Thằn lằn cổ vằn – Collared lizard

Crotaphytus Collaris

  • Họ: Crotaphytidae
  • Kích thước con trưởng thành:  20 cm đến 38 cm
  • Phân bố: Mexico và miền trung nam Hoa Kỳ bao gồm Missouri, Arkansas, Oklahoma, Texas, Arizona, New Mexico, Colorado và Kansas
  • Môi trường sống: các vùng khô, mở
  • Tuổi thọ nuôi nhốt: từ 5 đến 8 năm
  • Độ nguy hiểm:
  • Mức độ chăm sóc: nâng cao

Giới thiệu về thằn lằn cổ vằn

Thằn lằn cổ vằn (Crotaphytus Collaris), còn được gọi là thằn lằn cổ vằn miền Đông (Eastern Collared Lizard), thằn lằn Oklahoma (Oklahoma collared lizard,), thằn lằn đầu vàng (yellow-headed collared lizard ) hay The common collared lizard , là một loài thằn lằn Bắc Mỹ có kích cỡ trung bình. Chúng thường dài từ 20 đến 38cm và nổi bật với màu sắc sặc sỡ đặc trưng.

Đặc điểm hình dạng 

  • Các con thằn lằn cổ vằn đều mang sọc đen trắng ở viền cổ và phần vai.
  • Con đực thường có thân màu xanh lam trong khi ở con cái hầu hết là màu nâu nhạt. Cả con đực và con cái của loài này đều có cái đầu màu vàng khá to và phần bụng nhạt màu.
Con đực thường có thân màu xanh lam trong khi ở con cái hầu hết là màu nâu nhạt.

Đặc tính của thằn lằn cổ vằn

  • Loài này nổi tiếng với khả năng chạy trên hai chân sau và chạy nước rút tương đối nhanh.
  • Các con đực thường có tính lãnh thổ mạnh mẽ.
  • Các con thằn lằn cổ vằn sinh sản vào đầu hè, mỗi mùa sinh sản chúng thường đẻ từ 10n đến 13 quả trứng. Đa phần các con non khi nở ra đều phải tự sinh tồn và tìm kiếm thức ăn.

Chăm sóc thằn lằn cổ vằn như thế nào?

Thằn lằn cổ vằn là một loài khó chăm sóc, để chúng có thể phát triển khỏe mạnh và sống lâu thì bạn cần phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện về tự nhiên cũng như cũng cấp một chế độ ăn hợp lý. Ngoài ra bạn cũng cần theo dõi chúng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bệnh tật và chữa trị kịp thời.

Chuồng nuôi của thằn lằn cổ vằn

  • Một con thằn lằn cổ vằn có thể sinh trưởng tốt trong chuồng có kích thước 1.22 x 0.61 x 0.61m. Bạn nên xây chuồng bằng bằng gỗ và làm các lỗ thông hơi lớn để chuồng nuôi luôn thông thoáng và sạch sẽ.
  • Để đảm bảo không có quá nhiều không gian mở, nên đặt thêm trong chuồng một vài chỗ trú ẩn làm bằng gỗ cứng hoặc gỗ java.
  • Lót nền chuồng bằng hỗn hợp cát/ đất/ đất sét để giữ độ ẩm cho chuồng.
  • Thằn lằn cổ vằn cần một điểm nóng đạt 35 độ C trong ngày để sưởi ấm. Bạn nên cung cấp nhiệt độ này trên ⅓ chuồng và để phần còn lại được làm mát ở nhiệt độ phòng. Để đảm bảo nhiệt độ luôn chính xác bạn có thể sử dụng bộ điều nhiệt trong chuồng nuôi.
  • Ngoài ra nên sử dụng ống UV 10-12% mạnh, chạy ít nhất 2/3 chiều dài của vỏ bọc để cung cấp ánh sáng cho thằn lằn.

Thằn lằn cổ vằn ăn gì? 

Đối với phần lớn chế độ ăn uống, bạn nên sử dụng dế nâu bởi đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, có sẵn và giá cả vừa túi tiền. Thỉnh thoảng bạn có thể cho thằn lằn ăn một số côn trùng khác như giun sáp, gián, giun ăn, châu chấu hoặc bọ cánh cứng để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Viết một bình luận