Ophiophagus hannah
- Họ: Elapidae
- Kích thước con trưởng thành: Thường dài từ 3,6 đến 4,2m, với kỷ lục hơn 4,8m.
- Phân bố: Được tìm thấy rộng rãi ở Nam Á, từ Pakistan và Ấn Độ đến Trung Quốc và phần lớn Đông Nam Á.
- Môi trường sống: Thường được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau nhưng loài này có xu hướng thích sinh sống ở những khu rừng mở và đồng cỏ gần nước hoặc gần các khu dân cư.
- Tuổi thọ nuôi nhốt: 12 đến 20 năm
- Độ nguy hiểm: Nguy hiểm
- Mức độ chăm sóc: Nâng cao
Giới thiệu về rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa hay thường gọi là rắn hổ mây, là một loài rắn độc phổ biến ở Nam Á. Chúng là loài rắn dài nhất hành tinh, với chiều dài ghi nhận được lên tới hơn 7m. Cơ thể nhanh nhẹn, thông minh và cực kỳ nguy hiểm khi nọc độc của Hổ mang chúa xếp vào hàng độc bậc nhất thế giới.

Rắn hổ mang chúa bị săn bắt trái phép rất nhiều với mục đích buôn lậu động vật quốc tế, do đó chúng được liệt kê vào danh sách các loài bị đe dọa tại phụ lục II trong Công ước CITES.
Đặc điểm hình dạng
- Rắn hổ mang chúa là loài dị hình giới tính, các con đực thường đạt kích thước lớn hơn so với con cái.
- Màu sắc: Tùy theo môi trường sinh sống mà rắn hổ mang chúa có màu da khác nhau: từ đen chì, oliu nâu đến xám nâu, trắng xám. Các cá thể sống nơi có nhiều ánh sáng có màu sáng hơn so với cá thể sống nơi có ít ánh sáng. Phần bụng có màu kem hoặc vàng nhạt, vảy mịn. Phần cổ có màu vàng sáng hoặc màu kem. Mặt lưng chúng có các vạch trắng mỏng trải dài dọc cơ thể.
- Mắt: đôi mắt đen tròn sáng, mi mắt trong suốt. Rắn hổ mang chúa không bao giờ chớp mắt, rất hữu dụng khi săn mồi. Khi bị trầy xước, lớp mi này nhanh chóng bong tróc và được thay thế bằng một lớp khác.
- Mang: Khi Hổ mang chúa phồng mang, bành rộng phần cổ ra do nếp gấp của lớp da lỏng lẻo hai bên cổ. Rắn phồng mang rộng ra khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động, xương sườn kéo dài, mở rộng vùng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình dạng như mui xe phía trước cơ thể. Với cách này, rắn hổ mang chúa sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn bình thường rất nhiều, giúp rắn uy hiếp kẻ thù.
- Vảy: Vảy trên lưng nhỏ và tròn, còn vảy dưới bụng dài, rộng, căng ra toàn bộ chiều rộng bụng rắn và xếp thành một cột duy nhất theo chiều hướng xuống.
- Răng và cấu trúc xương: Rắn trưởng thành có phần đầu khá to lớn và đồ sộ. Loài rắn này có thể mở rộng quay hàm nuốt mồi lớn nhờ hai xương khớp nối lỏng lẻo nhau tại hàm dưới. Sở hữu cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng kèm theo hệ thống tiết nọc độc vào con mồi.

Đặc tính của rắn hổ mang chúa
- Rắn hổ mang chúa sống trên mặt đất, nhưng leo cây và bơi lội rất giỏi. Tuy có kích thước lớn nhưng tốc độ di chuyển của rắn hổ mang chúa khá nhanh.
- Rắn hổ mang chúa là một loài rắn độc khá nguy hiểm và nhanh nhẹn. Nếu bị tấn công hoặc khiêu khích, chúng có thể trở nên hung dữ. Một vết cắn của chúng đủ mạnh để giết chết một người trưởng thành trong 15 phút nếu không được chữa trị kịp thời.
- Chu kỳ lột da của rắn hổ mang chúa trưởng thành khoảng 4 – 6 lần trong năm, rắn con lột da mỗi tháng. Thông thường, khi sống gần khu dân cư, đến thời kỳ lột da, rắn hổ mang chúa sẽ tìm đến các nhà dân(nhất là nhà bếp), để tìm kiếm thức ăn và sưởi ấm. Do đó, người dân rất dễ gặp nguy hiểm nếu tiếp xúc với rắn và bị rắn cắn theo phản xạ tự vệ.
Chăm sóc rắn hổ mang chúa như thế nào?
Rắn hổ mang chúa có nọc độc mạnh nên bạn có thể gặp nguy hiểm nếu không biết cách chăm sóc. Loài rắn này chỉ thật sự phù hợp với những người huấn luyện rắn hoặc những người đã có kinh nghiệm chăm sóc rắn lâu năm.

Chuồng nuôi của rắn hổ mang chúa
- Một con rắn hổ mang chúa cần chuồng nuôi có chiều rộng tối thiểu 1.52m, dài 3m và đủ cao để một người có thể đứng thoải mái trong quá trình cho ăn và vệ sinh. Bên cạnh đó nên sử sử dụng loại chuồng có khóa chắc chắn và kín, đồng thời đặt thêm một hộp chuyển đổi trong chuồng.
- Nên lót nền bằng các chất khô ráo, dễ làm sạch như vụn vỏ cây, xơ dừa,…
- Trong chuồng cần đặt một bồn nước lớn cho rắn vừa uống vừa ngâm và một vài đồ trang trí như cành cây, hang trú ẩn, thảm thực vật,….
- Giữ nhiệt độ chuồng trong khoảng 29 đến 35 độ C, có thể giảm một vài độ vào ban đêm.

Rắn hổ mang chúa ăn gì?
Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, kể cả đồng loại. Khi nuôi nhốt, bạn có thể cho chúng ăn các loài gặm nhấm có kích thước phù hợp. Tần suất ăn từ 7-10 ngày/ lần.