sùng ở giai đoạn ấu trùng cũng có thể tìm thấy được trong đường hô hấp của rắn. Có rất nhiều loài giun tròn khác nhau. Số lượng thống kê lên đến 28 nghìn loài, gồm 16 nghìn loài ký sinh trong đó.
Giun tròn để lại chất thải trong miệng rắn gây ra lở loét. Ấu trùng không xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng Mà có thể xâm nhập vào da rắn, gây ra nhiễm trùng. Hầu hết bạn khó có thể nhận ra rắn bị nhiễm trùng chỉ cho đến khi đã có rất nhiều giun tròn tấn công.
Bạn sẽ nhìn được giun đũa từ trong chất thải của rắn. Nếu bạn nhận thây bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào, thì con rắn của bạn có lẽ phải cần điều trị bằng máy tẩy giun. Được thực hiện bởi các bác sĩ thú y.
Nếu không điều trị, nhiễm trùng sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Có thể dẫn đến bệnh nặng như viêm phổi. Quan trọng nhất là bạn phải duy trì cách vệ sinh phù hợp để có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các loài giun.

Trùng roi
Những con trùng roi (chẳng hạn như Hexamita spp) cư trú trong ruột của rắn. Là tác nhân gây ra bệnh đường ruột. Nếu các loài trùng roi tấn công con rắn của bạn. Có thể bạn sẽ cần phải nhờ bác sĩ thú y điều trị. Bác sĩ sẽ kê một toa thuốc tẩy giun có tên là fenbendazole (Panacur). Cho bạn điều trị lặp đi lặp lại sau 2 – 3 tuần.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng Metronidazole (Flagyl) để điều trị trùng roi. Nhưng lưu ý nên dùng liều thấp hơn với Răn Vua, Rắn Chàm và Rắn Chuông Uracoan.

Giun móc
Giun móc cũng là một loài giun đường ruột. Chúng móc vào trên ruột con rắn và hút máu. Bạn sẽ thấy chất thải của rắn có máu khi bị nhiễm giun này. Dù vậy, bạn không thể nhìn thấy được bất cứ con giun máu nào.
Chỉ có thể xác định do chất thải có máu, trong trường hợp đó cần lập tức đưa đến bác sĩ thú y. Các bác sĩ có thể kê một toa thuốc tẩy giun (Pancur) nếu xác định là nhiễm giun móc.

Giun lưỡi (Pentastomes)
Giun lưỡi được tìm thấy ở nhiều loài bò sát, mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng khác nhau. Các triệu chứng mà giun móc gây ra thường liên quan đến phổi. Tuy nhiên, giun móc cũng có thể cư trú ở bất kỳ mô nào. Dẫn đến các triệu chứng bệnh lý cũng dần thay đổi. Tùy thuộc vào con đường di cư của của chúng và phản ứng của mô.
Theo nghiên cứu, các loài động vật thuộc phân lớp hình lưỡi (như Armillifer armillatus) có thể lây sang người, chó và các vật nuôi khác. Điều này gây nguy hại cho rắn nói riêng và cộng đồng nói chung.
Mặc dù không có cách điều trị cụ thể với giun lưỡi. Nhưng có thể trộn hỗn hợp ivermectin gấp 5 – 10 lần để giảm số lượng trứng. Dù vậy, việc điều trị đó không hoàn toàn loại bỏ được giun. Phương pháp mới nhất để loại bỏ giun lưỡi ở con trưởng thành là xác định vị trí và loại bỏ chúng bằng cách nội soi.

Giun tảo
Những con giun ký sinh này tấn công vào niêm mạc dạ dày và khoang cơ thể của rắn. Chúng được biết đến là gây ra các vết loét trên da. Những vật chủ trung gian chứa ký sinh này gồm muỗi và ve. Hai loài này truyền ký sinh lên rắn và gây ra sự khó chịu.
May mắn là muỗi và ve không ảnh hưởng nhiều với các loài bò sát nuôi nhốt. Nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo những con rắn không tiếp cận được với hai loài sinh vật này. Bằng cách giữ chuồng và các vật trong chuồng luôn sạch sẽ.
Nếu bạn nhận thấy có vấn đề, hãy thử tăng nhiệt độ môi trường trong hai ngày, Tuy nhiên, nếu rắn bạn nuôi yêu cầu một môi trường mát mẻ. Có lẽ nó sẽ không chịu được nhiệt độ cao hơn. Trong trường hợp đó tốt nhất vẫn nên đem đến bác sĩ thú y.

Ngoài những ký sinh trùng nội bộ này, con rắn cũng có thể bị bệnh đường ruột do nhiễm trùng E.coli và Salmonella. Vậy nên, hãy luôn rửa tay kỹ sau khi vệ sinh cho con rắn của bạn. Ngay cả khi trông nó có vẻ không có vấn đề gì. Và cần đem rắn đi khám định kỳ ít nhất một lần mỗi năm, bao gồm cả kiểm tra mẫu chất thải của rắn.
Dấu hiệu xuất hiện ký sinh nội bộ ở rắn
Sau đây là những triệu chứng phổ biến của ký sinh nội bộ ở rắn:
- Giảm cân
- Chán ăn
- Nôn hoặc rắn bị trào ngược thức ăn
- Chất thải của rắn có dấu hiệu bất thường
Giun có thể có mặt trong chất nhầy rắn nôn ra hoặc chất thải nếu bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ký sinh trùng có thể xuất hiện bên trong cơ thể của rắn. Ngay cả khi bạn không nhìn thấy bất kỳ con giun nào.
Các dạng ấu trùng của một số loài ký sinh trùng đường ruột có thể đi qua phổi. Dẫn đến các triệu chứng hô hấp hoặc viêm phổi. Tử vong cũng có thể xảy ra nếu nhiễm trùng nặng.
Tại sao có ký sinh nội bộ ở rắn?
Rắn rất nhạy cảm với nhiều loài ký sinh nội bộ. Từ giun lớn cho đến các sinh vật đơn bào. Chẳng hạn như trùng roi, Cryptosporidium và coccidia. Hầu hết các loài rắn được bán làm vật nuôi có thể mang ký sinh trùng từ bên ngoài vào môi trường nuôi nhốt. Có thể là nhiễm từ tự nhiên, hoặc là từ những con vật khác ở cơ sở buôn bán.
Những con rắn nuôi nhốt đơn độc trong nhà rất khó có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng. Có điều, vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi tiếp xúc với những con rắn bị nhiễm bệnh. Thồn qua chất thải hoặc vật chủ trung gian.

Còn một trường hợp phổ biến khác là rắn nhiễm ký sinh do ăn uống. Bằng cách ăn một số động vật mang ấu trùng ký sinh. Ví dụ, rắn nhiễm Trichomonas thường là kết quả của việc ăn ve hay chuột chứa ký sinh.
Trong tự nhiên, rắn không bị giới hạn không gian nhỏ như khi nuôi nhốt. Nên ký sinh trong trong môi trường tự nhiên khó xuất hiện với số lượng lớn. Hoặc không gây ảnh hưởng đáng kể đối với rắn. Thế nhưng một con rắn quen sống nuôi nhốt dễ bị ký sinh hơn. Vì nồng độ ký sinh nội bộ ở rawbs sẽ cao hơn khi ở trong các chuồng nhỏ. Đặc biệt là nếu môi trường sống lại quá bẩn.
Chuẩn đoán ký sinh nội bộ ở rắn
Rất đơn giản để có thể nhờ bác sĩ thú y chuẩn đoán ký sinh nội bộ ở rắn của bạn. Nếu có dấu hiệu đáng nghi, hãy thu tập một mẫu chất thải tươi. Sau đó đặt nó trong một túi plastic có thể bịt kín (chẳng hạn như túi zip). Đặt túi này vào trong một túi kín khác và cho vào ngăn lạnh nếu bạn chưa đến bệnh viện thú y ngay.
Một mẫu chất thải mới sau khi được làm lạnh vẫn có thể chuẩn đoán được trong vòng dưới 24 giờ. Tránh lấy chất thải đã khô ở đáy lồng, hoặc là đã ngâm dưới đáy bát nước.
Hầu hết các loại nhiễm ký sinh nội bộ ở rắn đều có thể chuẩn đoán bằng kính hiển vi. Thông qua phân tích mẫu chất thải của vật nuôi. Tuy nhiên, có những loài đặc biệt ví dụ như Cryptosporidia. Cần phải xét nghiệm thông qua một phương pháp kiểm tra đặc biệt (PCR) hay thuốc (Acid Fast).
Các biện pháp ngăn ngừa ký sinh nội bộ ở rắn
Các phương pháp điều trị y tế sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại ký sinh trùng là gì. Cũng như liên quan dến bộ phận nào mà ký sinh cư trú. Một số ký sinh trùng phát triển mạnh nhờ trú ở đường ruột của rắn. Chúng chỉ lấy chất dinh dưỡng và không gây bất kỳ tác hại nào.
Tuy nhiên, các loại ký sinh như giun móc có thể bám vào niêm mạc ruột và hút máu. Như vậy dẫn đến thiệt hại vô cùng nghiêm trung. Mà môi trường không đảm bảo sẽ làm gia tăng số lượng ký sinh trong vật nuôi. Làm gây các bệnh suy nhược và thậm chí là tử vong. nên có một số điều bạn cần chú ý để ngăn ngừa ký sinh.
Kiểm tra thường xuyên
Dễ dàng ngăn ngừa rắn nhiễm bệnh hơn là điều trị bệnh. Ký sinh nội bộ trong các loài bò sát nuôi phổ biến hơn mọi người vẫn nghĩ. Theo nghiên cứu của NCBI, 62.4% các mẫu chất thải được thử nghiệm từ bò sát nuôi nhốt đều cho thấy sự hiện diện của ký sinh và trứng.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyên bạn nên kiểm tra mẫu phân của vật nuôi. Phải cần đến các bác sĩ thú y chuyên nghiệp. Vì trong số các ký sinh sẽ có loài gây hại cho người.
Đồng thời, đừng quên theo dõi con rắn của bạn mỗi tuần để tìm ra bất cứ nghi ngờ có ký sinh nào. Nếu bạn quan sát tháy sự bất thường trong chất thải. Hãy mang một mẫu đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ký sinh nội bộ ở rắn xâm nhập qua thực phẩm
Vì rắn là động vật ăn thịt, nên chúng có thể nhiễm ký sinh từ thực phẩm chúng tiêu thụ. Do đó bạn cần chú ý mua thức ăn từ những cơ sở bán uy tín. Nhưng việc đun sôi hoặc nấu bữa ăn để tiêu diệt ký sinh trùng là không nên. Vì rắn của bạn có thể sẽ từ chối không ăn.
Mặc dù việc chọn cơ sở bán thức ăn uy tín có thể làm giảm nguy cơ nhiễm ký sinh. Nhưng có thể vẫn bị nhiễm. Đó là lý do tại sao cần phải đem rắn đi khám hàng năm..
Vệ sinh đúng cách
Một bước quan trọng khác là duy trì vệ sinh chuồng rắn thật tốt. Ít nhất 1 tuần phải dọn dẹp chuồng kỹ lưỡng một lần. Phải khử trùng chuồng và các phụ kiện bên trong. Bạn cũng có thể ướp lạnh chuồng qua đêm trước khi đưa rắn trở lại. Mục đích để diệt hết tất cả trứng và ấu trùng bên trong.
Chú ý khi sưu tập rắn
nếu bạn mua một con rắn mới, bạn cần phải mang đến bác sĩ thú y khám kỹ lượng. Khám trừ trong ra ngoài, bao gồm cả ký sinh nội bộ ở rắn. Nếu có bất kỳ ký sinh trùng nào được phát hiện. Nó cần phải được điều trị ngay. Tốt nhất là đặt lịch khám mỗi tuần trong trên dưới 100 ngày đầu kể từ khi mang về.
Tránh đưa bất kỳ con rắn mới nào vào chuồng mà không được bác sĩ kiểm tra. Nếu bạn muốn thêm một con mới vào bộ sưu tập thì trước tiên phải cách ly nó trong ít nhất 8 tuần. Để xem trong giai đoạn đó nó có khỏe mạnh hay không.
Tẩy giun cho rắn
Nếu phát hiện con rắn của bạn nhiễm giun sán, bạn cần phải tẩy giun. Chú ý cần phải dùng kháng sinh hoặc thuốc antiprotozoal. Nếu ký sinh nội bộ ở rắn của bạn là một loài sinh vật đơn bào. Như Amip, trùng roi, trùng lông hoặc trùng bào tử.
Nhưng rắn có thể nhiễm rất nhiều loại ký sinh nội bộ. Bao gồm các nhóm trùng, nhóm sán, động vật nguyên sinh, nhóm hình lưỡi, nhóm pentastomes, trematodes và acanthocephalans. Không phải tất cả những ký sinh trùng gây hại cho rắn đều có hình giun hay sâu.

Vì vậy để chắc chắn nhất hãy mang mẫu chất thải đến bác sĩ thú y để xét nghiệm. Mọi loại thuốc tẩy giun (như fenbendazole hoặc Pancur). Chỉ nên được dùng trong tường hợp rắn bị nhiễm ký sinh nhóm trùng hoặc nhóm sán dây, Chẳng hạn như sán dây, giun kim, giun móc, giun tròn và giun lưỡi.
Cho mình hỏi , rắn hổ Hành thường bị đốm trắng ở trên vẫy ( đã ) bệnh đó là gì , và mình điều trị thế nào vậy ạ
Lời khuyên này không mang tính hướng dẫn trị:
Đốm trắng ở vảy rắng có thể nhiều nguyên nhân.
– Mất màu (bình thường k cần trị — Chỉ cần đổi chế độ ăn + phơi nắng).
– Bị nấm: Bạn có thể tham khảo cách tắm sát khuẩn:
https://pharmacy.jiohealth.com/blog/dung-dich-sat-khuan-betadine-su-dung-dung-cach-va-hieu-qua
Nguồn:
https://vetericyn.com/blog/how-to-treat-scale-rot-on-reptiles/