Tokay Gecko- Tắc Kè Hoa
Gekko gecko
- Họ: Gekkonidae
- Kích cỡ con trưởng thành: 15-23 cm
- Khu vực sống: Đông Nam Á
- Môi trường sống: Trên cây và khu vực dân cư
- Tuổi thọ nuôi nhốt: 12-18 năm
- Nguy hiểm: chưa cập nhật
- Mức độ chăm sóc: trung bình
Giới thiệu về Tắc Kè Hoa
Đặc điểm bên ngoài

- Đầu dẹt, hình tam giác. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động dọc. Mắt tắc kè có độ tập trung rất tốt.
- Da có lớp phủ lớp vảy nhỏ dạng hạt. Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ. Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt.
- Đuôi chiếm 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 – 9 khúc xám xen 6 – 9 khúc vàng nhạt, khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.
- Chân 5 ngón có vuốt (trừ 1 ngón không có). Các ngón chân có tính bám dính tốt
- Tắc kè thường sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối.
- Tắc kè có thân hình khá lớn (đứng thứ hai trong chi Tắc kè), con đực có thể dài tới 30-40cm, con cái 20–30 cm, với trọng lượng dao động 150-300g. Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhất đã được ghi nhận sống đến 18 năm.
Chăm sóc Tắc Kè Hoa như thế nào?
Là loài đến từ những khu rừng có lượng mưa dồi dào, bạn nên phun nước cấp ẩm cho Tắc kè vài lần mỗi tuần là cần thiết để giữ cho chúng không bị khô và nước uống. Nhiệt độ trong lồng từ 18 độ C ban đêm và duy trì 21 độ vào ban ngày.
Tắc kè Hoa có ngoại hình bắt mắt, dễ thu hút ánh nhìn nhưng khá hung dữ. Chúng thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà. Tắc kè hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, còn vào thời kỳ lạnh giá chúng ẩn nấp trong tổ, nhịn ăn và ngủ đông.
Tắc Kè Hoa khi bị nắm lấy đuôi, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát. Cũng giống như thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh đuôi khác. Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc. Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.
Với tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi khác. Bạn nên xây dựng chuồng nuôi cao ráo, thoáng và nhiều không gian để Tắc Kè dễ dàng di chuyển trên tất cả không gian sàn và thẳng đứng. Chuồng nuôi bằng kính hoặc lưới sắt mắt cáo đường kính mắt lưới 0,3cm. Bên trong chuồng đặt vài cây gỗ hoặc ống tre nứa cho chúng leo trèo và đẻ trứng.
Chỉ cần cho chúng ăn uống tốt là chúng tự sinh sản và phát triển rất tốt. Khi tắc kè được 6 đến 7 tháng tuổi đạt trọng lượng khoảng 80g trở lên thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng đẻ một lần mỗi lần đẻ từ 2 đến 5 trứng. Chúng đẻ liên tục trong nhiều năm, trứng bám vào vách tường hoặc thân cây sau 2 đến 3 tháng thì nở.
Tắc Kè Hoa ăn gì?
Thức ăn chính của tắc kè là các loại côn trùng và sâu bọ như Tắc kè ăn các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, trùn quế, sâu, mối, nhện… Gián là một trong những con mồi mà chúng đặc biệt yêu thích.

Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm và là kẻ săn mồi trong bóng tối rất đáng gờm. Vì lý do đó, một số người ở miền nam Florida, Mỹ đã thả chúng trên nhà của họ để kiểm soát sâu bệnh. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng cũng sẽ nuốt chửng những con bọ lớn khác và nhiều con có thể ăn được chuột nếu được huấn luyện.