Vệ sinh chuồng bò sát – 04 Điều cần biết

Vệ sinh chuồng bò sát thường xuyên là điều cần thiết. Để giữ cho chúng có một ngôi nhà an toàn và bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, còn đảm bảo cho bạn có một nơi trưng bày thú cảnh sạch sẽ, không mùi và hấp dẫn.

Dụng cụ vệ sinh chuồng bò sát

Trước khi vệ sinh chuồng bò sát, bạn cần lên danh sách những công cụ. Hãy lưu trữ những vật dụng này riêng ra đừng để lẫn với những vật dụng gia đình. Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bò sát. Thậm chí những vật dụng vệ sinh cần phải khử trùng riêng biệt trước và sau khi tiến hành vệ sinh.

  • Chuồng dự phòng: Vệ sinh chuồng dự phòng có thể trong vài phút. Nhưng cũng có thể mất đến vài giờ. Bạn cần chuẩn bị sẵn một chuồng dự phòng. Có thể là bể thủy tinh hoặc đơn giản là một hộp nhựa.
  • Bàn chải: Kích thước bàn chải tùy thuộc vào kích thước chuồng của bạn. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị 1 bàn chải to toàn bể và 1 bàn chải đánh răng để chà kẽ.
  • Xô nước: Dùng xô nước riêng, đừng dùng xô gia đình vẫn dùng.
  • Khăn giấy.
  • Bông tai (Q-tip), tăm xỉa răng, dao cạo sơn, lưỡi dao cạo râu (dùng lưỡi nhựa nếu bạn dùng bể acrylic). Đây là những vật dụng cần thiết để tiếp cận với không gian nhỏ. Ngoài ra còn loại bỏ những vết két “cứng đầu”.
  • Găng tay cao su, đồ bảo hộ (nếu cần) và kính bảo hộ.
  • Xẻng sàng cát: Loại bỏ chất thải và những mảnh vụn từ trong cát hay những chất nền dạng mịn, nhỏ khác.
  • Xà phòng hoặc nước rửa chén. Nhưng không sử dụng những sản phẩm có chứa phenol hoặc mùi thông.
  • Miếng rửa bát (miếng bọt biển): 1 miếng để làm sạch, 1 miếng để rửa và 1 miếng để dùng khử trùng.
  • Nước rửa kính (nếu là bể kính).

Đối với bể của những loài thủy sinh (sống dưới nước). Bạn sẽ cần thêm một số dụng cụ sau:

  • Cây cạo rêu (nếu không có thể có thể sử dụng dao cạo sơn hoặc lưỡi dao cạo râu).
  • Ống hút chân không đáy bể cá.
  • Mút lọc nước.
  • Bàn chải lọc bể cá.
  • Dung dịch khử clo (điều hòa nước).

Khi nào bạn nên dọn dẹp và vệ sinh chuồng bò sát?

Lịch vệ sinh chuồng bò sát sẽ tùy thuộc vào. Nhưng thông thường bạn nên thực hiện dọn dẹp nhanh mỗi ngày. Bằng cách loại bỏ chất thải và làm sạch nước tràn ra (đối với chuồng cạn). Bất cứ khi nào bạn cho bò sát ăn. Bạn đều cần phải dọn thức ăn bừa và thừa. Nếu không sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Bạn nên làm sạch bát nước của bò sát mỗi ngày. Với những loài bò sát ăn, ngủ dưới nước. Bạn cần phải lọc nước của chúng. Cạo bể thường xuyên để loại trừ rêu, tảo. Và việc làm sạch môi trường nước là điều được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe.

Bạn cần sử dụng bộ hút đáy bể để hút cặn trong sỏi. Nhưng hãy bỏ những tảng đá và đồ trang trí ra ngoài. Để đảm bảo không có mảnh vụn, cặn bẩn nào bị khuất lên và bám vào chúng.

Tiếp đến, mỗi tuần bạn nên lên lịch vệ sinh sạch sâu, sạch hoàn toàn chuồng ít nhất 1 lần.

Phương thức vệ sinh chuồng bò sát cạn

Chuồng bò sát cạn dành cho những loài bò sát sống trên bờ. Chuồng cạn có thể là bể kính, hộp nhựa, bể kính, chuồng gỗ, chuồng kim loại,… Để có thể vệ sinh hoàn toàn, có một số bước cơ bản mà bạn cần lưu ý.

Vệ sinh chuồng bò sát cạn bước 1: Làm trống chuồng

Hãy bỏ bò sát của bạn ra và đặt nó vào một chiếc chuồng dự phòng an toàn. Sau đó lấy tất cả đồ đạc, phụ kiện của chúng ta. Đặt tất cả vật phẩm vào một chậu hoặc lót báo bên dưới. Để tránh nhà ở của bạn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Bạn cũng có thể loại bỏ chất nền và vứt vào thùng rác nếu như bạn có ý định thay mới. Còn nếu không, thì hãy sàng qua. Nhằm loại bỏ mảnh vụn và chất thải trong lớp lót nền.

Vệ sinh chuồng bò sát cạn bước 2: Chà xát chuồng 

Những miếng bọt biển vào nước xà phòng (nước nóng vừa phải). Vắt nó ra cho đến khi không còn giọt nào nữa. Rồi sau đó lại sạch mọi mặt của chuồng nuôi (bao gồm cả nắp đậy). Đừng quên loại bỏ bất kỳ chất thải, thức ăn thừa hoặc mảnh vụn nào còn dính lại trong quá trình bạn vệ sinh.

Nếu cần thiết, bạn có thể dùng con dao cạo sơn, cạo râu hoặc bàn chải để đánh bật mọi vết két lại trên bề mặt chuồng. Bên cạnh đó, hãy sử dụng bàn chải đánh răng cho bất kỳ vết nứt hoặc kẽ cạnh nào. Những loại chuồng bằng gỗ lại càng cần phải thực hiện kỹ lưỡng bước này.

Vệ sinh chuồng bò sát cạn bước 3: Rửa sạch chuồng

Khi bạn xác định được không còn một chút cặn bẩn nào trong chuồng. Hãy dùng một miếng bọt biển khác để rửa chuồng thật sạch. Nếu bạn muốn, có thể mang chuồng ra ngoài và dùng vòi xịt nước rửa sạch. Rửa thật sạch mọi dấu vết của xà phòng để tránh cho thú cưng bị bệnh.

Vệ sinh chuồng bò sát cạn bước 4: Khử vi khuẩn cho chuồng

Khi chuồng của bạn đã được rửa sạch sẽ. Bạn cần vệ sinh để loại bỏ những vi khuẩn không nhìn thấy còn lại. Bạn có thể dùng những dung dịch vệ sinh cho bò sát tại các cửa hàng. Hoặc những thuốc khử trùng hoặc thuốc tẩy khác nhau.

Bạn bắt buộc phải dùng miếng bọt biển hoặc khăn giấy mới. Tốt nhất là dùng khăn giấy, vì nó chỉ nên dùng 1 lần. Thấm chất khử trùng vào đó và chà đi chà lại mọi bề mặt trong bể.

Vệ sinh chuồng bò sát cạn bước 5: Rửa sạch chuồng bò sát 1 lần nữa

Về cơ bản, bạn chỉ cần lặp lại bước 3. Bước làm sạch này để đảm bảo không còn chất khử trùng trong chuồng. Nó sẽ gây hại cho sức khỏe của bò sát. Bạn cần vệ sinh thật kỹ, rửa sạch bằng nước và để khô rồi mới đưa bò sát vào.

Vệ sinh chuồng bò sát cạn bước 6: Làm sạch phụ kiện trong chuồng bò sát

Bước cuối cùng là làm sạch khay đựng thức ăn, phụ kiện trang trí và đồ chơi của bò sát. Làm sạch bằng xà phòng như cách làm của bước 3. Sau đó nhúng vào dung dịch khử trùng. Cuối cùng là rửa thật sạch và hong khô (lau khô) rồi mới đưa vào chuồng. Đừng quên vệ sinh và khử trùng cho cả bò sát!

Phương thức vệ sinh chuồng bò sát thủy sinh

Chuồng bò sát thủy sinh là chuồng dành cho những loài bò sát dưới nước. Chẳng hạn như Rùa Tai Đỏ, Thằn lằn Caiman, Rắn Vua California,…

Đa số chuồng cho các loại bò sát thủy sinh thường là bể kính. Việc vệ sinh bể nước dễ hơn so với bể cạn. Nhưng môi trường bể nước sẽ dễ bị bẩn hơn. Vì vậy, bạn cần tăng cường tần suất vệ sinh và xử lý cho thật sạch sẽ.

Vệ sinh chuồng bò sát thủy sinh bước 1: Lau kính

Hãy bắt đầu bằng cách làm sạch kính bên trong bể bằng 1 miếng bọt biển. Nhưng bạn nên mua miếng bọt biển từ cửa hàng phụ kiện bò sát hoặc cá cảnh. Thay vì mua từ cửa hàng đồ gia dụng thông thường.

Mặc dù trông chúng không khác gì nhau. Nhưng các miếng bọt biển gia dụng có thể còn sót lượng xà phòng hoặc hóa chất. Lượng dư đó không thành vấn đề khi bạn chỉ dùng để cọ bát hay bồn rửa. Nhưng nó có thể giết chết con bò sát của bạn.

Nếu trên kính có những vết két, tảo rêu cứng đầu dính lại. Hãy sử dụng lưỡi cạo để bỏ nó đi, nhưng cẩn thận kẻo làm xước bể. Nhất là những bể acrylic rất dễ bị xước nếu cạo bằng dao cạo râu thông thường. Tiếp đến thực hiện vệ sinh toàn diện bể tương tự theo bước 3 – bước 5 của phương pháp vệ sinh chuồng bò sát cạn.

Vệ sinh chuồng bò sát thủy sinh bước 2: Làm sạch đồ trang trí và đá

Sau khi lau cọ kính thật sạch thì hãy vệ sinh đồ trang trí và đá sỏi. Loại bỏ những loại đá sỏi trang trí quá bẩn hoặc quá nhiều tảo ra.

Cạo sạch vết bẩn và tảo

Nhưng bạn không nên vệ sinh mấy món phụ kiện quá nhiều bằng chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa. Vì rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn xà phòng, chất tẩy. Khi bạn thả lại vào nước, không khéo nó sẽ gây hại cho bò sát. Thông thường, tốt nhất bạn nên dùng cây cạo rêu, dao cạo để bỏ tảo và cặn bẩn. Rồi sau đó ngâm trong nước nóng.

Khử trùng phụ kiện

Trong trường hợp có món phụ kiện nào khó làm sạch. Bạn mới có thể ngâm chúng trong thuốc tẩy 10% (ví dụ như Javel 10%) khoảng 15 phút. Và rửa sạch trong nước, để cho khô ráo. Tuyệt đối đừng đặt phụ kiện vào bể nếu vẫn còn mùi clo. Để đảm bảo hơn, bạn có thể rửa lại bằng dung dịch khử clo.

Những loại cây sống cũng có thể loại bỏ tảo bằng thuốc tẩy. Tuy nhiên thân cây không chịu được tẩy mạnh. Để khử trùng cây sống, bạn có thể dùng dung dịch thuốc tẩy 5% (chlorine 5%). Ngâm cây từ 2 – 3 phút sau đó rửa sạch.

Nếu bạn không mua được dung dịch thuốc tẩy 5%. Bạn có thể mua thuốc tẩy 10% (chẳng hạn Javel 10% hoặc thuốc tẩy bất kỳ nồng độ 10%). Sau đó trộn với nước để tạo ra thuốc tẩy nồng độ 5%. Tham khảo thêm về công thức điều chỉnh nồng độ thuốc tẩy trong bài viết này.

Làm sạch bộ lọc (sau 2 tuần kể từ khi làm sạch)

sau khi đã làm sạch phụ kiện và bể cá từ trong ra ngoài. Phải sau 2 tuần kể từ lúc đó bạn mơi làm sạch bộ lọc nước. Tại sao vậy? Việc làm sạch hoàn toàn sẽ làm xáo trộn những vi khuẩn có lợi bán trên cây và sỏi.

May mắn là nhiều vi khuẩn có lợi vẫn cư trú trong bộ lọc. Vì vậy bạn chưa hoàn toàn làm đảo lộn hệ sinh thái. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi cùng 1 lúc, thì có thể sẽ làm tăng đột biến amoniac. Điều đó rất nguy hiểm vì sẽ không còn đủ vi khuẩn có lợi để loại bỏ độc tố.

Bạn nên rửa phần lõi lọc thật nhẹ nhàng. Loại bỏ bùn cát tích tụ trong các kẽ hở nhỏ. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng nước có nhiệt độ cùng với nhiệt độ nước thường để cho bò sát của bạn. Rồi sau đó nhanh chóng đưa trở lại bể. Điều đó sẽ không làm các lợi khuẩn mất hoàn toàn.

Cuối cùng chính là đổ nước (với nhiệt độ theo yêu cầu của loài bạn nuôi) vào bể đã làm khô. Khử clo trong nước bằng dung dịch khử Clo. Dùng kit thử nước ví dụ như APi để kiểm tra tính an toàn của nước. Rồi bắt đầu thả các phụ kiện (đã sạch clo) vào bể. Tiến hành vệ sinh qua cho bò sát và thả vào bể. Như vậy là xong!

1 bình luận về “Vệ sinh chuồng bò sát – 04 Điều cần biết”

Viết một bình luận