Rùa Núi Vàng – Elongated Tortoise

Rùa Núi Vàng- Elongated Tortoise

Indotestudo elongata

  • Họ: Testudinidae
  • Kích thước con trưởng thành: 30-36cm
  • Phạm vi sinh sống: Nepal, India, Burma, Thailand, Peninsular Malaysia, Lào, Cambodia, Việt Nam, và phía Nam Trung Quốc.
  • Môi trường sống:Rừng nhiệt đới ẩm và đồng cỏ.
  • Tuổi thọ nuôi nhốt: Hơn 20 năm
  • Độ nguy hiểm:Chưa cập nhật
  • Mức độ chăm sóc: Trung cấp

Giới thiệu về Rùa Núi Vàng

Đặc điểm hình dạng

  • Đầu của nó có nhiều tấm sừng, màu vàng thẫm
  • Mai có màu vàng và gồ cao, thuôn dài
  • Giữa mỗi tấm vảy có đốm đen
  • Phía trước yếm thẳng, phía sau yến lõm sâu
  • Yếm màu vàng với các đốm đen
  • Chân hình trụ và không có màng
  • Một con trưởng thành có thể dài 30 cm và nặng khoảng 3,5 kg
  • Đuôi con đực thường lớn hơn so với con cái
  • Thân hình con đực sẽ nhỏ hơn so với con cái

Đặc tính của Rùa Núi Vàng

  • Rùa cái thường đẻ trứng vào tháng 10-11 trong năm, chúng thường vùi trứng dưới bãi cát
  • Mỗi lứa đẻ khoảng 4-5 trứng nên tỉ lệ phát triển giống nòi là thấp
  • Kích thức của trứng là trung bình khoảng 4-5 cm
  • Loài nhiệt đới này không thể sống được ở vùng khí hậu lạnh
  • Rùa Núi Vàng ngủ rất nhiều. Các bạn ấy thường len lỏi vào các góc tối, các khu vực kín trong nhà hay trong chuồng để ngủ. Trong khi các bạn ấy ngủ thì bạn đừng làm phiền hay đánh thức rùa dậy nhé. Rùa ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe của các bé ấy.

Chăm sóc rùa Núi vàng

Rùa Núi Vàng từng được khai thác săn bắt với số lượng rất lớn, tuy nhiên số lượng loài rùa này thời gian gần đây đã giảm đi đáng kể do hệ quả của việc săn bắt bừa bãi, loài động vật này đang dần đến bờ tuyệt chủng. Vì vậy, chúng ta có nhiệm vụ phải bảo vệ và phát triển nòi giống của rùa núi vàng. Nhiều nơi cố gắng nhân giống rùa trong điều kiện nuôi nhốt song khả quan chưa cao do đặc tính sống trong môi trường rừng núi nhiệt đới ẩm ướt và dễ bị nhiễm ký sinh trùng nên chúng sẽ khó để thích nghi với kiểu mô hình nuôi nhốt khác với môi trường tự nhiên.

Chuồng cho Rùa Núi Vàng như thế nào?

Rùa vàng thích hợp với chuồng ngoài trời, nhưng cũng có thể sống trong nhà với một chiếc chuồng nhỏ, các bé ấy khá dễ tính, đặt đâu cũng sống được. Nếu bạn muốn cho Rùa một “mái nhà” riêng thì sàn của chuồng nên được phủ lớp lá cây, vụn cây hoặc mùn dừa để tạo không gian sinh sống thoải mái như trong thiên nhiên. Mùn dừa rẻ lại an toàn và sạch sẽ. Nếu chú rùa của bạn có trót ăn phải mùn dừa cũng không cần phải lo lắng vì mùn dừa thân thiện với môi trường và an toàn đối với cơ thể rùa. Cơ thể rùa sẽ tự đào thải mùn ra ngoài theo đường tiêu hóa. Mỗi tháng, bạn mang mùn lót ổ ra ngoài trời phơi nắng một lần cho khô ráo. Sau đó có thể sử dụng lại mùn dừa cũ đã phơi.

Là loài bò sát, không thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể bên trong, chúng đòi hỏi chuồng nuôi phải được bố trí nhiều khu vực khác nhau có cả ánh mặt trời và bóng râm. Điều quan trọng là cung cấp một môi trường ẩm nhưng không quá ướt để tránh phát sinh vi khuẩn có hại gây bệnh cho Rùa..

Rùa núi vàng ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn cho loài rùa này rất giống với các loài rùa sống trong rừng khác ở chỗ thức ăn chính của chúng là rau xanh và bổ sung các loại trái cây có thịt như lê, táo và các loại quả mọng khác nhau. Nhưng ăn rau nhiều không đủ phục vụ chế độ dinh dưỡng, chúng nhiều khi cũng ăn côn trùng, ăn thịt, ốc sên, trứng và các loại thực phẩm khác

Chúng cần nguồn nước liên tục, để tắm và uống. Nếu có thể hãy đặt bể nước cạn ở khu vực rùa Núi Vàng sinh sống. Bạn cũng cần chú ý đến sức khoẻ chú thú cưng của mình. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện đáng ngờ hoặc Rùa có dâú hiệu bị bệnh do ký sinh trùng nào hãy mang chúng đến bác sĩ thú y để được thăm khám và được điều trị đúng cách.

Care Sheet

Lựa chọn thức ăn cho rùa Núi Vàng

Cách nuôi rùa Núi Vàng chi tiết nhất

Phòng và trị bệnh ở rùa núi vàng

1 bình luận về “Rùa Núi Vàng – Elongated Tortoise”

Viết một bình luận