Chelonia mydas
- Họ: Chelonidae
- Kích thước con trưởng thành: Từ 0.9 đến 1.2 mét.
- Phân bố: Phổ biến ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Môi trường sống: đại dương
- Tuổi thọ: Hơn 100 năm
- Độ nguy hiểm: Đang cập nhật
Giới thiệu về Rùa Biển Xanh
Rùa Biển Xanh hay còn gọi là Đồi Mồi Dứa là một loài rùa có mặt ở hầu hết đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tên của chúng là Rùa Biển Xanh không phải do chúng ở biển mà là do dưới thân có một chất béo màu xanh. Chúng có khả năng di chuyển quãng đường dài trên biển. Có nhiều đảo gọi là Đảo Rùa bởi vì loài này tập trung làm tổ ở đó.

Dường như khá khó khăn để sở hữu, nuôi nhốt một con Rùa Biển Xanh. Chúng được liệt kê vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Lý do bởi môi trường bị phá hoại và con người đánh bắt tiêu thụ thịt và trứng. Hiện nay việc nuôi nhốt loài này ở các quốc gia đều được coi là trái phép.
Đặc điểm hình dạng của Rùa Biển Xanh
- Tên của chúng là Rùa Biển Xanh không phải do chúng ở biển. Mà là do dưới thân có một chất béo màu xanh.
- Chúng có một cơ thể phẳng phiu và các chi như mái chèo giúp chúng bơi lội tốt.
- Mõm của loài này rất ngắn và mỏ không lộ rõ. Điều này giúp phân biệt loài này với các loài khác cùng họ.
- Hầu hết thân đều có màu nâu sẫm tới ô liu, càng lớn càng có xu hướng nâu hoàn toàn.
- Một bên cạnh của mai có răng cưa, có hoa văn đa dạng màu sắc thay đổi theo thời gian.

Đặc tính của Rùa Biển Xanh
- Gần như cả cuộc đời của chúng đều đắm mình dưới nước. Chúng chỉ ra khỏi nước khi làm tổ.
- Loài này bơi nhanh dưới nước và bò chậm chạp trên đất liền. Và gần như chúng không có ý thức phòng bị với mọi sự tấn công.
- Chúng bơi dưới nước trong 4 – 5 phút rồi ngoi lên thở 1 – 3 giây. Nhưng chúng cũng có thể ngủ dưới nước một vài giờ.
- Đặc biệt là chúng không thể rút đầu vào vỏ như nhiều loài khác.
Rùa Biển Xanh ăn gì?
Rùa Biển Xanh chủ yếu là ăn cỏ. Các con trưởng thành sẽ ăn thực vật biển còn các con non thường ăn tạp hơn từ sứa, giun, ốc đến cả động vật hai mảnh vỏ.
