Bắt rắn dựa trên tay nghề và dụng cụ thô sơ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng khi bị rắn độc cắn phải. Do đó, bắt rắn an toàn luôn phải là ưu tiên hàng đầu. Muốn vậy, ngoài kỹ năng bắt rắn, bạn nên cần có dụng cụ và đi kèm đồ bảo hộ bắt rắn. Tùy vào mỗi loại rắn- kích cỡ- cân nặng- độc tính mà chúng ta sẽ có vài cách sử dụng gậy khác nhau. Bắt rắn đúng cách, người nuôi và rắn cưng đều được an toàn.
Gậy bắt rắn được dùng cho việc săn bắt rắn hoang (ngoài tự nhiên). Tuy nhiên, cùng với trào lưu nuôi rắn cưng, gậy bắt rắn cũng được người nuôi rắn kiểng ưa chuộng. Trong quá trình nuôi rắn, nếu bạn sơ ý đậy nắp chuồng nuôi không kỹ, những “anh hùng trốn trại” này sẽ không ngần ngại mà tận dụng thời cơ để tẩu thoát ngay. Đối với rắn lành (không độc), chúng gây hoảng sợ cho người xung quanh. Nhưng đối với rắn có độc tính thì không đùa được đâu.
Vậy làm thế nào để bắt rắn đúng cách? sử dụng dụng cụ nào để bắt rắn tốt nhất? Hãy tìm hiểu các thông tin bên dưới.

Chọn vị trí đứng bắt rắn đúng
Đứng phía bên hông hoặc phía sau đuôi con rắn
Rắn hiếm khi chủ động tấn công con người trừ khi cảm thấy bị đe dọa hoặc giật mình hay bị thương do bị chọc phá, đánh đuổi. Nói chung phần lớn các loài rắn cố gắng tránh tiếp xúc khi đối mặt với con người. Ngoại trừ các loài trăn lớn, rắn không độc. Chúng không phải là mối đe dọa đối với người.
Những vết cắn của rắn không nọc thường là vô hại. Răng của chúng không được thiết kế để xé rách hay gây ra vết thương sâu, mà là để tóm giữ. Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra tổn thương mô và nhiễm trùng từ những vết do rắn không nọc cắn. Ngược lại, rắn có nọc độc (rắn độc) lại tiềm ẩn nguy hiểm lớn hơn nhiều cho con người. Những vết cắn dẫn tới tử vong hoặc là phải cắt cụt một phần chân tay. Do đó, cẩn thận khi tiếp xúc với rắn độc là điều không thừa.
Khi rắn phòng thủ/chuẩn bị tấn công, chúng thường cuộn người, thu phần đầu và cổ ngóc lên cao để có thể phóng về phía trước như mũi tên bay, cắm những chiếc răng nhọn chứa đầy nọc độc vào kẻ thù. Do đó, việc chọn vị trí đứng bên hông hoặc phía sau đuôi sẽ là lợi thế vì rắn khó tấn công bạn. Và nên nhớ đứng cách xa rắn ít nhất 01 mét.

Cách dùng dụng cụ bắt rắn đúng
Đối với nuôi hiền- rắn kiểng không có độc: sử dụng loại gậy kẹp thân. Bóp giữ nhẹ nhàng phần tay cầm điều chỉnh sao cho kẹp giữ phần thân rắn lực chặt vừa đủ để chúng không bị tuột và chạy mất. Bạn cũng có thể dùng Móc bắt rắn từ từ đưa đầu móc vào phần thân rồi nâng lên, tay còn lại giữ lấy đuôi rắn.

Đối với rắn nuôi dữ- rắn độc: sử dụng gậy bắt rắn kẹp thân. Khoảng cách người và rắn ít nhất một mét. Bạn bình tĩnh bóp giữ đầu gậy nhẹ nhàng khi đưa gậy vào thân rắn. Kẹp giữ phần đầu thân rồi từ từ nâng lên. Sau đó mang rắn về chuồng.

Đối với rắn hoang không có độc: Dụng cụ sử dụng để bắt rắn là gậy kẹp cổ đi kèm với móc bắt rắn hoặc gậy kẹp thân.
- Dùng gậy kẹp cổ để cố định con rắn bằng một tay.
- Bạn có thể đứng/ cúi xuống/ngồi xổm xuống
- Dùng móc bắt rắn hoặc gậy kẹp thân nâng phần thân rắn lên.
- Di chuyển chúng hoặc bỏ vào túi đựng rắn. Nên nhớ điều chỉnh lực kẹp cho hợp với kích cỡ con rắn và mang đi.

Đối với rắn hoang có độc:
Rắn hoang vì không được thuần hóa nên khả năng kháng cự và mức độ nguy hiểm cao.
Do đó, đối phó với loại “khó chơi ” này, bạn phải hành động nhanh và dứt khoát, không để chúng có cơ hội phản kháng. Sử dụng phối hợp gậy kẹp cổ đi kèm móc bắt rắn là lựa chọn tối ưu.
Đầu tiên, bạn kẹp giữ chặt phần cổ. Sau đó dùng móc bắt rắn nâng phần thân rắn lên sao cho chúng không ngóc đầu lên trong suốt quá trình di chuyển và mang đi.

Cách sử dụng gậy kẹp cổ không cần móc bắt rắn
- Dùng gập kẹp cổ rắn bằng một tay. Khoang nhắc rắn lên, giữ nguyên ở duới đất.
- Ngồi xổm xuống
- Dùng tay còn lại nắm lấy phần đuôi rắn và giữ chặt.
- Nhắc rắn lên
- Di chuyển rắn hoặc bỏ vào túi đựng rắn
Những sai sót khi bắt rắn
Khi nuôi rắn, việc cần lưu ý đầu tiên khi sử dụng gậy bắt rắn đúng cách là tránh gây đau đớn và làm tổn thương chúng. Những sai sót khi dùng gậy bắt rắn bao gồm:
- Dùng sai dụng cụ hoặc gậy bắt rắn hoặc dùng gậy bắt rắn kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức khỏe rắn nuôi và an toàn cho người sử dụng khi xảy ra sự cố.
- Kẹp giữ rắn không đúng vị trí hoặc bóp giữ gấp quá chặt gây tổn thương tới da hoặc nội tạng của rắn khi chúng vùng vẫy. Trong quá trình vùng vẫy, chúng thường sẽ cắn người bắt khi có cơ hội.
Có nên kẹp giữ vùng cổ rắn?
Khi bắt rắn nuôi, nên tránh sử dụng gậy kẹp vào phần cổ của rắn vì đó là phần dễ tổn thương nhất. Khi người dùng bớp tay nắm của gậy quá mạnh hoặc quá chặt, rắn bị đau nên sẽ vùng vẫy nhiều hơn. Như vậy tạo ra nguy hiểm không cần thiết, chúng có thể cắn bạn bất cứ lúc nào có thể. Do đó, tuyệt đối không kẹp giữ phần đầu rắn nuôi/ rắn hoang hiền.
Tuy nhiên, đối với rắn độc, bao gồm rắn độc nuôi và rắn hoang, mức độ nguy hiểm cao thì kẹp giữ cổ rắn lại giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bắt rắn.
Kẹp cổ giúp cố định và hạn chế chiều dài cũng như cử động phần đầu rắn. Tránh những trường hợp rắn quay đầu cắn hoặc phun nọc độc vào người bắt. Đảm bảo an toàn tính mạng là qua trọng nhất.
Sử dụng găng tay chống rắn cắn để bắt rắn được không?
Găng tay chống rắn cắn được thiết kế đặc biệt với vật liệu chống nanh, chiều dài bao phủ gần như toàn bộ cánh tay. Găng tay đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng khỏi những cú đớp của rắn. Nanh của chúng hoàn toàn không đâm thủng được lớp bảo vệ của loại găng tay đặc biệt này. Bạn có thể dễ dàng nắm giữ và di chuyển rắn độc dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Về việc bắt giữ rắn, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm gậy bắt rắn thay vì găng tay.