SIDEWINDER- Rắn Đuôi Chuông

  • Tên khoa học:Crotalus cerastes
  • Họ:Viperidae
  • Kích thước con trưởng thành: 50cm đến 75 cm
  • Nơi sinh sống: Đông Nam California, phía Nam đến Tây Nam Arizona và vùng Tây Bắc Mexico.
  • Môi trường sống: bãi cát, cồn cát và sườn đồi thấp với hỗn hợp cát và sỏi
  • Tuổi thọ nuôi nhốt: Hơn 20 năm
  • Nguy hiểm: chưa cập nhật
  • Cấp độ chăm sóc: cao cấp

GIỚI THIỆU VỀ RẮN ĐUÔI CHUÔNG

Rắn đuôi chuông hay rắn chuông hay rắn rung chuông với đặc điểm chung là cái đuôi của chúng có thể rung và kêu lên khi di chuyển. Rắn chuông thích sống ở những vùng sa mạc hoặc rừng, thảo nguyên khô. Phần lớn thời gian chúng ở trong hang nhưng đôi khi, bạn có thể thấy chúng nằm phơi nắng ở nơi quang đãng. Nếu bắt gặp con người, chúng sẽ lẩn tránh, chỉ tấn công khi cảm thấy bị đe dọa đến tính mạng.

Đặc điểm rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông sở hữu thân mình khá to lớn, con trưởng thành lớn nhất thế giới dài hơn 2 mét, nặng từ 5 – 7 kg.

  • Rắn đuôi chuông được mọi người biết đến là loài rắn có vảy cứng ở đỉnh đầu.
  • Lớp da của chúng màu nâu, lưng đốm với nhiều chấm, hoa văn hoạt tiết khác nhau tùy loài và môi trường sống và sự di chuyển thấp thoáng lờ mờ trên những bãi cát mềm.
  • Cổ thuôn theo thân mình, không hề phình ra khi muốn đe doạ hoặc tấn công con mồi.
  • Đuôi khác biệt hẳn so với thân mình, gồm những vòng tròn nhỏ nối tiếp nhau, được cấu tạo từ keratin và rỗng ở bên trong, nhỏ dần về cuối đuôi. Khi rung đuôi, tiếng rắn chuông kêu sẽ phát ra do lớp sừng cứng (keratin) va chạm vào nhau.

Đặc tính của rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông di chuyển theo chiều ngang. Chúng thường sống ở những nơi có không gian mở (rộng) như những bãi cát, cồn cát và sườn đồi thấp với hỗn hợp cát và sỏi. Chúng rất khó thích nghi cũng như sống ở những nơi có độ ẩm cao (sông, hồ, đầm…) nếu ở những nơi có độ ẩm cao rắn đuôi chuông sẻ mắc bệnh phồng rộp về da.

Rắn đuôi chuông lột da khoảng 5 – 6 lần/năm, sau mỗi lần như vậy lớp đuôi của chúng lại dày thêm một chút, tiếng kêu cũng to hơn. Chúng cũng sở hữu bộ hàm cứng và 2 chiếc răng nanh nhọn hoắt ở hàm trên để truyền nọc độc đến nạn nhân.

Khác với phần lớn các loài rắn, rắn chuông không đẻ trứng mà lại đẻ con trực tiếp. Chúng thực hiện giao phối, sinh sản trong khoảng tháng 1 – tháng 3. Sau khi sinh sản, rắn cái thường bị mất năng lượng và chúng ăn thịt đồng loại để hồi phục, chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản sau.

Rắn đuôi chuông không đẻ trứng mà đẻ con trực tiếp
Rắn đuôi chuông không đẻ trứng mà đẻ con trực tiếp

Chăm sóc Rắn đuôi chuông 

Các con rắn đuôi chuông được bắt từ tự nhiên hoang dã bị nhiễm ký sinh trùng nặng và phải được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ cũng như các loài ký sinh trùng khác. Rắn đuôi chuông nên được nuôi nhốt trong chuồng nuôi có thể tích 75 lít và thoáng khí. Lồng nuôi có thể từ hộp nhựa hoặc hộp bằng kính trong có lưới đậy/nắp đậy thoáng khí.

Loại đất được sử dụng phải là cát khô hoặc bất cứ thứ gì tương tự giữ được sự khô thoáng và không ẩm ướt. Đặt vào chuồng nuôi 1 bát nước nhỏ và khoảng 2 đến 3 tuần thì thay 1 nước lần vì rắn đuôi chuông sẽ lấy nước từ thức ăn thay vì chúng uống. Những sự cố tràn nước trong chuồng nuôi có thể gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng đối với rắn đuôi chuông. Nhiệt độ trong lồng nuôi nên được duy trì trong khoảng từ 27- 32 độ C, có thể đặt vào chuồng nuôi một phiến đá sưởi dưới lớp cát và đèn sưởi.

Thức ăn của Rắn đuôi chuông

Trong tự nhiên, chúng hầu như luôn luôn được tìm thấy gần hang của những động vật gặm nhấm. Loài rắn độc sa mạc này khá lười biếng, chúng thường không chủ động đi tìm kiếm thức ăn mà sẽ nằm sẵn trong hang chờ con mồi đi qua thì rình và cắn. Con mồi sẽ bị giết chết nhanh chóng bởi nọc độc. Nếu con mồi bị cắn di chuyển trước khi bị chết, rắn đuôi chuông có thể đi theo mùi của nó.

Rắn đuôi chuông trong tư thế tấn công con mồi

Thức ăn ưa thích của chúng là các loài chim, chuột, bò sát nhỏ, rất hiếm khi chúng ăn thịt đồng loại của mình. Rắn đuôi chuông nuôi kiểng thường hay ăn thằn lằn (Hemidactylus turcicus) vì là giống thằn lằn dễ dàng tìm kiếm. Khi cho rắn đuôi chuông ăn nên cho ăn thằn lằn khi còn đông lạnh hoặc rã đông để giảm các loại ký sinh trùng mang bệnh truyền nhiễm. Rắn đuôi chuông khi bắt đầu tập ăn thằn lằn, bạn có thể lừa chúng ăn bằng cách đặt tắc kè con hoặc đuôi tắc kè vào miệng của con chuột.

Rắn chuông có độc hay không?

Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Nọc độc của rắn chuông được xếp vào top những loại độc nguy hiểm nhất trên thế giới. Nó có khả năng tấn công bằng ⅔ chiều dài của cơ thể. Rắn chuông chưa trưởng thành lại nguy hiểm hơn con đã trưởng thành, do nó không có khả năng kiểm soát lọc độc tiêm vào cơ thể kẻ thù.

Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của rắn đuôi chuông có thể dẫn tới tử vong cho con người. Rắn đuôi chuông ăn các loài chim và loài gặm nhấm, do đó chúng đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc hạn chế dân số loài gặm nhấm phá hoại mùa màng và ổn định.

Rắn đuôi chuông có vết cắn mạnh gây nguy hiểm và chúng là loài rắn có tốc độ tấn công cao, vì vậy phải đề cao cảnh giác và có những biện pháp phòng.

Viết một bình luận