Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ – Red-tailed Boa Constrictor

Boa constrictor constrictor

  • Họ: Boidae
  • Kích thước con trưởng thành: Từ 1,8 đến 3,6m 
  • Phân bố: Được tìm thấy rộng rãi trên khắp miền Bắc và miền Trung Nam Mỹ, phía đông dãy núi Andes
  • Môi trường sống: Các khu rừng nhiệt đới rậm rạp, ẩm ướt, gần khu dân cư
  • Tuổi thọ nuôi nhốt: Hơn 20 năm
  • Độ nguy hiểm:
  • Mức độ chăm sóc: Trung cấp

Giới thiệu về trăn Nam Mỹ đuôi đỏ

Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ (Red-tailed Boa Constrictor) hay còn có tên khác là trăn đuôi đỏ, Trăn Red Tail Boa- một loài trăn có kích cỡ trung bình không có nọc độc và ít gây hại cho con người hơn loài trăn gấm (pythons). Với hoa văn đặc sắc và khả năng thích nghi tốt với môi trường nuôi nhốt, các con trăn Nam Mỹ đuôi đỏ hiện đang rất nổi tiếng và được yêu thích trong nền thương mại thú cưng.

Đặc điểm hình dạng

  • Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ có màu sắc và hoa văn thay đổi tùy thuộc vào khu vực sinh sống. Tuy nhiên về cơ bản đa số chúng mang màu nâu, xám hoặc kem với hoa văn hình yên ngựa. Càng gần phía đuôi, các hoa văn này càng trở nên rõ ràng và dày đặc hơn.
  • Một số cá thể có biểu hiện rối loạn sắc tố, chẳng hạn như bạch tạng. Mặc dù những cá thể này rất hiếm trong tự nhiên, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt chúng rất phổ biến do được lai tạo có chọn lọc.
  • Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ có biểu hiện dị hình giới tính rõ ràng. Các con cái thường lớn hơn con đực cả về chiều dài và chu vi. Tuy nhiên con đực lại có đuôi dài hơn để chứa Hemipenes.
  • Trăn đuôi đỏ thường có kích cỡ nhỏ hơn trăn gấm. Trăn đuôi đỏ trưởng thành lớn nhất dài 3,6m trong khi trăn gấm trưởng thành có thể dài tới 6,5m. Bên cạnh đó thì trăn gấm có hoa văn hình lưới khác với trăn đuôi đỏ.

Đặc tính của trăn Nam Mỹ đuôi đỏ

Image result for Red-tailed Boa Constrictor
  • Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ thường sống đơn độc và không tương tác với bất kỳ loài rắn nào khác trừ khi chúng muốn giao phối. Chúng chủ yếu về đêm, nhưng cũng có thể hoạt động vào ban ngày khi nhiệt độ ban đêm quá thấp.
  • Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ tấn công ngay lập tức khi nhận thấy một mối đe dọa. Vết cắn của chúng có thể gây đau đớn, đặc biệt là từ những con trăn Nam Mỹ lớn, nhưng hiếm khi gây nguy hiểm cho con người.
  • Giống như tất cả các loài rắn và trăn Nam Mỹ khác , trăn Nam Mỹ đuôi đỏ hạn chế hoạt động trong chu kỳ lột da. Do đó vào thời kỳ này chúng thường phòng thủ nhiều hơn.
  • Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ là loài đẻ con thay vì đẻ trứng như các loài rắn khác. Chúng thường sinh sản vào mùa khô khoảng giữa tháng 4 và tháng 8.

Chăm sóc trăn Nam Mỹ đuôi đỏ như thế nào? 

Đây là một loài trăn lớn, mạnh mẽ, sống lâu khi chúng lớn chi phí cho chúng ăn cũng tăng cao lên đông thời chuồng nuôi cũng to lơn, thời gian làm sạch chuồng lâu hơn chính vì thế trước khi mua trăn về nuôi các bạn nên cân nhắc kỹ.

Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ thường mắc các bệnh phổ biến như thối vảy, phồng rộp da, các bệnh về đường hô hấp hay nghiêm trọng nhất là nhiễm virus IBD. Đây là loại virus gây tử vong, tương tự như HIV ở người. Do đó bạn cần đưa chúng đi khám thú y ngay khi thấy có các dấu hiệu bất thường.

Chuồng nuôi của trăn Nam Mỹ đuôi đỏ

  • Trăn đuôi đỏ không cần không gian sống quá rộng rãi . Một bể có kích thước khoảng 2,4×1,2×1,2m là thích hợp cho một con trăn Nam Mỹ trưởng thành. Cần lưu ý chuồng nuôi phải có khóa hoặc chốt chắc chắn để đảm bảo an toàn cho chúng cũng như những người xung quanh.
  • Nên lót nền bằng các chất dễ làm sạch như khăn giấy, bìa… Ngoài ra bạn cũng cần đặt một số hộp ẩn để chúng cuộn mình bất cứ khi nào chúng muốn.
  • Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ đến từ môi trường nhiệt đới, do đó bạn nên duy trì độ ẩm cần thiết trong chuồng. Chúng cũng cần một bát nước lớn để vừa uống vừa ngâm.
  • Nên duy trì nhiệt độ đáy chuồng khoảng 32 đến 35 độ C. Khu vực còn lại có thể giứ ở mức trên 26 độ vào ban ngày và hạ xuống dưới 26 độ vào ban đêm.
  • Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ không cần nguồn sáng UVB mạnh, nhưng nếu bạn muốn cung cấp ánh sáng trăn Nam Mỹ bổ sung vào ban ngày thì đèn UVB là một lựa chọn tuyệt vời. 

Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ ăn gì? 

Trăn Nam Mỹ đuôi đỏ chủ yếu ăn chuột và các loài gặp nhấm khác. Bạn cần lưu ý không cho chúng ăn trong chuồng nuôi, thay vào đó đưa chúng đến một khu vực chuồng kín sau đó mới cho ăn. Điều này sẽ làm giảm khả năng chúng nghĩ rằng bạn là thức ăn và vô tình cắn bạn hoặc tự ăn chất nền trong chuồng nuôi.

Viết một bình luận