Malacochersus tornieri
- Họ: Testudinidae
- Kích thước con trưởng thành: Lên đến 18 cm
- Phân bố: Nam Kenya và bắc Tanzania.
- Môi trường sống: Các khu vực nhiều đá và các mỏm đá biệt lập.
- Tuổi thọ nuôi nhốt: 20-30 năm
- Độ nguy hiểm: Đang cập nhật
- Mức độ chăm sóc: Trung bình
Giới thiệu về Rùa Bánh Kếp
Rùa rùa là 1 trong số 53 loài rùa sống ở châu Phi (nơi chúng đạt được sự đa dạng lớn nhất), Bắc Mỹ (nơi có 4 loài cư trú), Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á. Rùa Bánh Kếp sống ở những khu vực biệt lập. Loài này thường khó tìm kiếm ở các cửa hàng mà thường đánh bắt từ tự nhiên. Chúng có tỷ lệ sinh sản rất thấp nên không phải là loài được phổ biến rộng rãi.
Đặc điểm hình dạng của Rùa Bánh Kếp
- Chúng được gọi là Rùa Bánh Kếp bởi thân hình kỳ lạ trông như một chiếc bánh kếp.
- Mai rùa khá mỏng, phẳng và cực kỳ mềm dẻo.
- Phần xương dưới yếm của rùa khác mỏng, không rắn chắc như các loài rùa khác. Điều đó khiến cân nặng của chúng nhẹ hơn và di chuyển cũng nhanh hơn.
- Mai màu nâu còn yếm màu vàng nhạt với các đường viền nâu sẫm.

Đặc tính của Rùa Bánh Kếp
- Loài này hoạt động chủ yếu vào sáng sớm và chiều muộn.
- Chúng leo trèo giỏi tựa như vận động viên leo núi, nhưng hiếm khi xa nhà. Nhà của chúng thường là những kẽ hở hẹp ở mỏm đá.
- Trong mùa giao phối, con đực chiến đấu lẫn nhau để tiếp cận con cái. Cho nên con đực càng lớn càng khỏe thì càng có nhiều cơ hội.
- Mùa giao phối diễn ra vào từ tháng 1 – 2 và đẻ trứng vào tháng 6 – 8.

Chăm sóc Rùa Bánh Kếp như thế nào?
Rùa Bánh Kếp được xếp vào danh sách một trong những loài rùa dễ bị tổn thương. Nhưng chúng yên tĩnh và ít vận động. Nên một môi trường an toàn và yên tĩnh giúp duy trì tuổi thọ cho rùa.
Chuồng nuôi của Rùa Bánh Kếp
- Bạn có thể nuôi rùa trong một bể từ khoảng 75 lít.
- Cách tốt nhất chính là giả lập môi trường tự nhiên chúng quen thuộc. Bằng những hang đá hẹp để chúng chui vào đó.
- Đất sử dụng xơ dừa hoặc đất rêu, mềm để chúng đào tổ sinh sản.
- Nhiệt độ trung bình duy trì từ 21 – 27 độ C. Trong bể cần lắp một đèn sưởi và một đèn UVB để rùa phơi nắng.
- Bạn nên để sẵn trong chuồng một khay nước và thảm thực vật tươi.

Rùa Bánh Kếp ăn gì?
Rùa Bánh Kếp chỉ ăn các loại rau xanh đậm, ru củ và các loại trái cây giàu chất xơ. Ngoài ra chúng cũng ăn côn trùng nhưng ăn rất hạn chế vì thức ăn giàu protein (các sản phẩm từ thịt) có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương gan và thận của rùa.