Tuatara- Khủng long thời hiện đại

Tuatara

Sphenodon punctatus

  • Họ: Sphenodontidae
  • Chiều dài con trưởng thành: 0.8m
  • Khu vực sinh sống: một số đảo ở New Zealand
  • Môi trường sống: thoáng rộng, nhiều sỏi đá
  • Tuổi thọ nuôi nhốt: chưa cập nhật
  • Nguy hiểm: chưa cập nhật
  • Mức độ chăm sóc: chưa cập nhật

Giới thiệu về “Thằn lằn” Tuatara

Cái tên “tuatara” bắt nguồn từ tiếng Māori, có nghĩa là “đỉnh nhọn trên lưng”. Chúng hay được gọi là “hóa thạch sống” hay “khủng long thời hiện đại” bởi là chi duy nhất còn sinh tồn trong bộ Rhynchocephalia từng phát triển mạnh 200 triệu năm trước. Chúng có quan hệ xa với Squamata (thằn lằn và rắn) và có cùng tổ tiên chung. Do đó, Tuatara đóng một vai trò lớn trong nghiên cứu sự tiến hóa của thằn lằn và rắn.

Tuatara có đặc điểm gì?

Tuatara có màu xám hay nâu xanh, đạt chiều dài 80 cm tính từ mõm đến chóp đuôi và nặng đến 1,3 kg với một dãy gai trên lưng, đặc biệt nổi bật ở con đực. Bộ răng của chúng, gồm hai hàng răng nhọn hàm trên chồng lên một hàng răng hàm dưới, là độc nhất trong các động vật. Chúng có thể nghe, tuy không có tai ngoài, một “con mắt” rất dễ nhận thấy trên đỉnh đầu, được gọi là “con mắt thứ ba”- con mắt thông minh có khả năng tiếp nhận ánh sáng, sẽ dần biến mất khi chúng trưởng thành và có một số nét độc đáo ở bộ xương do được tiến hoá từ cá.

Tuatara có dễ chăm sóc không?

Tuatara khá ít vận động và sinh sản “cực kỳ chậm chạp”. Năm 2008, lần đầu tiên trong vòng 200 năm qua, loài thằn lằn quý hiếm này được phát hiện sinh sản trên hòn đảo chính của New Zealand. Chúng là loài duy nhất sống sót ở nhiệt độ từ 10 độ C-15,5 độ C, ăn côn trùng lớn, sống trong hang tự xây trên mặt đất. Vậy nên, nếu bạn muốn có một chú Thằn lằn Tuatara khoẻ mạnh thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện trên. Nhưng mà bạn cũng đừng quá lo lắng về câu chuyện chăm nuôi chúng như thế nào vì cơ hội làm chủ chúng gần như không thể xảy ra.

Chính phủ New Zealand đã đưa Tuatara vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo vệ, thậm chí còn có một chiến dịch bảo tồn cấp nhà nước được ban hành và không cho phép mang Tuatara ra khỏi đất nước của họ. Nên nếu bạn muốn chiêm ngưỡng chúng thì chỉ có một cách là đến khu bảo tồn Karori, Rouen Epson hoặc một số hòn đảo- nơi Tuatara sinh sống, được chính phủ cho phép khách du lịch đến tham quan Tuatara. Ở một số sở thú ở Mỹ cũng đang lưu giữ Tuatara nhưng chuồng nuôi đối với loài này gần như không được mở của cho du khách ghé thăm.

Viết một bình luận