Cự đà biển – Marine Iguana

Amblyrhynchus cristatus

  • Họ: Iguanidae
  • Kích thước con trưởng thành:  từ 50 đến 100 cm
  • Phân bố: Quần đảo Galapagos
  • Môi trường sống: đầm lầy, rừng ngập mặn và bãi biển
  • Tuổi thọ nuôi nhốt: 15 đến 20 năm
  • Độ nguy hiểm:
  • Mức độ chăm sóc: Nâng cao

Giới thiệu về cự đà biển

Cự đà biển (Amblyrhynchus cristatus), còn được gọi là cự đà nước mặn,  kỳ nhông biển hay cự đà biển Galapagos, là một loài cự đà đặc hữu của Quần đảo Galapagos (Ecuador). Loài này có kích thước trung bình, con trưởng thành thông thường đạt từ 50 đến 100 cm. Mặc dù số lượng của loài tương đối lớn và phong phú tại địa phương, tuy nhiên cự đà biển vẫn được xếp vào danh sách động vật có nguy cơ bị đe dọa và cấm nuôi nhốt.

Đặc điểm hình dạng 

  • Cự đà biển có thân hình dày và chân tay tương đối ngắn, khỏe. Con trưởng thành có một hàng gai kéo dài từ gáy, dọc theo lưng và cái đuôi phẳng hỗ trợ việc bơi lội.
  • Da có màu đen tuyền, con đực có thể chuyển sang màu xanh lục và đỏ trong mùa sinh sản
  • Đây là loài lưỡng hình giới tính, con đực trưởng thành trung bình dài hơn đáng kể và nặng gấp đôi so với con cái trưởng thành. Ngoài ra con đực còn có gai dài hơn, các đĩa xương lớn hơn trên đỉnh đầu so với con cái.

Đặc tính của cự đà biển

  • Đây là loài chủ yếu hoạt động vào ban ngày. Có khả năng lặn sâu 9m.
  • Những con cự đà biển cái đạt đến tuổi trưởng thành về mặt sinh sản trong khoảng từ 3 đến 5 tuổi, trong khi con đực thông thường mất khoảng từ 6 đến 8 tuổi. Tuổi sinh sản có thể được nhận biết dễ dàng bằng sự suy giảm đột ngột về độ dày chu kỳ phát triển của xương.
Image result for marine iguana

Chăm sóc cự đà biển như thế nào?

Hầu hết loài này được nuôi ở Công viên Quốc gia Galapagos và phần còn lại phân bố trong Khu bảo tồn biển Galapagos.

Một vấn đề sức khỏe phổ biến đối với cự đà biển là bệnh thận, thường là do mất nước. Ngoài ra chúng còn dễ bị mắc các bệnh xương chuyển hóa do thiếu Vitamin D3 hoặc bị tấn công bởi các loài động vật khác.

Cự đà biển ăn gì? 

Cự đà biển chủ yếu ăn tảo biển. Cự đà thường bơi sát đáy, ăn tảo, rong biển rồi sau đó trồi lên mặt nước thở.

Những con cự đà lớn sẽ thường lặn xuống biển để tìm thức ăn. Trái lại những con cự đà nhỏ hầu như tránh xa nước, thay vào đó là ăn tảo trên đá ở khu vực thủy triều nhằm hạn chế bị đe dọa.


Viết một bình luận