Bitis nasicornis
- Họ: Viperidae
- Kích thước trưởng thành: Tổng chiều dài từ 0,72 đến 1m
- Phạm vi: Chủ yếu ở châu Phi, châu Á
- Môi trường sống: Thường xuất hiện ở những khu vực có rừng
- Tuổi thọ nuôi nhốt: 8 đến 12 năm
- Nguy hiểm:
- Cấp độ chăm sóc: Nâng cao
Giới thiệu về rắn tê giác
Rắn Tê giác (Rhinoceros Viper) hay còn gọi là Gabino Viper, được biết đến với màu và sừng nổi bật cùng thân hình “đồ sộ” đôi khi khiến người đối diện tưởng nhầm là một chú trăn bông. Mặc dù có hoa văn khá bắt mắt, tuy nhiên nọc của chúng rất độc chính vì vậy loài này không quá phổ biến trong nền thương mại thú cưng.

Đặc điểm hình dạngRắn Tê Giác – Rhinoceros ViperĐặc điểm hình dạng
- Rắn tê giác có đầu hẹp, phẳng, hình tam giác và tương đối nhỏ so với phần còn lại của cơ thể, cổ mỏng.
- Đỉnh đầu có màu xanh lam hoặc xanh lá cây, được phủ một dấu mũi tên màu đen riêng biệt.
- Điểm đặc biệt của rắn tê giác là chúng có hai hoặc ba vảy giống như sừng ở mũi, vảy ở giữa khá dài. Đôi mắt nhỏ và hướng về phía trước. Răng nanh không lớn,hiếm khi dài hơn 1,5 cm.
- Bụng có màu xanh xỉn đến trắng ngần. Phần lưng chúng mang màu xám hoặc nâu nổi bật với hoa văn hình đồng hồ cát tương tự như rắn Gaboon. Tuy nhiên thì hoa văn của rắn tê giác pha trộn nhiều màu sặc sỡ hơn.
- Con cái thường phát triển lớn hơn con đực.

Đặc tính của rắn tê giác
- Hoạt động chủ yếu về đêm, ban ngày chúng ẩn náu vào trong các lỗ xung quanh cây rỗng hoặc hốc rừng.
- Rắn tê giác di chuyển chậm, nhưng có khả năng tấn công nhanh. Chúng thích săn mồi bằng cách phục kích.
- Ở Tây Phi, loài này thường sinh từ 6 đến 38 con trong khoảng tháng 3, tháng 4 vào đầu mùa mưa. Mỗi con non có chiều dài từ 18 đến 25 cm.
Chăm sóc rắn tê giác như thế nào?
Rắn tê giác là loài bò sát có độc tính mạnh nên khi tiếp xúc gần phải hết sức cẩn thận để tránh gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh. Ở môi trường có độ ẩm cao loài rắn này có thể sinh sản và phát triển rất tốt.

Chuồng nuôi của rắn tê giác
- Đối với các con vật lớn và có độc tính như rắn tê giác bạn nên nhốt chúng trong các chuồng được làm từ nhôm, kiếng, gỗ…và đảm bảo có khóa chắc chắn để chúng không thể thoát ra ngoài.
- Kích thước thích hợp của chuồng nuôi là 1,2×0,6×0,6m. Ngoài ra trong chuồng cần có cây leo và một vài khúc gỗ cho rắn ẩn mình.
- Rắn tê giác thích đào hang ẩn nấp do đó nên lót nền chuồng bằng mùn khô ở độ sâu từ 0,1 – 0,15m.
- Đảm bảo chuồng luôn được giữ mát, tối. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh chuồng nuôi.
- Nhiệt độ chuồng nuôi không được vượt quá 24 độ C và không thấp hơn 21 độ C. Độ ẩm thích hợp nhất từ 60% – 70%.

Rắn tê giác ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của rắn tê giác là những động vật có vú nhỏ, cóc, ếch thậm chí là cá. Trong điều kiện nuôi nhốt bạn nên thay thế những con mồi này bằng chuột hoặc cá.